Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 134

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.

 - Có ý thức vận dụng hàm ý trong khi nói và viết.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 Hai điều kiện sử dụng hàm ý có liên quan tới người nói và người nghe.

b. Kĩ năng

 Giải đoán và sử dụng hàm ý.

II.CHUẨN BỊ

Bảng phụ

đọc và trả lời câu hỏi sgk

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 134, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 03/ 2014
Ngày giảng: 19/ 03/ 2014
Bài 25 Tiết 134
 Nghĩa Tường minh và hàm ý
(tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.
	- Có ý thức vận dụng hàm ý trong khi nói và viết.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	Hai điều kiện sử dụng hàm ý có liên quan tới người nói và người nghe.
b. Kĩ năng
	Giải đoán và sử dụng hàm ý.
II.chuẩn bị
Bảng phụ	
đọc và trả lời câu hỏi sgk
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
 Thụng bỏo, phõn tớch ngụn ngữ, nờu vấn đề ( Động nóo, đặt cõu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhúm, giao nhiệm vụ)
IV. CÁC BƯỚC LấN LỚP
1. ổn định tổ chức ( 1’): Lớp 9a:…/ 33; lớp 9b:…/ 31
2. Kiểm tra đầu giờ (3')
H.Thế nào là hàm ý và nghĩa tường minh? Cho ví dụ
Trả lời
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ ở trong câu. Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ ở trong câu những có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Ví dụ
A.- Cậu có đi xem đá bóng với mình không?
B.- Tớ bận làm bài tập.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động.
GV: Đưa ra VD (Bảng phụ)
 Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
 - Vô ăn cơm!
 Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng vong bếp nói vọng ra:
 - Cơm chín rồi!
 Anh cũng không quay lại.
H. Tìm câu chứa hàm ý?
 Cơm chín rồi.
GV: Trong hai câu Thu nói với ba, câu “Cơm chín rồi” là chứa hàm ý. Hàm ý đó chính là nội dung đã được đưa ra trong lời nói ban đầu của nó: Mời anh Sáu vào ăn cơm. Con bé phải dùng một câu có hàm ý vì nó nói trống không thì anh Sáu sẽ giả vờ không hiểu, còn nó thì không muốn gọi anh Sáu là ba.
 Vậy, cách sử dụng hàm ý ra sao bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
Hoạt động2: HD hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu
 Hai điều kiện sử dụng hàm ý có liên quan tới người nói và người nghe.
* Cách tiến hành:
GVTreo bảng phụ, học sinh đọc bài tập
H. Nêu hàm ý của câu in đậm? Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
H. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý của chị Dậu?
Câu 1: cái Tý chỉ lờ mờ hiểu được một điều gì đó không bình thường trong câu nói ấy
Câu 2:Cái Tý đã hiểu rõ tai họa ập xuống đầu nó
-> Câu 2 có hàm ý rõ hơn hàm ý của câu trước.
H*. Qua bài tập trên, em thấy để hiểu được hàm ý cần có điều kiện gì giữa người nói (chị Dậu) và người nghe (cái Tí)?
g Người mẹ có ý thức đưa hàm ý vào câu 1. Đòi hỏi cái Tý phải có năng lực phỏng đoán hàm ý của mẹ.
H. Vậy, theo em để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk.
- Cần nắm được mấy đơn vị kiến thức.
GV: Treo bảng phụ, “Câu chuyện đếm bò”
 Anh chồng đi chăn một đàn bò 10 con… mất 1 con. Anh chồng mếu máo “ Mình ơi …Thiếu mất một con bò !”. Chị vợ cười: Tưởng gì! Thừa một con thì có.
H. Tìm câu có hàm ý? Nêu hàm ý trong câu đó?
 - Câu nói có hàm ý: "Tưởng gì! Thừa một con thì có." 
- Hàm ý: Đồ ngu như bò, một con đang cưỡi sao không đếm.
Hoạt động 3: HD luyện tập.
* Mục tiêu
- Xác định hàm ý và các điều kiện sử dụng hàm ý trong một cuộc hội thoại.
- Phân tích nguyên nhân và tác dụng cảu việc sử dụng hàm ý.
- Tạo câu văn có chứa hàm ý.
