Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 117

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.

 - Có tình yêu quê hương đất nước, cố gắng học tập, tu dưỡng cống hiến cho quê hương sau này.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

b. Kĩ năng

 - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

 - Hiểu và trình bày những suy nghĩ, cảm nhận vè một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 117, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 02/ 201
Ngày giảng: 20/ 02/ 2014
Bài 23 -Tiết 117
Văn bản: Mùa Xuân nho nhỏ
Thanh Hải
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
	- Có tình yêu quê hương đất nước, cố gắng học tập, tu dưỡng cống hiến cho quê hương sau này.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức: 
	- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
b. Kĩ năng
	- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
	- Hiểu và trình bày những suy nghĩ, cảm nhận vè một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. chuẩn bị
GV: Giáo án
HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
Lớp 9a…./ 33; Lớp 9b:…/ 31
2. Kiểm tra đầu giờ( 15’)
H. Nêu ý nghĩa của văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La- Phông- ten”?
Trả lời
 Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La- phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học , văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động.
 Mùa xuân, đề tài muôn thủa của các nhà thơ từ cổ chí kim và Thanh Hải cũng là một trong những nhà thơ ấy. Vậy, mùa xuân trong thơ ông hiện lên như thế nào ? Ta sẽ tìm hiểu cụ thể trong tiết học hôm nay.
Hoạt động 2: HDHS thảo luận chú thích
Mục tiêu: 
- Đọc sáng tạo văn bản.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Nhận diện được một số từ ngữ khó cần được giải thích trong văn bản.
Cách tiến hành:
GV: Hướng dẫn và đọc mẫu: Đọc với giọng vui tươi và suy ngẫm, nhịp thơ phấn khởi, khẩn trương, khi chậm thì khoan thai, càng về cuối càng lắng chậm và nhỏ dần.
GVđọc mẫu, gọi 2 học sinh đọc văn bản
GV nhận xét và uốn nắn cách đọc cho học sinh.
H.Trình bày hiểu biết của em về tác giả ?
GV: Ông hoạt động văn nghệ cuối những năm K/c chống Pháp. và là cây bút có công XD nền VHCM ở MN từ những ngày đầu K/c chống Mĩ.
H. Bài thơ được viết vào thời gian nào trong cuộc đời tác giả?
- 11-1980, lúc nhà thơ đang ốm nặng, 15-12-1980 nhà thơ qua đời.
GV: Với hoàn cảnh sáng tác như vậy chúng ta càng thấu hiểu và trân trọng tình cảm, tư tưởng cuả tác giả. Càng trân trọng hơn khi chúng ta nhớ rằng, ông là 1 nhà thơ cách mạng, tham gia 2 cuộc kháng chiến, bám trụ ở quê hương vùng Thừa Thiên Huế trong những năm khó khăn nhất của cách mạng ở miền Nam. Ông có những bài thơ: Mồ anh hoa nở, Cháu nhớ Bác Hồ, đã cùng với những tiếng thơ khác của văn học cách mạng miền Nam vượt lên sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù khẳng định niềm tin vào chiến thắng.
H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? tác dụng?
- Đây là một bài thơ trữ tình 5 tiếng với nhịp phổ biến 3/2, 2/3 (Nhân vật trữ tình “tôi” tự bộc lộ cảm nghĩ của mình trước mùa xuân)
H. Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
- Biểu cảm kết hợp miêu tả (khổ 1) và lập luận (khổ 3)
H. Trong các từ ngữ khó trong sgk từ ngữ nào theo em là khó và quan trọng cần được giải thích thêm?
Hoạt động 3. HSHS tìm hiểu bố cục
* Mục tiêu
 Nhận diện được các phần trong văn bản
 Nhận diện được nội dung trong các phần.
* Cách tiến hành.
H. Xác định bố cục của bài thơ ?
- Phần 1: 3 khổ đầu (cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước)
- Phần 2: 3 khổ cuối (Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước cùng lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Hoạt động 4. HS HS tìm hiểu văn bản.
* Mục tiêu
 Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
* Cách tiến hành
Gv cho học sinh đọc khổ 1.
H. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ như thế nào?
 Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc
 Ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời.
H. Nhận xét các hình ảnh trong khổ thơ?
