Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 91: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn)

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Về kiến thức.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu.

- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà phát triển.

- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

2. Về kĩ năng

- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.

- Hiểu được đặc điểm kiểu văn nghị luận trung đại.

3. Về thái độ.

- Thể hiện niềm tự hào của dân tộc, của một đất nước.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tranh, bảng phụ

2. Học sinh: vở bài soạn, vở ghi, sách giáo khoa.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức: lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp

 

docx8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 6826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 91: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn: Nguyễn Thị Minh Diệu.
Tiết 91: CHIẾU DỜI ĐÔ
(Lí Công Uẩn)
Mục tiêu cần đạt.
Về kiến thức.
Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu.
Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà phát triển.
Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
Về kĩ năng
Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
Hiểu được đặc điểm kiểu văn nghị luận trung đại.
Về thái độ.
Thể hiện niềm tự hào của dân tộc, của một đất nước.
Chuẩn bị.
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tranh, bảng phụ
Học sinh: vở bài soạn, vở ghi, sách giáo khoa.
Tiến trình dạy học.
Ổn định tổ chức: lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1: đọc thuộc lòng văn bản: bản phiên âm và dịch thơ bài “Ngắm trăng”? Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 2: đọc thuộc lòng văn bản “Đi đường” phần dịch thơ? Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 1: Đọc bài thơ.
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: khi Bác Hồ sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Người bị bọn chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong những ngày tháng bị tù đày khổ cực, người đã viết “Nhật kí trong tù” gồm 133 bài. “Ngắm trăng” là bài thơ được viết trong tập “Nhật kí trong tù. 
Câu 2: Đọc bài thơ.
Nội dung chính: “Đi đường” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi mà đã ngộ ra được chân lý đường đời; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Bài mới.
Giới thiệu bài mới.
Cho học sinh xem hình ảnh “Chiều dời đô” được phóng to trên giấy.
Hình ảnh mà các em đang xem là hình ảnh “ Chiếu dời đô” được viết bằng chữ Hán của Lí Công Uẩn. Sự ra của “Chiếu dời đô” gắn liền với sự kiện lịch sử dời đô từ Hoa Lư về Đại La ( Hà Nội ngày nay). Chiếu dời đô không chỉ mang ý nghĩa lịch sử to lớn mà còn có giá trị về mặt tư tưởng cũng như nghệ thuật. Hôm nay cô sẽ cùng các em đi vào tìm hiểu sâu hơn về bài này.
Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn giải thích từ khó, tìm hiểu thể loại và bố cục.
Nêu cách đọc cho: giọng mạch lạc, rõ ràng, chú ý những câu hỏi, câu cảm, các danh từ riêng.
GV đọc mẫu
Gọi 2 HS đọc 
Giải thích lại tựa đề. Giải thích thêm một số từ:
Mệnh: 
Vận:
Khanh:
? hãy nêu những hiểu biết của em về Lí Công Uẩn?
? theo em bài Chiếu dời đô dược viết theo thể văn nào? 
? em hiểu như thế nào về thể chiếu?
? bố cục của bài chiếu dời đô?
Bài chiếu có kết cấu 3 phần:
Phần 1: phân tích những tiền đề, cơ sở lí luận làm thực tiễn.
Phần 2: lí do chọn Đại La là kinh đô mới.
Phần 3: kết luận.
Dựa theo bố cục của vừa phân chia, bây giờ cô và các em sẽ đi vào phân tích nội dung và nghệ thuật của bài chiếu.
Hoạt động 2: tìm- hiểu phân tích.
? tác giả đã nêu lên những sự kiện lịch sử gì?
? dời đô như vậy nhằm mục đích gì?
? kết quả của những lần dời đô là như thế nào?
? theo em, tại sao tác giả lại lấy các lần dời đô của các triều đại trước để làm dẫn chứng?
Giảng: thời trung đại, mọi người thường noi gương theo những bậc tiền nhân, vân theo mệnh trời lấy đó làm khuôn mẫu nên thường trich dẫn những điển cố điển tích. Mệnh trời ở đây có nghĩa là hợp với quy luật của tự nhiên.
Việc trích dẫn đó đã nêu lên những lí lẽ, những dẫn chứng cụ thể. Và tác giả cũng không quên đối chiếu tình hình hai triều đại nhà Đinh, Lê. Việc đối chiếu như thế nào ta sẽ đi tim hiểu rõ hơn?
