Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 16
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu chung
- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
- Yêu quý vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam, thông qua nhân vật Vũ Nương.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Cốt truyện,, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
- Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
b. Kĩ năng
Ngày soạn: 13/ 9/ 2013 Ngày giảng: 16/ 9/ 2013 Bài 4 Tiết 16. Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ I. Mục tiêu cần đạt 1. Mục tiêu chung - Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì. - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm. - Yêu quý vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam, thông qua nhân vật Vũ Nương. 2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức - Cốt truyện,, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. - Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ. b. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. - Kể lại được truyện. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm) IV. Các bước lên lớp 1. Tổ chức: ( 1’) lớp 9a: ; lớp 9b: 2. Kiểm tra( 5’) H. Nêu nội dung của tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triểm của trẻ em? Nhận xét về giá trị nghệ thuật của văn bản? Trả lời - HS trả lời→ GV nhận xét→ cho điểm. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động HĐ. Khởi động (1’) Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một câu chuyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được gọi là truyện Vợ chàng Trương. Truyện cổ tích chỉ thiên về kể những sự kiện dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương. Cái chết bi thảm của Vũ Nương đã làm rung động bao tâm hồn thi sĩ, và hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu văn bản để hiểu thêm về người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung HĐ2: Đọc- thảo luận chú thích * Mục tiêu - Đọc đúng văn bản. - Trình bày được những hiểu biết cơ bản về tác giả và tác phẩm. - Hiểu được một số từ ngữ khó * Cách tiến hành - GV hướng dẫn học sinh đọc: đọc diễn cảm, chú ý phân biệt các đoạn đối thoại, thể hiện được tâm trạng từng nhân vật trong từng hoàn cảnh. - GV đọc mẫu 1 đoạn →3 HS đọc tiếp → GV nhận xét → uốn nắn cách đọc. - GV cho 2 học sinh tóm tắt. + Vũ Nương sống ở nhân gian: - lấy chồng; - Xa chồng; - Nỗi oan; + Vũ Nương được giải oan và ở lại thủy cung. - Sau khi học sinh tóm tắt song, GV có thể ghi nhanh sơ đồ theo hướng hai phần kết cấu lên bảng phụ để học sinh theo dõi. Lưu ý học sinh tóm tắt để tiết sau tóm tắt văn bản tự sự tốt hơn. H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả? - HS trả lời: Nguyễn Dữ(? - ?), ông sống ở thế kỉ XVI đời Lê – Mạc, đỗ cử nhân, làm quan1 năm, cáo quan về ở ẩn tại Thanh Hóa. H. Em hiểu gì về thể loại truyền kì? HS trả lời : - Một loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc. - Viết bằng chữ Hán cốt truyện có thể dựa vào truyện dân gian. Đặc biệt là có sự kết hợp giữa các yếu tố hoang đường kì ảo với những chuyện thực trong xã hội với những cuộc đời số phận của con người Việt Nam thời trung đại. H. Các chú thích trong văn bản chú thích nào khó và quan trọng? Giải thích vì sao? HĐ 3. HDHS tìm bố cục * Mục tiêu - Nhận biết được các phần trong văn bản. - Hiểu được nội dung của từng phần. * Cách tiến hành H. Truyện có thể chia thành mấy phần? Nội dung từng phần? - HS thảo luận nhóm 4/ 3’ - Các nhóm báo cáo, nhận xét Phần 1: từ đầu → “lo liệu như với cha mẹ đẻ mình” ->Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách. Phần 2: tiếp→ “nhưng việc trót đã qua rồi”: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương. Phần 3: còn lại ->Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương ở thủy cung. Vũ Nương được giải oan. HĐ 4. HDHS tìm hiểu văn bản * Mục tiêu Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ * Cách tiến hành H. Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu là người như thế nào? H. Trong cuộc sống vợ chồng thường ngày nàng đã xử sự như thế nào trước tính hay ghen của chồng? - Gữi gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải thất hòa. H*. Em có nhận xét gì về lời kể của tác giả? - Lời kể ngắn gọn nhưng đã thể hiện phần nào thái độ của tác giả. H. Trong buổi chia tay Vũ Nương đã nói những câu gì với chồng? - Khi tiễn chồng đi lính: “Không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về”. H*. Qua câu nói của Vũ Nương giúp em hiểu thêm gì về tình cảm của nàng đối với chồng? + Lời dặn dò đầy tình nghĩa. + Cảm thông nỗi nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng. + Nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình. 31 I. Đọc và thảo luận chú thích. 1. Đọc. 2. Thảo luận chú thích a. Tác giả( sgk) b. Tác phẩm Thể loại truyện truyền kì( sgk) c.Các chú thích khác - Tư dung - Thất hòa II. Bố cục: 3 phần III.Tìm hiểu văn bản 1. Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương. - Tư dung tốt đẹp, tính tình thùy mị nết na - Luôn gữi gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải thất hòa 4. Củng cố( 1’) GV hệ thống lại bài theo nội dung học trên lớp 5. Hướng dẫn học tập ( 1’) - Về nhà học bài theo phần học ở lớp - Chuẩn bị bài: chuẩn bị tiếp các câu hỏi 2, 3, 4 sgk trong phần đọc hiểu văn bản của bài : Chuyện người con gái Nam Xương.
File đính kèm:
- tiet 16.doc