Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 163

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Bước đầu biết tiếp cận với một tác phẩm kịch hiện đại.

 - Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi 4 của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

 - Có ý thức tìm hiểu, yêu thích một thể loại kịch.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

 - Đặc trưng cơ bản thể loại kịch

 - Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra.

 - Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

b. Kĩ năng

 Đọc- hiểu một văn bản kịch.

II. CHUẨN BỊ

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 163, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/ 5/ 2014 
Ngày giảng: 05/5/ 2014 
Bài 32 - Tiết 163
Văn bản: Bắc Sơn
Nguyễn Huy Tưởng
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Bước đầu biết tiếp cận với một tác phẩm kịch hiện đại.
	- Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi 4 của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
	- Có ý thức tìm hiểu, yêu thích một thể loại kịch.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
	- Đặc trưng cơ bản thể loại kịch
	- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra.
	- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
b. Kĩ năng
	Đọc- hiểu một văn bản kịch.
II. chuẩn bị
Không
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận ( Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức ( 1’)
Lớp 9a:…./ 33; lớp 9b:…/ 31
2. Kiểm tra đầu giờ (3')
H: Vì sao nói Giôn – thoóc – tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc?
Trả lời
- Anh chăm sóc, yêu thương, trò chuyện với Bấc như với đứa con yêu của mình...
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
H. Trong chương trình học em đã được học những vở kịch nào ? 
- HS trả lời
- GV: Các em đã được làm quen với một trích đoạn kịch bản sân khấu chèo cổ đồng bằng Bắc Bộ Quan Âm thị Kính, trích đoạn hài kịch (Kịnh nói) Trưởng giả học làm sang của Mô - li – e (Pháp, TK XVII), chương trình lớp 9 tiếp tục học hai đoạn trích kịch nói VN của Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ. 
Hoạt động 2: HD HS đọc và thảo luận chú thích
* Mục tiêu: 
- Đọc phân vai.
- Nhận diện được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Hiểu được những chú thích khó trong sgk.
* Cách tiến hành.
GV. Hướng dẫn đọc phân vai, đọc mẫu
- Người dẫn chuyện
- Thái, Cửu, Thơm, Ngọc
Chú ý giọng phù hợp với nhân vật và tình huống truyện.
HS đọc, nhận xét
- Gv uốn nắn..
- GV yêu cầu HS tóm tắt vở kịch
- Gv tóm tắt ( nếu cần)
H. Nêu những hiểu biết về tác giả?
GV: Giới thiệu thêm về tác giả: 
- Viết văn từ năm 1945 
- Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lich sử.
- Ông viết nhiều thể loại như kịch, tiểu thuyết đặc biệt viết nhiều tác phẩm truyện lịch sử cho thiếu nhi. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông:
+ Tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô
+ Truyện lịch sử cho thiếu nhi: An Dương Vương xây thành ốc, kể chuyện Quang Trung + Kịch lịch sử: Vũ Như Tô, Bắc Sơn ... Bắc Sơn là vở kịch nói đầu tiên sau Cách Mạng tháng Tám, lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940 – 1941) oai hùng và bi tráng
H. Kịch là gì ? Kể tên 1 số vở kịch nổi tiếng mà em biết?
H. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
- Vở kịch lấy bối cảnh của cuộc kháng chiến Bắc Sơn (1940 – 1941). Truyện tập trung vào gia đình cụ Phương (một nông dân dân tộc tày).
- Kịch Bắc Sơn gồm 5 hồi, đoạn trích là hai lớp của hồi 4 thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Thơm.
H. Trong các chú thích sgk chú thích nào là quan trọng và vì sao?
- HS thảo luận nhóm bàn (2') và báo cáo, nhận xét
- Gv chốt
Hoạt động 3. HDHS tìm bố cục
* Mục tiêu
- Nhận diện được bố cục của vở kịch
- Nhận diện được nội dung của từng phần
* Cách tiến hành
H: Tìm bố cục đoạn trích?
GV. Lưu ý học sinh hồi 4 chứa 3 lớp kịch mỗi lớp kịch có số nhân vật không đổi.
Lớp 1: Thơm, Ngọc
Lớp 2: Thơm, Thái, Cửu
Lớp 3: Thơm, Ngọc
H. Theo em, các lớp kịch trong văn bản này gần với phương thức biểu đạt nào? Vì sao?
- Gần với phương thức tự sự
- Vì câu chuyện kịch được kể bằng một chuỗi các sự việc.
H. Từ đó, hãy tóm tắt nội dung sự việc trong hồi kịch này?
- Ngọc (chồng Thơm) rời nhà để cùng đám Việt gian lùng bắt hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu để lấy tiền thưởng. 
- Thái, Cửu vô tình chạy vào nhà Thơm, Ngọc trở về, Thơm tìm cách che giấu và giải thoát cho Thái, Cửu.
H. ở đây, xung đột diễn ra giữa các lực lượng xã hội nào?
- CM >< phản cách mạng
- Thái, Cửu, Thơm >< Ngọc và đồng bọn
H. Nhân vật tiêu biểu cho mỗi lực lượng là nhân vật nào?
Thơm >< Ngọc
Hoạt động 4. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
