Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1, 2

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Mục tiêu chung

 - Học sinh thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một số văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác.

- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ đề “ Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại”

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Trình bày và phân tích một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 - Hiểu đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

b. Kĩ năng

 - Trình bày nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

II. CHUẨN BỊ

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Trình bày và phân tích một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Hiểu đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
b. Kĩ năng
 	- Trình bày nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
 	- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh về nơi làm việc của Bác Hồ.
2. Học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
2. Kiểm tra đầu giờ: 
 Không kiểm tra giáo viên nhắc nhở HS một số yêu cầu của môn học.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1. Khởi động (1’):Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. Đọcvà thảo luận chú thích 
* Mục tiêu
 - HS biết đọc đúng văn bản.
 - Trình bày được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm
 - Hiểu được một số từ ngữ khó.
* Cách tiến hành
GV hướng dẫn HS đọc.
- Đọc nhẹ nhàng tình cảm, phần lời 
bình đọc giọng trầm sâu lắng.
- GV đọc mẫu-> HS đọc-> GV nhận
 xét uốn nắn cho HS
- GV cho học sinh nhắc lại một số hiểu biết của học sinh về Bác đã học ở lớp 8
H. Hãy nêu xuất xứ của đoạn trích?
H.Văn bản được viết theo thể loại nào?
H. Theo em chú thích nào là khó và quan trọng? Vì sao?
- Học sinh thảo luận nhóm bàn (1’)
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt.
- Bất giác: tự nhiên, ngẫu nhiên không 
dự đoán trước.
- Đạm bạc: Sơ sài giản dị, không cầu
 kì bày vẽ 
HĐ 3. HDHS tìm bố cục
* Mục tiêu
- Nhận biết được các phần trong văn bản
- Hiểu được nội dung của từng phần
* Cách tiến hành
H. Theo em đoạn trích có thể chia 
thành mấy đoạn? Nêu nội dung của 
từng đoạn?
+ Đoạn 1: từ đầu … rất hiện đại 
- Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh
+ Đoạn 2: tiếp … tắm ao
- vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
+ Đoạn 3: Còn lại
- ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.
HĐ 4. HD tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Học sinh trình bày và phân tích được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nhận biết được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
* Cách tiến hành
HS đọc đoạn 1
H* Đoạn văn khái quát vốn tri thức văn hóa của Bác Hồ như thế nào?
 - Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh sâu rộng:
H. Bằng những con đường nào người 
có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
+ Đi nhiều, có điều kiện tiếp xúc với nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới.
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
+ có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc.
+Học trong công việc, trong lao động, ở mọi nơi mọi lúc.
H. Điều kì lạ nhất trong phong cách 
Hồ Chí Minh là gì?
- HS thảo luận nhóm 4/ 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
GV:
- Những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc văn hóa dân tộc đã trở thành một nhân cách rất Việt Nam:
+ lối sống bình dị,rất phương đông, rất Việt Nam, nhưng cũng rất mới rất hiện đại.
+Sự kết hợp hài hòa những phẩm chất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh.
H*. Vì sao có thể nói như vậy?
GV: Truyền thống và hiện đại phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân 
tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là 
sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc
 nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam 
xưa và nay. 
H. Qua tìm hiểu đoạn 1 em có nhận xét chung gì về nghệ thuật ( cách sử dụng từ ngữ) tác dụng của giá trị nghệ thuật này?
5’
7’
30’
I. Đọc và thảo luận chú thích 
1. Đọc 
2 Thảo luận chú thích
a. Tác giả và tác phẩm
- Tác giả ( SGK)
- Tác phẩm
 + Văn bản trích từ bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà
 + Thể loại: văn bản nhật dụng
b.Các chú thích khác
( sgk,T3)
.
II. Bố cục: 3 đọan 
III. Tìm hiểu văn bản 
1. Con đường hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
 Với việc sử dụng ngôn ngữ trang trọng, kết hợp tự sự và biểu cảm, tác giả cho ta thấy sự hiểu biết sâu, rộng về văn hóa các dân tộc và văn hóa thế giới đã nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.
4. Củng cố: (1’) GV hệ thống lại bài
5. Hướng dẫn học tập(1’)
+ Bài cũ
 - HS về nhà học bài cũ, theo nội dung ghi trong vở
 - Tiếp tục sưu tầm một số tư liệu về Bác
+ Bài mới
 - Đọc lại văn bản
 - Chuẩn bị tiếp các phần còn lại theo hệ thống câu hỏi sgk
