Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5, 6

I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức: -Giúp HS hiểu được đặc điểm từ tượng hình, từ tượng thanh.

Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.

2.Kỹ năng: Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.

Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.

3.Thái độ: -Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

1.GV: Giáo án, SGK.

2.HS: Tập ghi, bảng phụ.

III.Phương pháp:

Phương pháp: Thảo luận nhóm

Kĩ thuật: .

 

doc28 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 5, 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cho các sự việc chính, nhân vật, các chi tiết ... cho phù hợp 
 HS trình bày.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt. 
-Lời văn là lời của người tóm tắt.
-Nhân vật, sự việc chỉ nêu cái chính.
2. Các bước tóm tắt văn bản.
-Đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
-Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
-Sắp xếp nội dung theo thứ tự hợp lý.
-Viết thành văn bản tóm tắt. 
4. Củng cố.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
Tuần 5
Tiết 20
Ngày soạn: 9/9/2014
Ngày dạy:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ.
 I.Mục tiêu cần đạt. 
1.Kiến thức: Giúp h/s vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
2.Kỹ năng: Đọc-hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
3.Thái độ: Có thói quen tóm tắt văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị.
1.Thầy: Giáo án. 
2.Trò: Tóm tắt văn bản ''Lão Hạc '' 
III.Phương pháp:
-Thảo luận nhóm
IV. Các bước lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số hs.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Gợi ý: Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại các sự việc chính xoay quanh nhân vật chính của văn bản. 
3.Giảng bài mới.
Giới thiệu bài. Trong tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về yêu cầu tóm tắt và các bước tóm tắt một văn bản tự sự. Tiết học này chúng ta sẽ thực hành những yêu cầu và nội dung đã học ấy.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s tìm hiểu yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự 
G treo bảng phụ ghi nội dung bài tập.
a, Con trai lão Hạc đi phu đồn điền.
HS quan sát.
I. Tìm hiểu yêu cầu tóm tắt văn bản lão Hạc.
b. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn ...
c. Lão mang tiền dành dụm ....
d. Vì muốn để lại ..............
*Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong truyện Lão Hạc chưa? 
Thứ tự các sự việc đã hợp lí chưa?
*Hãy sắp xếp lại theo thứ tự hợp lí?
* Hãy tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn?
(khoảng 10 dòng)
Hs đọc và thảo luận theo nhóm 
(2 nhóm) 
Bản liệt kê đã nêu các sự việc, nhân vật tương đối đầy đủ nhưng khá lộn xộn, thiếu mạch lạc.
Sắp xếp:
1. là b (lão Hạc có người con trai ...)
2. là a: Con trai lão đi phu dồn điền cao su ....
3. là d: Vì muốn giữ lại mảnh ..
4. là c: Lão mang tiền dành dụm được gửi ...
5. là g: Cuộc sống mỗi ngày ...
6. là e: Một hôm lão xin Binh...
7. là i :Ông giáo rất buồn ...
8. là h: Lão bỗng nhiên chết ....
9. là k: Cả làng không ai hiểu...
HS viết theo hai nhóm.
'' Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối tất cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay sang vườn nhà lão làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
Sắp xếp các sự việc.
