Giáo án Ngữ Văn 8 - Trường PTDT NT Buôn Đôn

I. Mục tiêu bài học: Giúp Học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

 -Chân dung Thanh Tịnh, tranh ngày khai trường(nếu có)

2. Học sinh:

 - Đọc truyện, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.

 - Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của mình trong ngày tựu trường đầu tiên.

III. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (không)

 Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh vào đầu năm học.

3. Giới thiệu bài mới: (1’)

 

doc263 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 - Trường PTDT NT Buôn Đôn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối trực tiếp với nhau hoặc nối với nhau bằng quan hệ từ
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn. Cho ví dụ.
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm. Cho ví dụ.
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. Cho ví dụ.
9- Ôn tập về dấu câu:
- - Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
Ví dụ: Bích (một cây Toán của lớp) rất thích làm thơ
- Đánh dấu báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu báo trức lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại
Ví dụ:- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
- Ông cha ta đã dạy: ”Có công mài sắt có ngày nêm kim”
- Dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn tực tiếp; đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dâu tên tác phẩm, tờ báo... dẫn trong câu văn.
Ví dụ: Tôi rất thích đọc “Văn học tuổi trẻ” vì nó rất bổ ích và có nhiều chuyên mục hay.
Hướng dẫn học ở nhà:
- Hệ thống hóa lại kiến thức dã học về tiếng Việt.
- Chuẩn bị tiết Hai chữ nước nhà
Tuần 16
Tiết 64
BÀI 16
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Ngày soạn: 
30/12/2007
I. MỤC TIÊU: Giúp HS.
	- Giúp hs nhận ra ưu khuyết điểm của mình qua bài viết.
	- Củng cố lý thuyết thuyết minh.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HOC:
1. Giáo viên:	- Chấm bài, sửa lỗi.
	- Soạn giáo án.
2. Học sinh:	- Xem lại kiến thức.
	- Tự nhận xét bài làm của mình.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	III.Bài mới:
Tiến hành trả bài: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn tìm hiểu đề:
- Gọi hs đọc lại đề.
- Nêu yêu càu của đề.
- GV phân tích yêu cầu của đề để hs nắm.
1. Đề bài: Em hãy thuyết minh cái bình thủy (phích nước)
* Phương thức biểu đạt: Thuyết minh.
* Nội dung: 
Thuyết minh cái phích nước (bình thủy) một đồ dùng trong gia đình
* Phương pháp thuyết minh: 
Nêu định nghĩa, giải thích.
Liệt kê
 So sánh 
Hướng dẫn hs lập dàn ý: 
- GV cho các nhóm lập dàn ý.
- Các nhóm nhận xét chéo, bổ sung, dàn ý.
- GV kết luận, bổ sung để dàn ý hoàn chỉnh.
2- Dàn ý: 
Đầy đủ 3 phần và sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
Mở bài: Giới thiệu về cái bình thủy.
Thân bài:
 Hình dáng, màu sắc, cách bài trí bên ngoài của bình thỷ.
 Cấu tạo bình thủy:
 Chất liệu vỏ
 Cấu tạo miệng bình, đáy bình, quai bình
 Cấu tạo ruột bình
	Công dụng của bình thủy
	Cách sử dụng và bảo quản.
	Kết bài:
HS tự nhận xét bài viết của mình, nêu những ưu điểm, hạn chế
3- HS tự nhận xét bài viết sau khi lập dàn ý
 Hướng dẫn sửa bài
Bước 1: Đánh giá chung :
Giáo viên nhận xét những ưu điểm và hạn chế chung của bài làm.
(Ghi ra giấy từng lớp)
Bước 2: Sửa lỗi cụ thể.
- Học sinh phát hiện lỗi sai trong bài của mình về câu, đoạn văn.
- Cách dùng từ, lỗi chính tả.
- Viết sai ngữ pháp.
- Chuẩn bị bảng phụ những câu sai trong bài làm của học sinh, cho các em phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng.
