Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

 a. Có mấy phương thức chuyển nghĩa của từ? Đó là những phương thức nào? Mỗi phương thức cho một ví dụ minh họa.

 b. Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận viết:

 “Thuyền ta lái gió với buồm trăng

 Lướt giữa mây cao với biển bằng”

Nhận xét về hai câu thơ có ý kiến cho rằng: “Thành công của Huy Cận trong hai câu thơ là sử dụng tinh tế các biện pháp tu từ.” Em có đồng ý với nhận xét trên không? Vì sao?

Câu 2. (3,0 điểm)

Cho đoạn trích sau:

 “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”

 a. Đoạn trích trên là lời nói của ai? Trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?

b. Vẻ đẹp của nhân vật được thể hiện trong đoạn văn? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 
CẨM GIÀNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề gồm: 01 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
	a. Có mấy phương thức chuyển nghĩa của từ? Đó là những phương thức nào? Mỗi phương thức cho một ví dụ minh họa.
	b. Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận viết:
 “Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng”
Nhận xét về hai câu thơ có ý kiến cho rằng: “Thành công của Huy Cận trong hai câu thơ là sử dụng tinh tế các biện pháp tu từ.” Em có đồng ý với nhận xét trên không? Vì sao? 
Câu 2. (3,0 điểm) 
Cho đoạn trích sau:
	“Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”
	a. Đoạn trích trên là lời nói của ai? Trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?	
b. Vẻ đẹp của nhân vật được thể hiện trong đoạn văn? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 3. (5,0 điểm) 
Tưởng tượng em được gặp và trò chuyện với một nhân vật văn học mà em yêu thích trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
.Hết.
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 
CẨM GIÀNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2015 - 2016 
MÔN:NGỮ VĂN LỚP 9
Hướng dẫn chấm gồm 03 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
a (1,0 điểm). 
- Có hai phương thức chuyển nghĩa của từ: (0,5 điểm)
+ Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.
+ Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ. 
- Học sinh lấy được ví dụ về hai phương thức chuyển nghĩa. (0,5 điểm)
+ Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng được các yêu cầu trên.
+ Mức tối chưa tối đa (Từ 0,25 điểm->0,75 điểm): Đáp ứng được một số yêu cầu. (Tuỳ mức độ bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm cụ thể)
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh làm sai hoặc không có câu trả lời.
b (1,0 điểm). 
* Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau:
- Học sinh khẳng định: Ý kiến trên là đúng: Hai câu thơ đã cho thấy tài năng của tác giả khi sử dụng tinh tế các biện pháp nhân hóa“thuyền ta lái gió”, nói quá “lướt giữa mây cao” cùng hình ảnh ẩn dụ “buồm trăng”. (0,25điểm)
- Lí giải cho ý kiến của mình: (0,75 điểm)
+ Từ hình ảnh tả thực: Con thuyền ra khơi khi có gió biển thổi mạnh, tác giả đã sử dụng các phép tu từ gợi liên tưởng: con thuyền ra khơi có gió trời là người lái, trăng trời là cánh buồm. Hình ảnh con thuyền nhỏ bé trước biển cả bao la trở thành con thuyền kỳ vĩ, khổng lồ trước thiên nhiên. 
+ Thể hiện tư thế chinh phục, làm chủ và sức mạnh tràn đầy của người lao động. 
+ Hai câu thơ đã khẳng định tài năng của tác giả cũng như đã góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: Ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động mới, sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên,... 
+ Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng được các yêu cầu trên.
+ Mức tối chưa tối đa (Từ 0,25 điểm ->0,75 điểm): Đáp ứng được một số yêu cầu. (Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp)
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh làm sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 2. (3,0 điểm) 
a (0,75 điểm).
- Đoạn trích trên là lời nói của nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
+ Mức tối đa (0,75 điểm): Đáp yêu cầu trên. 
+ Mức chưa tối đa (Từ 0,25 điểm-> 0,5 điểm): Đáp ứng được một số yêu cầu.