-Lão Hạc có một người con trai...
-Con trai lão đi đồn điền.
-Lão bán con chó.
-Gửi tiền cho ông giáo.
-Cuộc sống ngày càng khó khăn.
-lão Hạc xin Binh Tư...
-Ông giáo ngạc nhiên.
-Lão Hạc chết.
-Cả làng không hiểu...
2. Viết văn bản tự sự.
- Gọi h/s tóm tắt truyện lão Hạc.
GV nhận xét.
Hoạt động 2:
* Hãy nêu các sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ''?
Hs tóm tắt.
Nhân vật chính: là chị Dậu.
- Sự việc tiêu biểu: chị Dậu chăm chồng bị ốm.
Cai lệ và người nhà lí trưởng đến bắt trói anh Dậu, chị đã đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng mình. 
II.Luyện tập.
1.Tóm tắt đoạn trích: Tức nước vỡ bờ.
4. Củng cố.
Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự?
Đọc kĩ văn bản; lựa chọn sự việc và nhân vật chính; viết văn bản tóm tắt.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại các yêu cầu, các bước tóm tắt văn bản tự sự.
- Bài tập: Viết phần tóm tắt đoạn trích: ''Tức nước vỡ bờ''.
 + Yêu cầu viết trong khoảng 10 dòng.
- Soạn bài: Cô bé bán diêm.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
 Nhận xét
 Kí duyệt
Tuần 6
Tiết 21,22
Ngày soạn: 13/9/2014
Ngày dạy:
 Bài 6. Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM.
 An đéc xen
I.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức: Giúp h/s có những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
 - Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện ''Cô bé bán diêm”' qua đó An-đéc-xen muốn khơi gợi cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.
2.Kỹ năng: Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu mến, biết thông cảm, sẻ chia với những người bất hạnh. 
II. Chuẩn bị. 
1.Thầy: Giáo án, tập truyện An-đéc-xen.
2.Trò: Soạn bài và trả lời các câu hỏi.
III.Phương pháp:
-Thuyết trình, vấn đáp	
IV.Các bước lên lớp.
1. Ổn định tổ chức 
Kiểm tra sĩ số hs.
2. Kiểm tra bài cũ.
Tóm tắt truyện ngắn ''Lão Hạc''.
Gợi ý: HS tóm tắt theo nội dung bài luyện tập.
3.Giảng bài mới.
 Giới thiệu bài.
Trên thế giới có không những nhà văn chuyên viết truyện cổ tích dành cho trẻ em. Những truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch - An-đéc-xen sáng tạo thì thật tuyệt vời. Không những trẻ em khắp nơi vô cùng yêu thích, say mê đón đọc mà người lớn đủ mọi lứa tuổi cũng đọc mãi không chán: ''Cô bé bán diêm'' là truyện như thế.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng.
Hoạt động 1: 
Gọi HS đọc chú thích.
? Nêu ngắn gọn về tác giả An-đéc-xen? 
GV: Đan Mạch là một nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu, s=1/8 s nước ta, thủ đô là Cô-pen-ha ghen.
G nêu yêu cầu đọc: giọng chậm, cảm thông.
G đọc mẫu. Gọi đọc và nhận xét?
?Nêu hiểu biết của em về các chú thích 3, 7, 8, 10?
G: Truyện của ông nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng thương yêu con người nhất là những người nghèo khổ và niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần? 
?Căn cứ vào đâu để chia đ 2 thành những đoạn nhỏ?
?Em có nhận xét gì về trình tự diễn biến của truyện?
? Yêu cầu h/s tóm tắt lại đoạn trích? 
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
? Đọc P1 của văn bản. Em thấy gia cảnh của cô bé có gì đặc biệt?
? Hoàn cảnh gia đình như vậy đã đẩy em đến tình trạng nào?
? Cô bé bán diêm xuất hiện trong thời điểm đặc biệt nào? 
? Thời điểm ấy thường gợi cho ta những ấn tượng gì?
? Cảnh tượng nào trong đêm giao thừa hiện ra trước mắt em bé bán diêm?
