Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 97, 98

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Mục tiờu chung

 - Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.

 - Cú ý thức sử dụng phép phân tích và tổng hợp khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

 Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.

b. Kĩ năng

 - Nhận biết và hiểu được rừ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Sử dụng phộp phõn tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.

III. CHUẨN BỊ

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 97, 98, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 01/ 2014
Ngày giảng: 15/ 01/ 2014
BÀI 18
TIẾT 97: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Mục tiêu chung
	- Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.
	- Có ý thức sử dụng phép phân tích và tổng hợp khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
	 Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
b. Kĩ năng
	- Nhận biết và hiểu được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp. 
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.	
III. CHUẨN BỊ
1.GV: Bảng phụ
2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1.Tổ chức lớp ( 1’) lớp 9a…./ 33; 9b…/ 31
2. Kiểm tra đầu giờ ( 15’)
H. Em hiểu thế nào là phép phân tích và tổng hợp ? ( Mỗi ý đúng 5đ )
	- Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật. hiện tượng.
- Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy ) 
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động ( 1’)
 Trong tiết luyện tập này chúng ta sẽ thực hiện các bài tập theo hai phương diện kĩ năng: kĩ năng nhận dạng văn bản phân tích và tổng hợp, kĩ năng viết văn bản phân tích, tổng hợp
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 2: ôn tập phép phân tích tổng hợp.
* Mục tiêu
 Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
* Cách tiến hành
H. Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
H.Công dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu
- Nhận diện phép lập luận và phép phân tích qua đoạn văn cụ thể.
- So sánh việc sử dụng phép phân tích ( hoặc tổng hợp) ở hai đoạn văn cụ thể.
* Cách tiến hành
GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung phần hai đoạn văn a, b, ở bài tập 1 (SGK – 11).
- Hai học sinh đọc 2 đoạn văn a và b ở bài tập 1 (SGK – 11).
- Nêu yêu cầu bài tập
H. Theo em trong đoạn văn a tác giả sử dụng phép phân tích hay tổng hợp? Vì sao?
a) Đoạn văn a: Trích Toàn tập Xuân Diệu – tập 6 (SGK – 11).
- Tác giả Xuân Diệu khẳng định: "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài" ® "Thu điếu" là một bài thơ hay.
H. Khi phân tích tác giả còn sử dụng phép lập luận nào? 
- Phép chứng minh
 + Cái thú vị ở các giai điệu xanh trong bài thơ.
 + Hay ở những cử động trong bài thơ.
 + Hay ở các vần thơ.
 + Hay vì cả bài thơ không chữ nào non ép, đặc biệt ở câu 3, 4.
® Thu điếu là bài thơ hay cả nội dung và hình thức nghệ thuật.
- Học sinh đọc và tìm hiểu theo yêu cầu của SGK.
GV: Yêu cầu học sinh đọc và chú ý vào đoạn văn b.
H. Trình tự lập luận của đoạn văn này là gì? Tác giả sử dụng phép phân tích hay tổng hợp? Hay kết hợp cả phân tích và tổng hợp? Hãy chỉ rõ phép lập luận đó trong đoạn văn?
b) Đoạn văn b: Trích "Trò chuyện với bạn trẻ" – Nguyên Hương.
- Sau khi đặt vấn đề "Mấu chốt của thành đạt là ở đâu?", tác giả đã đi vào phân tích các nguyên nhân của sự thành đạt.
- Các nguyên nhân gồm:
 + Nguyên nhân khách quan:
 . Do gặp thời.
 . Do hoàn cảnh bức bách.
 . Do có điều kiện được học tập.
 . Do tài năng trời cho.
® Có tác động, ảnh hưởng đến sự thành đạt của con người nhưng không phải là mấu chốt của sự thành đạt.
 + Nguyên nhân chủ quan: ở ý thức rèn luyện tinh thần phấn đáu của mỗi con ghi nhớười ® là nguyên nhân quyết định tới sự thành đạt.
- Tổng hợp: "Rút cuộc mấu chốt của thành đạ tlà ở bản thân chủ quan của mỗi người, ở tinh thần kiên trì, phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì đó có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận".
GV: Khi tổng hợp: Tác giả khẳng định nguyên nhân của sự thành đạt và nêu lại khái niệm "thành đạt" cho người đọc nắm rõ.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 2.
- HS hoạt động nhóm 7’
- Các nhóm báo cáo nhận xét
- GV chốt
10’
22’
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
- Phép phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật. hiện tượng.
- Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích 
- Tác dụng: Hai phép lập luận trên phối hợp với nhau để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống
II. LUYỆN TẬP
1. Nhận diện phép lập luận
a. Bài văn bình về bài Thu điếu do Xuân Diệu viết với phép lập luận phân tích. (lối diễn dịch.)