 - Đặc trưng cơ bản thể loại kịch
	- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra.
	- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
* Cách tiến hành
GV. Thơm- người dân tộc Tày ở Bắc Sơn. Là con gái lớn của cụ Phương, chị ruột Sáng, vợ Ngọc – Một nho lại (làm việc văn thư hành chính) trong bộ máy chính quyền địa phương. đã quen với cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, lại thích sắm sửa, ăn diện, vì thế cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra Thơm vẫn thờ ơ đứng ngoài cuộc, trong khi cha và em trai đã trở thành những quần chúng tích cực tham gia CM. Nhưng Thơm vẫn chưa đánh mất bản chất trung thực, lòng thương người, lòng tự trọng của một cô gái sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân lao động. Vì thế, Thơm rất quý trọng ông giáo Thái – Người cán bộ CM có trách nhiệm củng cố phong trào khi cuộc khởi nghĩa thất bại và bị đàn áp. Khi biết cha và em trai đều hi sinh, Thơm rất thương xót và ân hận. Cô càng bị dày vò , day dứt hơn khi dần dần biết được rằng chồng mình đang làm tay sai cho Pháp, dẫn quân Pháp về đánh úp nghĩa quân. Hoàn cảnh hiện tại: Mẹ đẻ Thơm phát điên, bỏ đi. Thơm nghe nhiều người nói: Ngọc nhiều đêm dẫn quân Pháp đi lùng bắt những người CM. Y dần bộc lộ rõ mặt Việt gian. Nhưng Ngọc vẫn cho Thơm nhiều tiền để mua bán, sắm sửa, thoả mãn nhu cầu ăn diện của cô ( Tậu nhà mới, đánh nhẫn, may mặc ...) bằng tiền thưởng của Pháp.
H. Nhân vật Thơm được xuất hiện trong lớp kịch nào?
- Cả 3 lớp
- Lớp 2 và lớp 3: Thể hiện hành động của Thơm trong việc giải thoát cho cán bộ CM.
- Lớp 3: Thể hiện sự đấu tranh của Thơm với chồng.
H. Tóm tắt hành động kịch trong lớp II?
- Bị truy đuổi, Thái và Cửu vô tình chạy vào nhà Thơm. Sau chút bối rối, Thơm đã giấu họ trong nhà để họ thoát ra phía sau.
H. Trong tình huống này, Thơm đã có những cử chỉ nào?
- Cử chỉ
+ Gật đầu se sẽ (khi Thái bảo Cửu cứ yên tâm cô Thơm không làm gì đâu)
+ Ngăn lại (khi Thái định ra ngoài xem xét tình hình)
+ Hốt hoảng (khi thấy giặc khám xét nhà hàng xóm)
+ Ngoan ngoãn và mau lẹ ... kéo hai người đẩy vào trong buồng (khi thấy Ngọc về)
- Lời nói
+ Tôi cứ lo cho hai ông, tưởng các ông chạy được xa rồi.
+ Tôi không báo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ không báo hai ông đâu.
H: Trong những lời nói và cử chỉ của Thơm với Thái và Cửu, cô đã bộc lộ thái độ đối với CM như thế nào?
- Có tình cảm đặc biệt với CM, quý trọng người CM.
GV: Từ cái chết của bố và em, những lời cuối và khẩu súng của người cha trao lại, sự thương tâm của người mẹ bị tâm thần vì suy nghĩ luôn giày vò, ám ảnh cô.
- Mặc dù chỉ còn Ngọc là người thân, hàng ngày chiều chuộng, chu cấp tiền cho cô hưởng cuộc sống an nhàn, ăn diện nhưng thái độ và hành động của Ngọc (chồng cô) khiến cô băn khoăn, nghi ngờ về những việc làm của chồng. Vì vậy, Thơm đã quyết định nhanh chóng khi cứu 2 cán bộ CM.
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật và tác dụng của nó?
 - Nghệ thuật xây dựng tình huống, đặt nhân vật vào tình huống có sự lựa chọn dứt khoát. Tình huống xảy ra bất ngờ khiến Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát.
- Diễn biến tâm trạng được miêu tả nhanh, rõ nét: Sự ân hận giày vò, sự nghi ngờ đối với chồng khiến Thơm hành động mau lẹ, khôn ngoan và bất chấp nguy hiểm.
1'
10’
8’
20’
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Đọc, tóm tắt
2. Thảo luận chú thích
a.Tác giả: 
- Nguyễn Huy Tưởng( 1912- 1960) Quê Hà Nội
- Những sáng tác của ông thường đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử
-1996 ông được nhận giải 
thưởng HCM về VHNT.
b. Tác phẩm
+ Kịch: là loại hình sâu khấu bao gồm chính kịch, bi kịch, hài kịch. Mỗi vở kịch thường được chia thành các hồi. Những mâu thuẫn, xung đột của đời sống được thể hiện qua ngôn ngữ trực tiếp, qua hành động, cử chỉ của các nhân vật.
+ Kịch Bắc Sơn
- Là vở kịch nói cách mạng đầu tiên của nền văn học mới, được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946.
- Đoạn trích nằm ở hồi 4 của vở kịch. 
b. Các chú thích khác
1, 2, 4, 5, 9
II. Bố cục
3 phần (3 lớp)
III. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Thơm
a. Lớp II
 Đối thoại với nhịp điệu căng thẳng, lo lắng, gấp gáp, hồi hộp. Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật bằng cử chỉ và lời nói điển hình, đặt nhân vật vào tình huống căng thẳng. Ta thấy Thơm là người trong sáng, thẳng thắn, lương thiện, có tinh thần CM.
4. Củng cố (1')
GV hệ thống lại nội dung của tiết học.
5 Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Đọc lại văn bản.
- Học kĩ phần học trên lớp
- Chuẩn bị tiếp phần còn lại trong sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 163.doc
Giáo án liên quan