- Hình ảnh chọn lọc, điển hình, nổi bật, tiêu biểu, điển hình cho mùa xuân...
H. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào trong những câu thơ trên? Tác dụng ?
 Đảo ngữ
- Cấu trúc bình thờng "Một bông hoa tím biếc" trước "Mọc...xanh". Đông từ "mọc” làm vị ngữ đặt trước chủ ngữ -> tạo ra ấn tượng đột ngột, bất ngờ, mới lạ, sống động tưởng như bông hoa tím biếc từ từ, lồ lộ mọc lên, vươn lên xoè nở trước nước xanh sông xuân.
- Tác giả không tả cụ thể, gọi tên cụ thể đó là bông hoa gì, mọc trên dòng sông nào cũng là một dụng ý để người đọc căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Dòng sông nào, bông hoa nào không quan trọng mà chính là tác giả gợi ra linh hồn cho cảnh vật.
- Giữa không gian rộng lớn chỉ 1 bông hoa mà không hề gợi sự le loi, trái lại nó thật lung linh, sinh động, tràn đầy sức xuân.
GV bình về Huế để học sinh thấy được đặc sắc riêng của Huế đó là bông hoa súng.
H. Cách sử dụng mầu sắc, âm thanh có gì đặc biệt?
GV: Chỉ bằng vài nét phác hoạ nhưng nhà thơ đã vẽ ra được cả:
- Không gian cao rộng với: Dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la.
- Màu sắc: hài hoà, dịu nhẹ, tươi thắm, mang đặc trưng của xuân xứ Huế: màu xanh của sông hoà với màu hoa tím biếc gợi sự giản dị nhưng vẫn đầy quyến rũ. 
- Âm thanh vang vọng tươi vui của chim chiền chiện - loài chim của mùa xuân. 
H. Cách dùng từ than gọi "ơi", "chi" gợi tiếng nói của địa phương nào? Vì sao tác giả lại dùng như vậy?
- Giọng ngọt ngào, đáng yêu của người xứ Huế. Nó mang đến sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu.
GV: Khung cảnh mùa xuân có không gian cao rộng, bay bổng, mầu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng, tươi vui, rộn rã - 1sắc xuân dịu dàng của xứ Huế.
- Thơ TH thật giản dị mà vẫn gần gũi. Mùa xuân xứ Huế trong thơ ông không có mai vàng như Sài Gòn, cũng chẳng có đào thắm như HN, cũng không rực rỡ muôn hoa đua sắc, nhưng vẫn đủ làm cho người đọc, ngời nghe say lòng.
H. Từ đó cảm xúc của tác giả được thể hiện tập trung ở h/ả thơ nào trước cảnh trời đất vào xuân?
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng.
H*. Em hiểu câu thơ trên ntn?
- C1: Từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trên ánh sáng của trời xuân.
- C2: Gắn với 2 câu trước thì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận được bằng thính giác) g Từng giọt ấy lại chuyển thành từng giọt (hình khối) cảm nhận được bằng thị giác g Từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và mầu sắc có thể cảm nhận được cả bằng xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng) vì tiếng chim ấy không tan biến vào không gian mà đọng lại thành từng giọt. Hiểu theo cách này câu thơ có nghệ thuật hơn, nhưng cũng cầu kì hơn.
H*. Em có nhận xét chung gì về các biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong những câu thơ trên và tác dụng
HS: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Thính giác -> thị giác, xúc giác. Điều này thể hiện cái tài tình của nhà thơ bởi ông là con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống (dù sự sống đối với ông chỉ còn tính từng ngày, hơn nữa tất cả chỉ là sự cảm nhận bằng tâm hồn nhạy cảm vì ông đang trên gường bệnh chứ không phải đang được hoà mình vào TN)
1’
8’
3’
15’
I/ Đọc, thảo luận chú thích
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả
- Tác giả: Thanh Hải (1930-1980) tên thật Phạm Bá Ngoãn. Quê ở Thừa Thiên Huế.
- Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
b. Tác phẩm: 
- Sáng tác năm 1980, khi nhà thơ đang ốm nặng.
- Thể thơ: Thơ 5 tiếng
c. Các chú thích khác
II. bố cục
2 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân
a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời
 Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, sự nhạy cảm của tâm hồn, Thanh Hải đã thể hiện niềm say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
4.Củng cố ( 1’)
GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ, nội dung học tập trên lớp.
- Chuẩn bị bài: Mùa xuân nho nhỏ ( Tiết 2)
( Trả lời các câu hỏi còn lại trong sgk)

File đính kèm:

  • doctiet 117a.doc