Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1:

 - Biết được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.

* Hoạt động 2:

 - Hiểu giá trị hiện thực và nhân đạo qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.

 - Thấy được thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.

 1.2. Kỹ năng:

* Hoạt động 1:

 - Đọc diễn cảm và tóm tắt văn bản truyện.

* Hoạt động 2:

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực, chuyên viết về nông dân trước CMT8.
_ Ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực.
* GV giới thiệu một vài nét về tác phẩm “Tắt Đèn”.
* Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm “Tắt Đèn”?
* Nêu vị trí đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
_ Chương XVIII, sau khi anh Dậu bị bắt, bị đánh đập dã man, được tha về nhà…
* GV hướng dẫn cách đọc, gọi HS đọc phân vai.
_ GV cùng HS nhận xét cách đọc.
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK
* Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung?
 _ 2 phần 
+ Từ đầu … có ngon miệng hay không: Tình thế gia đình chị Dậu.
+ Còn lại: Chị Dậu đối diện với cai lệ.
HĐ 2: (20’)
* Đọc đoạn trích em thấy hoàn cảnh gia đình chị Dậu hiện lên như thế nào?
_ Gia đ́ình thiếu sưu, anh Dậu mới tỉnh dậy sau trận đòn và cơn sốt.
_ Tiếng trống, tù và đốc thuế dồn dập.
* Em có nhận xét về tình thế này?
_ Tình thế nguy cấp.
*“Cai lệ” là gì? Hắn có vai trò gì ở làng Đông Xá?
_ HS trả lời – GV cùng nhận xét
_ Là tên tay sai, là công cụ phục vụ đắc lực cho XHPKTD.
* Tìm các chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ, lời nói của tên cai lệ?
_ HS thảo luận bàn, trình bày.
_ GV cùng HS nhận xét.
* Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tên cai lệ?
_ Đây không phải là ngôn ngữ của con người, là tiếng thét, gầm rít của thú dữ.
* Chứng minh tính dã thú còn bộc lộ qua việc đối xử với vợ chồng anh Dậu?
_ Bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, đánh đập người ốm không thương tiếc, độc ác. 
* Em có nhận xét gì về bản chất của tên cai lệ?
_ Tính cách dã thú, hung bạo, tán tận lương tâm, không chút tình người.
* Theo em vì sao tên cai lệ gây tội ác mà không bị ngăn chặn?
_ Hắn đại diện cho nhà nước, nhân danh phép nước để hành động.
* Từ đó em có nhận xét gì về chế độ XH đương thời?
_ HS trả lời.
(GV chuyển ý)
* Trước khi cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập tiến vào, mối quan tâm lớn nhất của chị Dậu là gì? 
_ Nấu cho được nồi cháo, cho anh Dậu húp một ít…
* Điều đó thể hiện nhân cách gì của chị Dậu?
_ Yêu thương chồng con hết mực.
* Chị Dậu đã đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào?
_ Van xin tha thiết, cố gợi từ tâm của ông cai.
_ Khi bị đánh và tính mạng của anh Dậu bị đe doạ, chị liều mạng cự lại.
* Quá trình cự lại của chị Dậu diễn ra ntn?
_ Từ lý lẽ đến hành động.
* Em có nhận xét gì về cách xưng hô của chị Dậu?
_ Ông – cháu => ông – tôi: chị Dậu đã đứng thẳng lên, có vị thế ngang hàng với đối thủ.
_ Nghiến hai hàm răng, xưng hô bà – mày: khinh bỉ, khẳng định tư thế sẵn sàng đối phó (quật ngã hai tên tay sai)
* Thuật lại cảnh chị Dậu quật ngã hai tên tay sai? Nhận xét tư thế chị Dậu?
_ HS trả lời. Chị Dậu mạnh mẽ, ngang tàng; hai tên tay sai bộ dạng thảm hại.
* Do đâu chị Dậu có sức mạnh lạ lùng như vậy?
_ Là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc là lòng thương yêu (bảo vệ anh Dậu)
* Sự thay đổi thái độ của chị Dậu có hợp lý không? Qua đó cho thấy tính cách gì của chị Dậu?
