Giáo án Ngữ văn 9 - Chủ đề: Đọc- Hiểu truyện Việt Nam hiện đại
A. Mục tiêu của chủ đề:
1. Kiến thức:
-Hiểu và cảm nhận được giá trị ND & NT của 1 số TP truyện VN sau CMT8. Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa và nét đặc sắc của từng truyện.
- Biết đặc điểm và những đóng góp của truyện Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 vào nền văn học dân tộc.
- Nhớ một số chi tiết đặc sắc trong truyện.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, cảm thụ tác phẩm VH, viết bài nghị luận VH.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp: Tình yêu nước, yêu làng, yêu gia đình, yêu lao động, tinh thần dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc, xác định mục đích học tập, lao động.
-Trân trọng yêu mến tác phẩm văn học nước nhà.
4. Các năng lực cần hướng tới:
* Về năng lực chung:
- Tự học, giải quyết vấn đề,hợp tác, trao đổi đàm thoại.
* Về năng lực riêng:
- Đọc hiểu văn bản, phân tích tình huống, tư duy sáng tạo, thưởng thức văn học, giao tiếp Tiếng Việt.
đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời. Câu 8: Lí do chính để bé Thu không tin ông Sáu là ba của nó: Vì ông Sáu già hơn trước Vì ông Sáu không hiền như như trước Vì ông Sáu có thêm vết thẹo Vì ông Sáu đi lâu bé Thu quên mặt. Đáp án : - Mức tối đa : phương án C - Không đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời. Câu 9: Nội dung chính được thể hiện qua truyện “ Những ngôi sao xa xôi” là gì? Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Vẻ đẹp của những cô gái xung phong ở Trường Sơn. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn. Đáp án : - Mức tối đa : phương án C - Không đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời. Câu 10: Những thành công đặc sắc về nghệ thuật của “Bến quê” là gì? Truyện có tình huống đảo ngược nội tâm nhân vật phức tạp. Xây dựng tình huống truyện đầy nghịch lí, nội tâm nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nhân vật giàu hình ảnh biểu trưng. Lời văn trau chuốt, các sự việc phong phú. Miêu tả ngoại hình kĩ lưỡng, ngôn ngữ giàu biểu cảm. Đáp án : - Mức tối đa : phương án B. - Không đạt : lựa chọn sai phương án, hoặc không trả lời. Câu hỏi/ Bài tập vận dụng: Vận dụng thấp: Câu 1: Viết 1 đoạn văn từ 8 dến 10 câu, phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn : Lặng lẽ Sa Pa Đáp án : -Mức độ tối đa: Hs viết được đoạn văn hoàn chỉnh ,nêu được những nét chính về phẩm chất của nhân vật anh thanh niên -Mức chưa tối đa: HS viết đoạn văn chưa đủ số câu đã qui định, chưa làm sáng tỏ được phẩn chất nổi bật của anh thanh niên - Không đạt: Không viết được đoạn văn Câu 2: Giải thích nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Đáp án: *Mức độ tối đa:HS giải thích được ý nghĩa nhan đề: Lặng lẽ Sa Pa. + Sa Pa là nơi có phong cảnh yên tĩnh, trong lành, cuộc sống yên bình. + Con người ở Sa Pa sống, làm việc, cống hiến hết mình một cách thầm lặng. *Mức chưa tối đa: Giải thích được một trong hai ý trên. *Không đạt : HS không giải thích được. Câu 3: Phân tích hành động kì quặc của Nhĩ ở đoạn cuối cùng trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu. Đáp án: *Mức độ tối đa: HS phân tích được hành động kì quặc của Nhĩ ở cuối truyện: Khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này sông. Nhĩ thu hết lực đu mình nhô ra ngoài, giơ một cánh tay gầy khoát khóat như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó có ý nghĩa: - Anh đang hối hả giục cậu con trai đang mải xem cờ thế , nhanh chân cho kịp chuyến đò - Thức tỉnh mội người hãy sống khẩn trương ,sống có ích đừng la cà chùng chình, dềnh dàng ở những cái vòng vèo vô bổ mà chúng ta rất dễ sa đà khó dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững. *Mức chưa tối đa: HS chỉ ra được hành động kì quặc của Nhĩ nhưng chưa phân tích được ý nghĩa của hành động. *Mức không đạt: HS không làm được các ý trên ở trong bài. b. Vận dụng cao Câu 1: Qua đoạn trích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, em có cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. Đáp án: * Mức độ tối đa: Học sinh có thể phân tích, bình luận hoặc phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Về nội dung : - Nêu được hoàn cảnh của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và cũng đầy hi sinh mà những cô gái thanh niên xung phong phải chịu đựng - Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, họ vẫn vươn lên và tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời. + Họ vẫn giữ được vẻ trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ. + Họ luôn dũng cảm đối diện với gian khổ, chấp nhận hi sinh với thái độ hiên ngang, quả cảm. + Họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng sẻ chia với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy. + Sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước + tâm hồn đầy lãng manh, mơ mộng - Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong hiện lên chân thực; sinh động và có sức thuyết phục với người đọc. - Qua hình ảnh của họ, chúng thêm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc - Có thể liên hệ với thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay đang kế tiếp và phát triển chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ cha anh đi trước trong việc giữ gìn bảo vệ tổ quốc Về hình thức: - Bài viết có bố cục ba phần - Lập luận chặt chẽ, lời văn có cảm xúc - Tránh mắc những lỗi diễn đạt thông thường *Mức chưa