Bài 1
Tiết 2, Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh
 Lê Anh Trà
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Mục tiêu chung
	- Học sinh thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một số văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
	- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác. 
- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ đề “ Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại”
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
 	- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Học sinh hiểu đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
b. Kĩ năng
 	- Trình bày nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
 	- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh về nơi làm việc của Bác Hồ.
2. Học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
2. Kiểm tra đầu giờ: 
H. Em hiểu như thế nào về con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh?
Trả lời
 Với việc sử dụng ngôn ngữ trang trọng, kết hợp tự sự và biểu cảm, tác giả cho ta thấy sự hiểu biết sâu, rộng về văn hóa các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1. Khởi động (1’):
Sau khi học sinh trả lời, gv tóm tắt và vào bài mới
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. HD tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- HS hiểu đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
* Cách tiến hành
 HS đọc đọan 2
H. Phong cách sống của bác được tác 
giả kể và bình luận trên những mặt 
nào?
- ở: Ngôi nhà sàn độc đáo, đồ đạc mộc mạc đơn sơ
- Trang phục: áo bà ba nâu, đôi dép lốp, cái quạt cọ…
- ăn: đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, cà muối…
- Sống một mình, không xây dựng gia đình, cả cuộc đời vì nuớc, vì dân.
H*. Vì sao có thể nói lối sống của Bác 
là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Bác sống giản dị trong đời sống và trong việc làm trong cả quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết ( GV có thể trích lại lời của thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ)
H. Em hãy trình bày một câu văn mà tác giả sử dụng lời bình, so sánh?
 - Chưa có vị nguyên thủ quốc gia xưa nay… thanh cao.
GV cho học sinh đọc đoạn: Tôi chỉ có
 một ham muốn … đến khi đó…
H.Qua tìm hiểu các chi tiết trên em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng và qua đó thể hiện nội dung gì?
- HS đọc đoạn cuối 
H. Cái giống và khác các vị danh nho?
- HS thảo luận nhóm 4/ 5’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV:
+ Giống các vị danh nho: không phải thần thánh hóa, tự làm cho khác đời.
+ Khác với các vị danh nho: là cách sống của một chiến sĩ lão thành, một vị chủ tịch nước linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ
H.Cách sống của Bác gợi cho các em nhớ đến các vị hiền triết nào?
GV bình hai câu thơ trong sách giáo 
khoa
H. Để làm rõ và nổi bật những nét đẹp
 và phẩm chất cao quí của phong cách
 Hồ Chí Minh, tác giả đã dùng 
những biện pháp nghệ thuật nào?
 - Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích
 và bình luận .
 - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
 - So sánh đối lập dẫn chứng thơ cổ, 
dùng từ Hán Việt.
H*. Có thể tóm tắt những vẻ đẹp của 
phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?
HĐ3.HDHS Rút ra ghi nhớ 
* Mục tiêu
- Hiểu được giá trị nghệ thuật của văn bản.
- Trình bày được những nét cơ bản về nội dung. 
* Cách tiến hành
H.Qua tìm hiểu toàn bộ văn bản em có nhận xét chung gì về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- 1 HS đọc ghi nhớ sgk
H. Theo em văn bản có ý nghĩa gì trong đời sống và trong văn học?
Bằng cách lập luận chặt chẽ chứng cứ xác thực tác giả Lê Anh Trà cho thấy cốt cách văn hóa HCM trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra vấn đề trong thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải …..
HĐ 4. HDHS luyện tập
* Mục tiêu
- Học sinh đọc hoặc kể lại một câu chuyện về cuộc đời của Bác.
* Cách tiến hành
H. Em hãy đọc những câu thơ, hay
 mẩu chuyện nói về phong cách Hồ
 Chí Minh?
- HS đọc 
- GV đọc cho học sinh nghe một số
 câu thơ về Bác
+ Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
… sấm trên cao 
+Anh dắt em vào cõi Bác xưa
…mát bóng dừa.
+ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
…thịt rừng quay.
29’
5’
3’
I. Đọc và thảo luận chú thích
II. Bố cục
III. Tìm hiểu văn bản ( Tiếp)
2. vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và làm việc của người:
 Bằng nghệ thuật tự sự kết hợp với biểu cảm, vận dụng biện pháp so sánh tác giả cho ta thấy phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp
3. ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.
 Bằng cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà cho ta thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Đó là tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng

File đính kèm:

  • doctiet1+2.doc
Giáo án liên quan