Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1.1. Kiến thức:

 _ HS biết hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học đã học từ đầu năm lớp 8.

 _ HS hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, các hình tượng nhân vật trong các tác phẩm văn học đã học từ đầu năm lớp 8.

 1.2. Kỹ năng:

 _ HS thực hiện được các kỹ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, viết đoạn văn.

 _ HS thực hiện thành thạo: Đọc, phân tích câu hỏi và trả lời đúng yêu cầu.

 1.3. Thái độ:

 _ Thói quen: nghiêm túc, tư duy, sáng tạo trong kiểm tra.

 _ Tính cách: giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực trong kiểm tra, thi cử.

2. Ma trận đề:

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, lạc quan sống, vượt qua bệnh tật…)
1 đ
1 đ
6
- HS tự viết đoạn văn 
(Cuộc đời nghèo khổ, bế tắc, gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp tâm hồn cao thượng, giàu tình yêu thương, đức hy sinh…) 
2 đ
5. Kết quả và rút kinh nghiệm: 
 5.1. Thống kê chất lượng:
Lớp
TSHS
Giỏi
TL
Khá
TL
TB
TL
Yếu
TL
Kém
TL
TrTB
TL
8A1
8A2
8A3
8A4
Cộng
 5.2.Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra:
Ưu điểm: 	
Khuyết điểm: 	
Giải pháp khắc phục: 	
_________________________________________________________________________
Tuần: 11 LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ 
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
Tiết: 42 
Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1: _ HS biết ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự. 
* Hoạt động 2:
 _ HS biết sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
 _ HS hiểu được những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
 1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1: _ Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Hoạt động 2:
 _ HS thực hiện được: Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ. 
 _ HS thực hiện thành thạo: Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
 1. 3. Thái độ:
* Hoạt động 1: _ Thói quen: tìm hiểu và chuẩn bị bài ở nhà.
* Hoạt động 2:
 _ Tính cách: HS nói năng dễ hiểu, tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
2. Nội dung học tập: 
 _ Trình bày một câu chuyện có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên: Xem lại kiến thức về ngôi kể và lời kể (Ngữ Văn 6)
 3.2 Học sinh: Ôn tập về ngôi kể (Ngữ Văn 6, tập I)
 _ Tập kể đoạn trích SGK/110 theo ngôi thứ I.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 8A1: 8A2: 
 8A3: 8A4:
 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
 4.2. Kiểm tra miệng:
 Kiểm tra VBT của HS
 4.3.Tiến trình bài học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (5’)
* Giáo viên: Ở chương trình lớp 6 các em đã được học về ngôi kể và lời kể. Vậy em nào có thể cho biết ngôi kể là gì?
_ Là vị trí giao tiếp mà người sử dụng để kể chuyện.
* Trong kể chuyện người kể thường sử dụng ngôi kể nào? (Ngôi I, III)
* Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào?Tác dụng? 
_ Người kể xưng tôi, trực tiếp kể những điều mình chứng kiến, mình trãi qua, nói được suy nghĩ, tình cảm bản thân.
* Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Tác dụng? 
_ Người kể giấu mình đi, kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan.
* Em hãy kể tên các văn bản kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba? 
_ Kể theo ngôi thứ 1: Lão Hạc, Tôi đi học.
_ Kể theo ngôi thứ 3: Tắt đèn, Cô bé bán diêm.
* Tại sao người ta lại thay đổi ngôi kể ? 
_ Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật.
_ Thay đổi thái độ miêu tả và biểu cảm.
* Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
_ Tạo nên cách kể sinh động, có cảm xúc.
HĐ2: (35’)
Giáo viên gọi học sinh đọc phần 2/110.
* Đoạn trích này được kể theo ngôi kể thứ mấy?
_ Ngôi thứ 3
* Em hãy kể lại đoạn văn trên theo ngôi thứ nhất (lời chị Dậu). (Thảo luận 7’)
_ Chú ý từ xưng hô, lời dẫn thoại…)
_ HS kể trong tổ, 
_ GV gọi đại diện lên trình bày.
 GV cùng HS nhận xét
 * GV chốt lại vấn đề
I. Củng cố kiến thức:
 Ngôi I: Người kể xưng tôi, trực tiếp kể những điều mình chứng kiến, mình trãi qua, nói được suy nghĩ, tình cảm bản thân
 Ngôi III: Người kể giấu mình đi, kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan.
II. Luyện nói trên lớp:
 4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Cách kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba có gì khác nhau?
Trả lời: Ngôi 1: dễ dàng bộc lộ cảm xúc.
 Ngôi 3: kể chuyện tự do, linh hoạt
 4. 5. Hướng dẫn học tập: 
 1. Đối với bài học tiết này:
 Ôn lại kiến thức về ngôi kể.
 Tập kể lại các câu chuyện đã học theo ngôi kể khác trong lúc học nhóm.
 2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh.
 Đặc điểm văn thuyết minh. Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK, VBT.
5. Phụ lục:
_________________________________________________________________________
CÂU GHÉP
Tuần: 11 Tiết: 43 Bài: 11 Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1: _ HS hiểu đặc điểm của câu ghép.
* Hoạt động 2: _ HS biết cách nối các vế câu ghép. 
* Hoạt động 3: _ HS biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập.
 1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1: 
 _ HS thực hiện được: Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
* Hoạt động 2: _ Nối được các vế câu ghép theo yêu cầu.
* Hoạt động 3:
 _ HS thực hiện thành thạo: Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1: _ Nhận diện câu ghép đúng trong văn bản.