_ Là người phụ nữ hiền lành, nhẫn nhục, chịu đựng, có sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng, khi bị dồn đến đường cùng chị chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ bất khuất.
* Thái độ đó thể hiện ở câu nói nào?
_ Thà ngồi tù …… tôi không chịu được”
* GDKN: Chị Dậu là nhân vật điển hình của người nông dân. Vậy em có suy nghĩ gì về người nông dân thời ấy? (HS thảo luận cặp – GV liên hệ giáo dục HS)
_ Hiền lành, nhẫn nhịn, muốn yên ổn làm ăn, nhưng khi bị dồn vào bước đường cùng sẽ phản kháng mạnh mẽ => có áp bức có đấu tranh…
_ Sự cảm thông, trân trọng (của tác giả).
* GV hướng dẫn HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật, gọi HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
 1. Tác giả, tác phẩm:
 _ Ngô Tất Tố (1893 – 1954)
 2. Đọc, chú thích:
 3. Bố cục đoạn trích:
II. Phân tích:
 1. Tình thế của gia đình chị Dậu:
 _ Tình thế nguy cấp
2. Nhân vật cai lệ:
_ Gõ đầu roi xuống đất.
_ Thét lên, trợn ngược hai mắt, hắn quát…
_ Giật phắt dây thừng, đánh, tát chị Dậu.
 Là kẻ tàn bạo, độc ác, không chút tình người.
 3. Chị Dậu và tinh thần phản kháng “tức nước vỡ bờ”:
_ Yêu thương chồng con hết mực.
_ Lúc đầu : lo lắng, van xin (cháu - ông).
_ Sau đó liều mạng cự lại:
 + Bằng lí: (tôi – ông).
 + Bằng hành động: nghiến hai hàm răng (bà – mày)
_ Là người phụ nữ hiền lành, nhẫn nhục, khi bị dồn đến đường cùng chị chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ bất khuất.
 * Ghi nhớ (SGK/33)
 4.4 Tổng kết: 
Câu 1: Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”?
Trả lời: _ Con người khi bị dồn đến đường cùng sẽ chống trả quyết liệt.
 _ Có áp bức có đấu tranh, con giun xéo lắm cũng quằn.
 => Tức nước thì vỡ bờ.
 4.5. Hướng dẫn học tập: 
 1. Đối với tiết học này:
 _ Đọc đoạn trích, đọc phân vai diễn cảm. (học nhóm)
 _ Tóm tắt đoạn trích theo ngôi kể của nhân vật chị Dậu.
 _ Học nội dung phân tích.
 2. Đối với tiết học sau:
 _ Chuẩn bị: Lão Hạc.
 + Đọc, tập kể tóm tắt, vài nét về tác giả, tác phẩm.
 + Trả lời câu hỏi trong SGK, VBT.
5. Phụ lục:
 Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình.
 Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt đèn là "một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy". Phong Lê, trên Tạp chí Sông Hương tháng 12 năm 2003, gọi những tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất Tố là "một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam" đạt đến "sự xúc động sâu xa và bền vững"
 Ấn tượng bao trùm về Tắt đèn là một bức tranh đời sống sắc sảo, góc cạnh và chi tiết trên tất cả mọi chân dung và đối thoại, không trừ ai, trong số mấy chục nhân vật có tên hoặc không tên, xoay quanh một hình tượng trung tâm là chị Dậu. Nhịp điệu của Tắt đèn là một hơi văn mạnh mẽ và rắn rỏi từ đầu đến cuối
Tuần: 3 Tiết: 10 Bài 3: 
Ngày dạy:……… 
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
 Hiểu được khái niệm đoạn văn.
* Hoạt động 2:
 HS biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn.
 1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1,2:
 Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
* Hoạt động 3:
 Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
 Trình bày một đoạn văn theo kiểu qui nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp. 
 1.3. Thái độ:
 Giáo dục học sinh tình cảm yêu thích viết văn.
2. Nội dung học tập: 
 Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn.
 Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên: Đoạn văn mẫu.
 3.2 Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi trong SGK và VBT
