Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 121

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Hiểu rõ khái niệm và yêu cầu của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), biết cách làm những bài nghị luận này.

 - Có ý thức tiếp thu , vận dụng vào luyện tập tạo lập văn bản .

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a.Kiến thức

- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).

b.Kĩ năng

 - Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.

 - Hiểu và đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích đã học trong chương trình).

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 121, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/ 02/ 2014
Ngày giảng: 26/ 02/ 2014
Bài 23- Tiết 121
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Hiểu rõ khái niệm và yêu cầu của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), biết cách làm những bài nghị luận này.
	- Có ý thức tiếp thu , vận dụng vào luyện tập tạo lập văn bản .
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a.Kiến thức 
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
b.Kĩ năng 
 - Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.
 - Hiểu và đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích đã học trong chương trình).
II. Chuẩn bị
Gv: Bảng phụ
HS: đọc và trả lời câu hỏi sgk	
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
 Thụng bỏo, phõn tớch ngụn ngữ, nờu vấn đề ( Động nóo, đặt cõu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhúm, giao nhiệm vụ)
IV. CÁC BƯỚC LấN LỚP
1. ổn định tổ chức ( 1’): Lớp 9a:…/ 30; lớp 9b:…/ 26
2. Kiểm tra đầu giờ (3')
H. Hãy trình bày cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ?
Trả lời
- Cách làm bài văn nghị luận được tiến hành theo các bước : tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại và sửa chữa
- Bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý có bố cục 3 phần
+ Mở bài : nêu vấn đề cần nghị luận
+ Thân bài : Chứng minh, giải thích làm sáng tỏ vấn đề.
 Nhận xét, đánh giá các vấn đề 
+ Kết bài : Kết luận, khẳng định vấn đề 
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/ g
Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động.
H. Em hiểu thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện?
- HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài
 Các em đã được học nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Còn đối với các tác phẩm truyện (đoạn trích), để các em phần nào biết nhận xét, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể chúng ta vào bài học…
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: 
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
* Cách tiến hành:
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập (sgk).
GV : Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của bài văn nghị luận. Chính nó là mạch ngầm làm nên tính thống nhất, chặt chẽ của bài văn.
H.Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
H*. Hãy đặt một nhan đề thích hợp?
- HS trả lời, GV lựa chọn một số nhan đề thích hợp.
- Đặt nhan đề:
 + Sa Pa không lặng lẽ..
 + Sức mạnh của niềm đam mê.
 + Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ 
H. Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm? Luận cứ nào? (tìm câu mang luận điểm? LCứ?)
- HS thảo luận nhóm 8/4
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt
H. Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận( dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào?
H*. Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm? ( Những luận cứ đó lấy ở đâu và gồm những điều gì ?)
- Được lấy từ ý nghĩa của cốt truyện
- Hành động và tính cách của nhân vật
- Giá trị nghệ thuật trong tác phẩm
H. Em có nhận xét gì về hình thức của dạng bài?
- Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, luận điểm, luận cứ rõ ràng
H*.Qua tìm hiểu bài tập em hiểu thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc một đoạn trích)? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- GV chốt
Hoạt động 2: HD luyện tập.
* Mục tiêu
 - Nhận diện được kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
- lập dàn bài đại cương cho một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hay một đoạn trích.
* Cách tiến hành:
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
H. Vấn đề nghị luận của đoạn văn này là gì ?
H. Đoạn văn nêu lên những ý kiến chính nào? 
H. Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật lão Hạc?
HD HS về nhà lập dàn ý cho đoạn trích này.
1’
23'
15’
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Bài tập: tìm hiểu đoạn trích (sgk-T61, 62)
a. Tìm hiểu vấn đề nghị luận của văn bản
 - Vấn đề nghị luận: Trình bày, nhận xét, đánh giá của mình về đức tính, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
b. Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ
- Đoạn 1: 
+ Luận điểm (2 câu cuối): "Dù được miêu tả … phai mờ"=> Đây là luận điểm chính của văn bản.
- Đoạn 2
+ Luận điểm: (C1): "Trước tiên, nhân vật anh thanh niên… của mình"
* Luận cứ 
+ Hoàn cảnh sống
+ Công việc
+ Yêu công việc
+ Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học, nền nếp, ngăn nắp.
- Đoạn 3
* Luận điểm: (C2) "Nhưng anh… chu đáo"
* Luận cứ
+ Vui được đón khách
+ Say sưa kể công việc của mình.
+ Đón mọi người lên thăm nơi ở của mình, tặng hoa.
- Đoạn 4
* Luận điểm (C1): "Công việc… khiêm tốn"
* Luận cứ: 
+ Thấy đóng góp của mình là nhỏ bé.
+ Từ chối vẽ chân dung mình
- Đoạn 5: khái quát về nghệ thuật và chủ đề của truyện qua hình tượng anh thanh niên.
c.Yêu cầu về nội dung và hình thức
- Nội dung Để khẳng định các luận điểm người viết đã lập luận ngắn gọn, rõ ràng tập trung vào vấn đề nghị luận. 
 Những nhận xét, đánh giá đều xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, hành động… của nhân vật và nghệ thuật của tác phẩm.
- Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, luận điểm, luận cứ rõ ràng
2.Ghi nhớ
- Khái niệm
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về nội dung và hình thức
II. Luyện tập 
 Bài tập (sgk-T63, 64)
- Vấn đề nghị luận: “Tình thế lựa chọn sống- chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhận vật Lão Hạc”.
- Các ý kiến được nêu:
 + Đấu tranh nội tâm: những mâu thuẫn giằng xé xung quanh việc lựa chọn sống và chết
 + Hành động: Cuối cùng lão chọn cái chết thảm khốc...
- Nhận xét, đánh giá về nhân vật lão Hạc:
+ Là người cha hết lòng thương yêu, hi sinh cho con.
 + Là người nông dân giàu lòng tự trọng, đáng thương, đáng kính, đáng trọng.
4. Củng cố ( 1’)
GV hệ thống lại bài
H.Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) 
5. Hướng dẫn học tập ( 1’) 
- Lập dàn bài đại cương cho bài tập trên
- Viết bài văn nghị luận dựa vào dàn ý.
- Chuẩn bị bài: cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích. ( Đọc và trả lời các câu hỏi sgk)

File đính kèm:

  • doctiet 121a.doc
Giáo án liên quan