* Hoạt động 2: _ Chọn cách nối các vế trong câu ghép phù hợp.
* Hoạt động 3: _ Thói quen: sử dụng câu ghép đúng trong khi tạo lập văn bản.
2. Nội dung học tập: 
 _ Đặc điểm của câu ghép.
 _ Cách nối các vế câu: 
 _ Luyện tập
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên: Bảng phụ vẽ mô hình các kiểu cấu tạo câu ghép.
 Ví dụ về câu ghép.
 3.2 Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, tự đặt ví dụ về câu ghép.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 8A1: 8A2: 
 8A3: 8A4:
 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
 4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Nói giảm nói tránh là gì? Cho ví dụ?(8 đ)
Trả lời: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh hô tục, thiếu lịch sự.
Vd: Bác Dương thôi đã thôi rồi.
Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Gồm những nội dung gì? (2 điểm)
 _ GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
 4.3 Tiến trình bài học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 (Vào bài) 
Ở Tiểu học, các em đã được biết thế nào là câu ghép. Hôm nay, ta sẽ đi vào tìm hiểu đặc điểm của kiểu câu này và cách nối các vế câu ghép.
HĐ1: (10’)
Giáo viên gọi học sinh đọc mục I (Bảng phụ)
* Tìm các cụm C-V trong các câu in đậm?
1._ Tôi /quên thế nào được..
 C V
 Những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở …tôi…
 C V
 Mấy cành hoa tươi/ mỉm cười…
 C V
2._ Mẹ tôi / âu yếm …….
 C V
3._ Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi
 C V
 Lòng tôi / đang có sự… tôi/ đi học.
 C V C V
* Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V?
_ Câu có hai cụm C-V bao chứa nhau:
 + Câu (1): có một cụm C-V làm nòng cốt (Tôi/ quên…) hai cụm C-V còn lại làm phụ ngữ cho động từ quên và nảy nở.
 + Câu (3): có ba cụm C-V không bao chứa nhau => Ba vế của câu ghép.
* GV cho HS trình bày kết quả vào bảng mẫu (SGK/112)
* Thế nào là câu ghép?
HĐ1: (10’)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại mục I
* Tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn trên?
1. Hằng năm cứ vào cuối thu … buổi tựu trường.
2. Những ý tưởng ấy .. không nhớ hết.
* Trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
_ Câu 1,2: Nối bằng quan hệ từ : và.
_ Câu 3: Dấu hai chấm.
* Tìm thêm một số ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép?
_ Hắn /vốn không ưa Lão Hạc bởi vì lão/ lương thiện quá. (Nối bằng quan hệ từ)
- Mẹ tôi/ cầm nón vẫy tôi vài giây sau, tôi/ đuổi kịp.
( Nối bằng dấu phẩy).
* Qua những ví dụ vừa phân tích em hãy cho biết có mấy cách nối các vế câu ghép?
_ Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng từ nối.
- Không dùng từ nối.
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
HĐ3: (15’)
Bài tập 1:
a. Câu (3), (4), (5), (6), (7): dấu phẩy
b. Câu (1), (2): dấu phẩy.
c. Câu (2): dấu hai chấm.
d. Câu (3): quan hệ từ: Bởi vì.
Bài tập 2:
a. Vì trời mưa to nên đuờng rất trơn.
b. Nếu Nga chăm học thì nó thi đậu.
c. Tuy nhà khá xa nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
d. Không những Thảo học giỏi mà còn rất khéo tay.
Bài tập 3:
* Bỏ bớt một quan hệ từ:
a. Trời mưa to nên đuờng rất trơn.
b. Nga chăm học thì nó thi đậu.
c. Nhà khá xa nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
d. Thảo học giỏi còn rất khéo tay.
* Đảo lại trật tự các vế:
a. Đuờng trơn vì trời mưa to.
b. Nga sẽ thi đậu nếu nó chăm học.
* GV hướng dẫn bài tập 4,5/114 HS về nhà làm.
I. Đặc điểm của câu ghép:
 _ Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.
 Ghi nhớ1 (SGK/112)
II. Cách nối các vế câu:
_ Có hai cách nối các vế câu:
 + Dùng từ nối.
 + Không dùng từ nối.
 Ghi nhớ2 (SGK/112)
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Tìm câu ghép và cách nối.
Bài tập 2:
Đặt câu ghép với quan hệ từ đã cho.
Bài tập 3:
Chuyển câu ghép vừa đặt thành câu ghép mới.
 4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Thế nào là câu ghép?
Trả lời: _ Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.
Câu hỏi 2: Có mấy cách nối các vế câu ghép?
Trả lời: _ Có hai cách nối các vế câu:
 + Dùng từ nối.
 + Không dùng từ nối. 
 4.5. Hướng dẫn học tập: 
 1. Đối với bài học tiết này:
 Học ghi nhớ.
 Hoàn thành các bài tập, làm bài tập 4,5/114
 Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong một đoạn văn tự chọn.
 2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Câu ghép (tt)
 Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
 Đọc và làm các bài tập vào VBT.
5. Phụ lục:
Tuần: 11 Tiết: 44 Bài: 11 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
Ngày dạy: ……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
 _ HS hiểu đặc điểm của văn bản thuyết minh.
 _ HS biết ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
* Hoạt động 2:
 _ HS hiểu yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ…)
 1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
 _ HS thực hiện thành thạo: Nhận biết văn bản thuyết minh, phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó.
* Hoạt động 2:
 _ HS thực hiện được: Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ Văn và các môn học khác. 
 1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
 _ Thói quen: Quan sát, tìm hiểu mọi vật, hiện tượng xung quanh.
* Hoạt động 2:
 _ Tính cách: Có ý thức tìm hiểu những tri thức khoa học, xã hội bồi dưỡng hiểu biết của bản thân.
2. Nội dung học tập: 
 _ Đặc điểm, vai trò của văn bản thuyết minh

File đính kèm:

  • docTuan 11 2014.doc
Giáo án liên quan