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 8A1: 8A2: 
 8A3: 8A4:
 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
 4.2. Kiểm tra miệng:
 Kiểm tra VBT của HS. 
Câu 1: Bố cục văn bản là gì? Gồm mấy phần? Nhiệm vụ từng phần? (9 đ)
1. _ Là tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.
 _ Văn bản thường có bố cục ba phần:
 + Mở bài: nêu chủ đề văn bản.
 + Thân bài: trình bày các khía cạnh của chủ đề.
 + Kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản.
Câu : Hôm nay em học bài gì? (1 đ)
 2. Bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
 4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (8')
* GV gọi HS đọc văn bản.
* Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn?
_ Gồm 2 ý, trình bày trong hai đoạn.
* Dấu hiệu hình thức nào giúp em nhận biết đoạn văn?
_ Viết hoa lùi đầu dòng và dấu chấm xuống dòng.
* Vậy theo em đoạn văn là gì?
_ Đợn vị trực tiếp tạo văn bản.
_ Về hình thức: Viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng.
_ Về nội dung: Thường diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
HĐ2: (12')
* Từ ngữ chủ đề là gì?
_ Là từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn.
* Trong văn bản trên em hãy cho biết đâu là từ ngữ chủ đề của mỗi đoạn văn?
_ Các từ ngữ chủ đề:
 + Đoạn 1: Ngô Tất Tố.( Ông, Nhà văn ).
 + Đoạn 2: Tắt đèn.( Tác phẩm ).
* GV gọi học sinh đọc thầm đoạn thứ 2 của văn bản.
* Ý khái quát bao trùm của cả đoạn văn là gì?
_ Đoạn văn đánh giá những thành công của Ngô Tất Tố => Khẳng định phẩm chất người lao động chân chính.
* Câu nào trong đoạn văn chứa ý khái quát đó?
_ Câu: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
* Câu chứa đựng ý khái quát của đoạn văn được gọi là câu chủ đề. Em có nhận xét gì về câu chủ đề ( về nội dung, hình thức, vị trí.)?
_ Nội dung: câu chủ đề thường mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn văn.
_ Hình thức: Lời lẽ ngắn gọn, đủ chủ ngữ, vị ngữ.
_ Vị trí: Đứng đầu hoặc đứng cuối đoạn.
* Trong văn bản ở mục I SGK và đoạn văn II2 SGK, đoạn văn nào có câu chủ đề? Vị trí của câu chủ đề trong mỗi đoạn văn?
_ Mục I: + Đoạn 1: không có câu chủ đề.
+ Đoạn 2: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
_ Mục II ( 2.b) Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.
* Nội dung của đoạn văn được trình bày theo thứ tự nào?
_ Mục I: + Đoạn 1: Trình bày ý theo kiểu song hành.
 + Đoạn 2: Trình bày ý theo kiểu diễn dịch.
_ Mục II: Trình bày ý theo kiểu quy nạp.
*Giáo viên: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
HĐ3: (15')
Gọi học sinh đọc bài tập 1.
_ Văn bản chia làm 2 ý.
_ Mỗi ý diễn đạt bằng một đoạn văn.
Gọi học sinh đọc bài tập 2.
a. Đoạn diễn dịch (Câu chủ đề ở đầu đoạn, các câu sau chứng minh vấn đề).
b. Đoạn song hành (Miêu tả cảnh vật sau cơn mưa).
c. Đoạn song hành.
Bài tập3:(Thảo luận nhóm)
 Dãy A: diễn dịch.
 Dãy B: qui nạp.
* GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 4 SGK/ 37.
I. Thế nào là đoạn văn: 
* Văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”
II. Từ ngữ và câu trong văn bản:
 1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong văn bản:
_ Từ ngữ chủ đề : Là từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn.
_ Câu chủ đề thường mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn văn.
_ Hình thức: Lời lẽ ngắn gọn, đủ chủ ngữ, vị ngữ.
_ Vị trí: Đứng đầu hoặc đứng cuối đoạn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
_ Trình bày ý theo 

File đính kèm:

  • docTuan 3 2014.doc
Giáo án liên quan