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh trả lời sai hoàn toàn hoặc không làm bài.
 	b (2,25 điểm).
* Hình thức (0,5 điểm): Viết đoạn văn hoàn chỉnh (có câu mở đoạn, các câu phát triển và câu kết đoạn); không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; lời văn có hình ảnh và cảm xúc.
* Nội dung (1,75 điểm): Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau:
- Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên:
+ Đoạn văn là suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trước khi vào nghề và sau khi đã làm nghề khí tượng. 
+ Anh nhận thấy với anh công việc là người bạn, là lẽ sống, là niềm vui,... Công việc khiến anh không còn cảm thấy cuộc sống của mình ở trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m là cô đơn, vắng vẻ nữa.
 	+ Đây là quan niệm đúng đắn và đẹp đẽ của anh về công việc. 
-> Suy nghĩ này chứng tỏ anh là người say mê công việc, có tình yêu sâu nặng và gắn bó với công việc của mình. 
- Học sinh rút ra bài học cho bản thân (Biết yêu công việc, đam mê công việc sẽ thành công, ...)
+ Mức tối đa (2,25 điểm): Đáp ứng được các yêu cầu trên.
+ Mức tối chưa tối đa (Từ 0,25 điểm-> 2,0 điểm): Đáp ứng được một số yêu cầu. (Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp)
+ Mức chưa đạt (0 điểm): Học sinh làm sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 3. (5,0 điểm)
I.Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4,0 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm):
- Giới thiệu về bản thân, về nhân vật văn học mà mình gặp.
- Nêu cảm nghĩ chung.
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết các dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. 
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có mở bài.
2. Thân bài (3,0 điểm):
2.1. Giới thiệu khái quát (0,5 điểm): 
- Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ.
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Còn thiếu một vài ý, giới thiệu sơ sài, sai một vài lỗi diễn đạt.
+ Mức không đạt (0 điểm): Không làm, không có kiến thức.
2.2. Kể cụ thể (2,0 điểm):
- Kể lại giây phút đầu tiên khi em gặp nhân vật.
- Kể diễn biến cuộc trò chuyện của em và nhân vật (Câu chuyện xoay quanh những sự việc và con người có liên quan tới tác phẩm văn học đó).
- Kể về lúc chia tay nhân vật.
+ Mức tối đa (2,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên, biết sử dụng hợp lý yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm. Nội dung câu chuyện sinh động, hấp dẫn, ý nghĩa.
+ Mức chưa tối đa (từ 0,25 -> 1,75 điểm): Còn thiếu một vài ý, kể sơ sài, sai một vài lỗi diễn đạt.
+ Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài, không có kiến thức để kể chuyện.
2.3. Tâm trạng, suy nghĩ của em sau cuộc gặp gỡ. (0,5 điểm)
- Vui sướng khi được gặp nhân vật mà em yêu mến, rút ra suy nghĩ của bản thân: khâm phục, học hỏi...
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Phát biểu suy nghĩ còn sơ sài, chưa sâu sắc, sai một vài lỗi diễn đạt.
+ Mức không đạt (0 điểm): Không biết rút ra bài học hoặc không làm bài
3. Kết bài (0,5 điểm):
- Khẳng định lại ấn tượng cảm xúc của em sau khi chia tay với nhân vật đó.
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Kết bài hay, ấn tượng.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Kết bài sơ sài, chưa hay, chưa ấn tượng.
+ Mức không đạt (0 điểm): Không có kết bài. 
II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
1. Hình thức (0,5 điểm)
- Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết được một bài văn với đủ ba phần (Mở bài, thân bài, kết bài); trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Còn mắc lỗi trong khi trình bày, viết chính tả.
- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
2. Sáng tạo (0,25 điểm)
- Mức tối đa (0,25 điểm): Bài viết thể hiện sự tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo của bản thân. 
- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không có tính sáng tạo, thiếu hiểu biết.
3. Lập luận (0,25 điểm)
- Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết phát triển ý, các ý trùng lặp, lộn xộn...
 ---------------------Hết-------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2015_2016_pho.doc
Giáo án liên quan