- Nhận biết và giải đoán hàm ý trong những câu văn cụ thể.
* Cách tiến hành:
GV cho học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HĐ nhóm bàn/ 2’
- Trình bày, nhận xét, 
- GVchữa
GV cho học sinh đọc và nêu yêu cầu BT 2.
- HS giải bài tập.
- GV nhận xét và chữa.
GV treo bảng phụ, gọi HS đọc và nêu yêu cầu BT3.
- HS giải bài tập 
- Gv nhận xét và chữa.
GV: Gọi 1 em đọc và nêu yêu cầu BT4.
- Hs đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập
- HS giải bài tập
- GV nhận xét và chữa.
3'
19’
16
I. Điều kiện sử dụng hàm ý
1. Bài tập: Tìm hiểu hàm ý trong các câu in đậm
- Câu 1: “ con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.” 
+ Hàm ý: sau bữa ăn này con phải sang nhà ông bà Nghị vì mẹ buộc phải bán con.
+ Đây là điều đau lòng nên chị dậu không dám nói thẳng ra.
- Câu 2: “con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.”
 + Hàm ý: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài. Hàm ý này rõ hơn vì cái Tý chưa hiểu được hàm ý của câu 1.
+ Chị Dậu nói rõ hơn vì chị không thể chụi đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những giây phút “ lừa dối”cái Tý. 
+ Chi tiết chứng tỏ cái Tý hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ là: giãy nảy, liệng củ khoai , òa lên khóc và hỏi “ U bán con thật đấy ư?”
2. Ghi nhớ
- Hai điều kiện sử dụng hàm ý 
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
a. Nhận xét câu: "Chè đã ngấm rồi đấy."
+ Người nói: anh thanh niên, 
+ Người nghe: ông hoạ sĩ và cô gái.
- Hàm ý: Mời bác và cô vào trong này uống nước.
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết chứng tỏ sự hiểu hàm ý đó là: “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà - ngồi xuống ghế.”
b. Nhận xét câu: "Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…"
+ Người nói: anh Tấn
+ Người nghe: chị Hai Dương
- Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được.
- Người nghe hiểu được hàm ý đó, điều đó thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giầu có càng không dám rời một đồng xu !..."
c.
+ Người nói: Thuý Kiều
+ Người nghe: Hoạn Thư.
- Hàm ý câu "Tiểu thư...đây": Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhận như thế này ư?
- Hàm ý câu "Càng cay lắm...nhiều": Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này.
- Hoạn Thư hiểu các hàm ý này nên đã “Hồn lạc phách xiêu” và “Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”.
Bài tập 2: Nhận xét hàm ý được sử dụng trong câu
- Hàm ý: Chắt giùm con bé để cơm khỏi nhão.
- Người nói dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng: “Chắt nước giùm cái” nhưng không được đáp ứng.
- Phải dùng hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu để chậm cơm sẽ nhão.
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe là anh Sáu “vẫn ngồi im”. Nghĩa là anh Sáu không cộng tác đối thoại (Giả vờ như không nghe thấy)
Bài tập 3: Điền từ.
A: Mai về quê với mình đi!
B: 1, Rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi! 
 2, Mình còn phải giải hết bài tập để ngày kia nộp vở cho thầy giáo.
A: Đành vậy.
Bài tập 4: Tìm hàm ý
 Thông qua sự so sánh, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là “Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công.
4.Củng cố( 2’)
 H. Nêu các điều kiện sử dụng hàm ý?
- Học sinh trả lời
- Gv hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp.
5.Hướng dẫn học tập( 1’)
- Học sinh về nhà học bài theo nội dung học tập trên lớp.
- Xác định các điều kiện và chỉ ra hàm ý được sử dụng trong một đoạn văn cụ thể.
- ôn tập các bài thơ đã học theo yêu cầu tiết học trước.
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết

File đính kèm:

  • doctiet 134a.doc
Giáo án liên quan