tối đa: HS Viết được bài văn, nêu bố cục chưa rõ ràng, nội dung chưa đầy đủ *Mức không đạt: Không viết được bài văn Câu 2: Một trong những thành công của truyện ngắn Làng là nhà văn Kim Lân đã miêu tả một cách tinh tế, sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Em hãy phân tích để làm rõ nhận xét trên Đáp án: *Mức độ tối đa: - Về nội dung: + Phân tích hoàn cảnh của ông Hai + Tình yêu làng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc + Tâm trạng dằn vặt đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc + Ông Hai tiếp tục bị đặt vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt hơn khi nghe mụ chủ nhà báo sẽ đuổi gia đình ông . + Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính - Về hình thức : +Học sinh viết được bài văn có bố cục ba phần + Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng phong phú tiêu biểu + Ngôn ngữ phân tích chính xác, biểu cảm *Mức chưa tối đa: HS Viết được bài văn, nêu bố cục nhưng nội dung chưa đầy đủ *Mức không đạt: Học sinh không viết được bài văn theo yêu cầu của đề. D. ĐỀ KIỂM TRA THEO CHỦ ĐỀ Thời gian làm bài: 90 phút I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1.Đọc hiểu văn bản Số câu:8 Số điểm: Tỉ lệ: 40 % Nhớ tên văn bản, tên tác giả, ngôi kể, nhân vật. - Nhận bết về nội dung, tư tưởng, chủ đề, nghệ thuật của tác phẩm. Số câu: 8 4 điểm= 40.% Số câu: 4 Số điểm: 2 Số câu: 4 Số điểm : 2 Số câu Số điểm Số câu Số điểm 2.Tạo lập văn bản Số câu:3 Số điểm: 6 Tỉ lệ:60 % - Vai trò của ngôi kể và kĩ năng tóm tắt văn bản. - Cảm nhận về nhân vật. Số câu: 3 6 điểm= 60.% Số câu: 2 Số điểm: 2 Số câu:1 Số điểm:4 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 4 Số điểm: 2,0 20 % Số câu:4 Số điểm: 2 20% Số câu:2 Số điểm:2 20% Số câu: 1 Số điểm:46,0 40% Số câu: 11 Số điểm: 10 100% II. Biên soạn câu hỏi : A. Phần trắc nghiệm khách quan : Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng Câu 1: Truyện ngắn “ Làng ” sử dụng ở ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba . Câu 2 : Trong đoạn trích được học văn bản Làng của Kim Lân, nhân vật nào sau đây không tham gia trực tiếp vào câu chuyện của ông Hai? Bác Thứ C. Bà Hai B. Mụ chủ nhà D. Những người tản cư. Câu 3 : Nhân vật phụ nào không xuất hiện trực tiếp trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa”? A. Ông họa sĩ C. Cô kĩ sư B. Ông kĩ sư vườn rau D. Bác lái xe. Câu 4: Tác giả Nguyễn Quang Sáng quê ở đâu? Kiên Giang. C. An Giang B. Hậu Giang D. Hà Giang Câu 5: Nội dung của truyện: “ Bến Quê” là gì? A. Người lính trong những năm kháng chiến chống Mĩ B. Những vấn đề trong đời sống thường ngày. C. Đời sống của nhân dân trong những năm chiến tranh. D. Nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh. Câu 6: Cảnh vật bên ngoài đối với nhân vật Nhĩ như thế nào? A. Gần gũi, bình dị. B. Thân thuộc, đáng yêu. C. Gần gũi mà xa lắc. D. Xa xôi quá chừng. Câu 7: Câu văn nào sau đây khắc họa chủ đề tư tưởng của truyện ngắn: “ Lặng lẽ Sa Pa”? A. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, nhưng cất nó đi cháu buồn chết mất. B. Khi ta làm việc, ta với công là đôi sao gọi là một. C. Hai bố con cùng viết đơn xin vào mặt trận. D. Trong cái lặng im của Sa Pa, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. Câu 8. Những nhân vật phụ trong truyện:” Lặng lẽ Sa Pa ” được xây dựng nhằm mục đích gì? A. Làm nổi bật vẻ đẹp của hình ảnh nhân vật anh thanh niên. B. Làm tăng ý nghĩa của chủ đề tư tưởng tác phẩm. C. Làm cho hệ thống nhân vật trong tác phẩm thêm phong phú. D. A và B. B. Phần tự luận ( 6 điểm) Câu 9. (1 điểm): Truyện : “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được trần thuật từ góc nhìn của nhân vật nào?Nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó? C©u 10. (1 ®iÓm) Tóm tắt truyện: “ Bến Quê” trong một đoạn văn khoảng 10 câu. Câu 11: ( 4 điểm ) Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện ngắn: “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê? III. Hướng dẫn chấm Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 4 điểm ), từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng : 0,5 điểm Câu 1: - Mức tối đa : Phương án C - Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Câu 2: - Mức tối đa : Phương án A - Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Câu 3: - Mức tối đa : Phương án B - Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Câu 4: - Mức tối đa : Phương án C - Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Câu 5: - Mức tối đa : Phương án B - Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Câu 6: - Mức tối đa : Phương án C - Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Câu 7: - Mức tối đa : Phương án D - Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Câu 8: - Mức tối đa : Phương án D - Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Phần II: Tự luận. Câu 9.(1,0điểm) - Mức tối đa: ( 1 điểm ) + Truyện: “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật Phương Định – cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. + Ngôi kể thứ nhất có tác dụng: Làm cho giọng kể có tính chất tự nhiên, thoải mái, trẻ trung, phù hợp với đặc điểm của nhân vật. Ngoài ra chọn ngôi lể như thế sẽ làm tăng tính thuyết phục của tác phẩm ( Câu chuyện được kể từ người trong cuộc ) và thể hiện sống động tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn của những cô thanh niên xung phong trên
File đính kèm:
- Chuyen de Truyen Vietnam.doc