- Gọi học sinh sửa bài, cả lớp nhận xét, bổ sung.
* Giáo viên nhận xét.
4. Sửa lỗi cụ thể:
Phát hiện lỗi trong đoạn văn.
Sửa bài.
Đọc đoạn văn hay
- Giáo viên chọn bài làm tốt hoặc có đoạn văn hay đọc giới thiệu cho học sinh. (Chú ý các bài theo 3 đối tượng học sinh)
- Đọc nhận xét về ưu điểm dúng từ, diễn đạt.
Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại lý thuyết.
	- Chuẩn bị bải Hai chữ nước nhà
Tuần: 17
Tiết 65 
BÀI : 16 
ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên
Ngày soạn: 
01.01.2008 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS.
	- Cảnh tàn tạ của chữ Nho, sự hết thời của ông đồ; thấy được niềm cảm thương của tác giả với cảnh cũ người xưa gắn liền với nét văn hoá cổ truyền.
	- Thấy được sức truyền cảm đặc sắc của bài thơ.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HOC:
1. Giáo viên:	- Tìm hiểu thêm về Vũ Đình Liên.
	- Đọc tham khảo một số bài viết về Ông đồ.
	- Tìm tranh minh hoạ cho bài thơ (tranh ông đồ, tranh thư pháp).
2. Học sinh:	- Đọc bài thơ, xem kĩ phần chú thích.
	- Trả lời câu hỏi Hướng dẫn đọc - hiểu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HOC::
1.Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra vở học sinh.
3.Dạy học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Cho HS quan sát bức tranh ông đồ.
- Em có biết bức tranh này vẽ gì không?
- Ông đồ là những người làm nghề gì?
- Ngày nay, các em khó lòng được nhìn thấy những ông đồ đúng nghĩa trong trang phục như thế này. Còn hình ảnh của các ông ngày xưa ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
- Quan sát.
- Trả lời: Vẽ những ông đồ xưa.
- Trả lời: Đó là những ông giáo dạy chữ Nho và viết chữ thuê.
- Theo dõi và ghi bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Gọi HS đọc chú thích *, sgk/9.
- Đặc trưng sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
- Giới thiệu với HS về hoàn cảnh sáng tác của bài Ông đồ.
- Đọc mẫu và gọi HS đọc bài thơ.
- Gọ HS đọc mục chú thích.
- Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Đọc.
- Trả lời: Nặng lòng thương cảm và nỗi niềm hoài cổ.
2. Tác phẩm:
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đọc.
- Trả lời: Thơ ngũ ngôn (năm chữ)
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
- Hãy xác định các ý chính của bài thơ!
- Gọi HS đọc lại 2 khổ thơ đầu.
- Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của ông đồ ở hai khổ thơ đầu? Ông xuất hiện để làm gì?
- Giới thiệu thêm cho HS về văn hoá Việt Nam ngày tết:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
- Thái độ, tình cảm của mọi người đối với ông đồ ra sao?
- Gọi HS đọc khổ 3,4 của bài thơ.
- Hình ảnh ông đồ lúc này ra sao?
- Em nghĩ gì về hai câu:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
- Bình thêm về nghệ thuật diễn đạt cũng như biểu hiện tâm trạng trong hai đoạn thơ.
- Gọi HS đọc khổ thơ cuối.
- Khổ thơ cuối cho ta biết tình cảm gì của tác giả?
- Mặc dù cái mới ra đời là quy luật tất nhiên của cuộc sống nhưng chữ Nho đã gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam, nay nó không được thịnh hành, tác giả không khỏi xót xa, nuối tiếc.
- Hãy tìm những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ!
- Bình thêm về giá trị của những biện pháp nghệ thuật đó.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ, sgk/10
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh ông đồ thời chữ Nho thịnh hành:
- Trả lời: có 3 ý:
- Khổ 1,2: hình ảnh ông đồ khi chữ Nho thịnh hành.
- Khổ 3,4: hình ảnh ông đồ thời tàn.