+ Mở đầu đoạn là ý khái quát : “Thơ hay… hay cả bài”
+ Tiếp theo là sự phân tích tinh tế làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của bài Thu điếu
-các điệu xanh…
-Những cử động…
-Các vần thơ…
b. 
 + Phân tích 4 nguyên nhân khách quan của sự thành đạt : gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện, tài năng. Phân tích từng cái sai trong mỗi quan niệm đã nêu ra
 + Tổng hợp về nguyên nhân chủ quan : sự phấn đấu kiên trì của cá nhân… Nâng cao thêm thành đạt là làm cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
2. Tập lập luận phân tích
a. Bản chất của lối học đối phó 
- Không xác định đúng mục đích của việc học.
- Không chủ động trong học tập mà chủ yếu để đối phó với yêu cầu của thầy cô, của những lần kiểm tra, thi cử.
- Là học vẹt, học tủ, không có thực chất.
b. Tác hại của lối học đối phó :
- Đối với bản thân : Kiến thức chắp vá, vụn vặt, hoàn toàn không có gốc rễ, không còn hào hứng trong học tập.
- Đối với xã hội : Dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
4.Củng cố ( 1’)
	H. Muốn bài văn nghị luận sinh động, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục thì chúng ta phải vận dụng phép phân tích và tổng hợp như thế nào? 
=> GV chốt nội dung và kết thúc tiết học
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận. Trên cơ sở đó, lựa chọn phép lập luận phân tích hoặc tổng hợp phù hợp với một nội dumg trong dàn ý để triển khai thành một đoạn văn.
- Chuẩn bị tiếp phần còn lại của bài
Ngày soạn: 12/ 01/ 2014
Ngày giảng: 16/ 01/ 2014
BÀI 18
TIẾT 98: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu chung
 	- Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận
- Có ý thức sử dụng phép phân tích và tổng hợp khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
	 Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
b. Kĩ năng
	- Nhận biết và hiểu được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp. 
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu 
- Biết xây dựng văn bản nghị luận có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.	
II.CHUẨN BỊ
1. GIÁO VIÊN: Bảng phụ
2. HỌC SINH: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1.Tổ chức lớp ( 1’) lớp 9a: …/ 29; lớp 9b:…/ 26
2. Kiểm tra đầu giờ ( 7’)
H. Nêu tác dụng của phép phân tích và tổng hợp?
Trả lời
 Tác dụng: Hai phép lập luận trên phối hợp với nhau để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống
( GV gọi 2 học sinh lên bảng, trả lời, GV nhận xét và cho điểm)
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động1: Khởi động (1’)
 Như chúng ta đã biết trong quá trình đọc – hiểu văn bản nghị luận nếu chúng ta không nắm vững được các phép luận lập thì việc đọc – hiểu văn bản cũng không giúp nắm được nội dung. Hơn nữa trong cuộc sống chúng ta luôn phải lập luận để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó vậy biết tạo lập những đoạn văn lập luận phân tích tổng hợp là vô cùng quan trọng ngày hôm nay chúng ta cùng tiếp tục luyện tập…
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 2. luyện tập ( tiếp)
* Mục tiêu
- Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng kết hợp phép lập luận phân tích và tổng hợp.
* Cách tiến hành
- HS nêu yêu cầu bài tập 3
- Dựa dựa văn bản "Bàn về phép học" - Chu Quang Tiềm, hãy phân tích lý do khiến mọi người phải đọc sách?
- HS hoạt động nhóm
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- Gv chốt
- Nêu yêu cầu bài tập 4
- Học sinh hoạt động cá nhân, viết bài làm của mình.
- Học sinh viết 10’
- GV: Gọi 5 học sinh lên trình bày bài viết của mình.
35’
I. Ôn tập
II. LUYỆN TẬP
3. Phân tích văn bản “ Bàn về đọc sách”
 Lý do khiến mọi người phải đọc sách :
- Sách đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay.
- Đọc sách là chọn được một xuất phát điểm cao nhất. Nếu không sẽ là kẻ lạc hậu, thụt lùi.
- Đọc sách là thừa hưởng trí tuệ nhân loại, giúp con đường học vấn của bản thân được tiến xa.
4. Viết đoạn tổng hợp
 Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn vì sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. Nhưng sách hôm nay rất nhiều và xấu tốt lẫn lộn nên cần phải lựa chọn sách để đọc. Có hai loại sách cần đọc là sách phổ thông và sách chuyên môn. Không quan trọng việc đọc nhiều mà nên đọc cho kỹ và cho sâu. Biết cách chọn sách và đọc sách sẽ giúp việc học vấn được tiến xa.
4.Củng cố ( 2’)
H. Có thể đi từ phân tích đến tổng hợp hoặc tổng hợp phân tích, phân tích, tổng hợp (Tổng – Phân – Tổng) được hay không? Vì sao?
- HS trả lời, GV chốt nội dung
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Về nhà tiếp tục luyện tập viết đoạn văn phân tích và tổng hợp
- Chuẩn bị tiếp bài “ Tiếng nói của văn nghệ”
( Đọc và trả lời các câu hỏi sgk)

File đính kèm:

  • doctiet 97+98.doc
Giáo án liên quan