HS đọc.
(1805 - 1875) là nhà văn Đan Mạch chuyên viết truyện cho trẻ em.
Nghe.
Hs đọc (2 h/s). Nhận xét phần đọc của bạn.
Hs trình bày.
Nghe.
Chia làm 3 phần:
- P1: Từ đầu .... cứng đờ ra : H/cảnh của cô bé bán diêm.
- P2: Tiếp theo ... về chầu thượng đế: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng.
- P3: Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm.
Vào các lần quẹt diêm (5 đoạn nhỏ).
Mạch lạc, hợp lí. Kể theo trình tự thời gian và sự việc.
 HS tóm tắt.	
Gia cảnh mẹ chết, bà nội cũng qua đời, ở với bố sống trong một xó tối tăm.
 Phải đi bán diêm kiếm sống và luôn bị bố đánh đập.
 Trong đêm giao thừa.
Đêm giao thừa là thời điểm quan trọng kết thúc năm cũ mở đầu năm mới, mọi người đều sum họp đầm ấm; con đường tràn đầy niềm vui, hạnh phúc 
- Cửa sổ mọi nhà đều rực sáng ánh đèn.
- Trong phố sực nức ngỗng quay.
I. Tìm hiểu chung.
1.Tác giả. An-đéc-xen
(1805 - 1875), là nhà văn Đan Mạch. Nổi tiếng chuyên viết truyện cho trẻ em.
2. Đọc,chú thích.
3. Bố cục.
3 phần:	
-Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
-Những lần quẹt diêm và mộng tưởng.
-Cái chết của cô bé bán diêm.
II. Đọc- hiểu văn bản.
A. Nội dung.
1. H/ả cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
- Hoàn cảnh: mẹ chết, bà nội chết, sống với bố trong một xó tối tăm.
? Trong khi đó hình ảnh em bé bán diêm hiện ra ntn?
GV hướng dẫn HS xem tranh trong sgk.
GV: Các nước ở Bắc Âu như Đan Mạch vào dịp này thời tiết rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống tới vài chục độ dưới 0 độ, tuyết rơi dày đặc.
? Để làm nổi bật tình cảnh tội nghiệp của em bé bán diêm trong đêm giao thừa, tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
Tác dụng?
G: Tác giả sử dụng các h/ả tương phản làm nổi bật tình cảnh tội nghiệp của em bé. Em đã rét đã khổ có lẽ càng rét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn. Em đã đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức.
? Qua phân tích, em có nhận xét gì về hoàn cảnh em bé bán diêm? 
- Ngồi nép vào góc tường.
- Rét buốt.
- Không dám về nhà vì sợ cha đánh.
Hs xem tranh.
- Sử dụng NT tương phản đối lập.
+ '' Trời đông giá rét, tuyết rơi'' nhưng cô bé đầu trần, chân đi đất.
+ Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn uống gì mà trong phố sực nức mùi ngỗng quay.
Gợi lòng thương cảm đối với người đọc.
Nghe.
Hoàn cảnh rất tội nghiệp.
H/ả em bé bán diêm trong đêm giao thừa: Em bé ở ngoài đường lạnh buốt, tối đen, bụng đói.→ Hoàn cảnh đơn độc, đói rét cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tiết 2:
Kiểm tra bài cũ: Cô bé bán diêm xuất hiện trong đêm giao thừa là một em bé như thế nào?
GV nhận xét, cho điểm.
? Câu chuyện được tiếp tục nhờ chi tiết nào được lặp đi lặp lại? 
? Em bé đã quẹt diêm tất cả mấy lần? Vì sao em bé phải quẹt diêm?
G: Câu chuyện phát triển có sự đan xen giữa thực tế và ảo mộng giống hệt như trong một câu chuyện cổ tích. Khi ánh lửa que diêm sáng bùng lên thì thế giới tưởng tượng mơ ước cũng xuất hiện. Nhưng chỉ trong vài tích tắc, ánh lửa trên đầu que diêm vụt tắt thì em bé lại trở về với cảnh hiện thực. Cảnh thực thì chỉ có một duy nhất nhưng cảnh ảo thì biến hoá 5 lần phù hợp với ước mơ cháy bỏng của em bé.
HS: Rất đáng thương, đói rét, không nhà, không người yêu thương...
Đó là chi tiết em bé quẹt diêm.
Em bé đã quẹt diêm 5 lần: để được sưởi ấ

File đính kèm:

  • docVan 8 T56.doc
Giáo án liên quan