- Khổ 5: tình cảm của nhà thơ.
- Đọc.
- Trả lời: Ông đồ gắn với mùa xuân. Xuân đến, ông đồ ngồi trên hè phố để viết câu đối tết cho mọi nhà.
- Theo dõi.
- Trả lời: Bao nhiêu người thuê viếtai cũng tìm đến ông, yêu mến cái tài viết chữ của ông à ông đã góp phần tạo nên nét xuân trong ngày tết truyền thống.
2. Hình ảnh ông đồ khi chữ Nho suy tàn:
- Trả lời: Xuân về, ông đồ xuất hiện nhưng không còn ai thuê viết, ngợi khen à cảnh vắng vẻ, điêu tàn
- Trả lời: Hình ảnh nhân hoá thể hiện hoàn cảnh cũng như tâm trạng của ông đồ một cách sâu sắc à nỗi sầu như lan ra cả mọi vật xung quanh.
- Theo dõi.
3. Tình cảm của nhà thơ:
- Đọc.
- Trả lời: Đó là niềm thương tiếc khắc khoải của tác giả. Ông bâng khuâng, xót xa khi nghĩ đến những người muôn năm cũ không còn tồn tại.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Trả lời:
- Phép nhân hoá.
- Kết cấu giản dị, hàm xúc, đầu cuối tương ứng.
- Theo dõi và ghi bài.
- Đọc.
IV. Củng cố:
	1. Cho HS thảo luận nhóm: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
	2. Chốt lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
	3. Gọi HS đọc lại Ghi nhớ.
V. Dặn dò:
	1. Học thuộc lòng bài thơ.
	2. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
	3. Chuẩn bị bài “Hai chữ nước nhà”.
Tuần: 17
Tiết 66 
BÀI : 16 
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
Trần Tuấn Khải
Ngày soạn: 
01.1.2008 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: Cách khai thác đề tài, lịch sử, sự lựa chọn thể thơ, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2.Học sinh:
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
- Kiểm tra thuộc lòng và nội dung, nghệ thuật bàiMuốn làm thằng cuôi. của Tản Đà
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
- Gọi hs đọc bài thơ và chú thích (é) sgk
- GV giói thiệu về nét về tác giả tác phẩm.
I/- Tìm hiểu chung:
1- Tác gỉa:
2- Tác phẩm:
Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924) lấy đề tài lịch sử thời giặc Minh xâm lược nước ta Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu nhưng cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở về để lo tính việc trả thù nhà đền nợ nước.
Bài thơ được viét theo thể song thất lục bát
- Gọi hs đọc 8 câu đầu.
- Cảnh ngộ cuộc chia ly được miêu tả qua bối cảnh không gian như thế nào ? 
- Hãy nêu hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật?
- Các hình ảnh ẩn dụ : Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, chút thân tàn lần bước dặm khơi mang ý nghĩa gì?
II/- Phân tích:
1- Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất nước:
- Cuộc chia ly diễn ra nơi biên giới am đạm, heo hút:ải Bắc mây sầu ảm đạm, hổ thét chim kêu . . . 
- Hoàn cảnh thật éo le, cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu những cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở lại để lo tính iệc trả thù nhà đền nợ nước.
- Nói lên lòng nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của mình.
- Gọi hs đọc 20 câu tiếp theo.
- Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc bằng những lời nào?
- Qua đó nhà thơ muốn khẳng định điều gì?
- Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, người cha trước hết nhắc đến lịch sử dân tộc ?
- Qua đó em hiểu thêm điều gì tấm lòng người cha?
- Trong phần tiếp theo, những câu thơ nào nói lên họa mất nước?
- Các chi tiết: Bốn phương khói lửa bừng bừng,họa xương rừng, náu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con gợi về hình 

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8 2011 CKTKN.doc
Giáo án liên quan