Gọi học sinh đọc phần 2.
? theo em tại sao Lí Công Uẩn không chọn Hoa Lư làm kinh đô?
? Lí Công Uẩn phê phán hai nhà Đinh, Lê điều gì?
? theo em hai nhà Đinh, Lê đã mắc phải sai lầm gì? Kết quả của việc mất sai lầm ấy?
? theo em việc Lí Công Uẩn phê phán và nhận xét như vậy có đúng không? Giải thích?
 Ở đoạn văn này Lí Công Uẩn đã bày tỏ thái độ, tình cảm gì? Câu văn nào thể hiện điều ấy? 
Giảng: Lí Công Uẩn đã từ chỗ đau xót trước thực tại của hai triều Đinh, Lê đã khẵng định ý muốn dời đô của mình từ Hoa Lư ra Đại La. Vậy Đại La là vùng đất như thế nào mà được Lí Công Uẩn chọn làm kinh đô cô và các em sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu phần cuối của bài chiếu.
? thành Đại La có những lợi thế gì mà được Lí Công Uẩn chọn làm kinh đô của đất nước?
? Nhận xét về cách ban bố mệnh lệnh của Lí Công Uẩn (chú ý câu cuối cùng của bài chiếu)
? Vì sao chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của đất nước Đại Việt? 
Hoạt động 3: Tổng kết.
? hãy nêu những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của bài chiếu?
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK, tr, 51.
Giao bài tập về nhà cho học sinh: Chứng minh chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục.
Nghe 
Đọc
Lí Công Uẩn (947-1028) tức Lí Thái tổ.
Là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.
Sang lập ra triều đại nhà Lí.
Thể chiếu.
Chiếu là thể văn do vua dung để ban bố mệnh lệnh
Viết theo văn vần và văn biền ngẫu.
Bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại..
3 phần:
Phần 1: từ đầu à phong tục phồn thinh.
Phần 2: TTà không thể không dời đô
Phần 3: còn lại
Nhà Thương: 5 lần dời đô.
Nhà Chu: 3 lần dời đô.
Mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.
Đất nước được phát triển thịnh vượng.
Làm cơ sở, tiền đề 
cho việc dời đô.
Đọc 
Kinh đô Hoa Lư không còn thích hợp để đóng đô nữa.
Phê phán hai nhà Đinh, Lê không chịu dời đô.
Hai nhà Đinh, Lê đã không vân theo mệnh trời. Không làm theo đúng lời của người xưa nên triều đại ngắn ngủi, nhân dân sống khổ cực.
Hai triều Đinh, Lê vẫn cứ đóng đô ở Hoa Lư cho thấy thế và lực của hai triều đại ấy chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước mà vẫn còn dựa vào thế núi rừng hiểm trở. Đến thời nhà Lí đang trong đà phát triển đi lên của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa. 
 Trực tiếp thể hiện nỗi đau xót trước thực tại.
“ trẫm rất đau xót về việc đó”
Chọn Đại La vì: 
Về vị trí địa lí: Đại La là trung tâm trời đất.
Địa thế đất: Vùng đất quý hiếm, sang trọng đẹp đẽ, có nhiều khả năng phát triển thịnh vượng: rồng cuộn hổ ngồi (thành ngữ)
Có núi sông, nhìn sông dựa núi, đất cao, thoáng
Hơn nữa Đại La cũng là nơi từng được đóng đô.
àlà nơi thắng địa, chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương và đủ điều kiện để trở thành kinh đô của một nước.
Cách ban bố mệnh lệnh tạo sự đồng cảm của vua đối với thần dân. Việc ban bố mệnh lệnh nhận được sự đồng tình của nhân dân.
Thảo luận: đại diện nhóm trả lời.
Dời đô từ Hoa Lư ra đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Đại La là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường.
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
Học sinh đọc.
Về nhà làm bài.
Đọc – Tìm hiểu chú thích.
Đọc
Giải thích từ khó.
Tác giả - tác phẩm.
Tác giả.
Lí Công Uẩn( 947 -1028) tức Lí Thái Tổ. 
Là người sáng lập ra triều đại nhà Lí.
Tác phẩm
Thể loại: chiếu.
Bố cục: 3 phần.
Đọc – Tìm hiểu văn bản.
Tiền đề, cơ sở lí luận làm thực tiễn.
Trong lịch sử đã từng có những lần dời đô.
Dời đô để đất nước phát triển phồn thịnh.
Kết quả: đất nước phồn thịnh.
Nêu gươngà làm cơ sở, tiền đề cho việc dời đô.
Lí do chọn Đại La làm kinh đô.
Kinh đô Hoa lư không còn phù hợp để đóng đô.
Hai nhà Đinh Lê không dời đô.
Khinh thường mệnh trời.
Không học theo lối của người xưa.
Thời đại ngắn ngũi, trăm họ sống cơ cực.
àLời văn vừa có tình, vừa có lí lẽ.
Kết luận.
Vị trí địa lí: là nơi trung tâm của đất trời.
Địa thế đất: vùng đất quý hiếm có nhiều khả năng phát triển thịnh vượng.
Lịch sử: đã từng được dóng đô ở đây.
Là chốn hội tu trọng yếu của bốn phương.
Vì vậy phải dời đô.
 Mệnh lệnh có lí, có tình. Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Tổng kết.
Luyện tập
Củng cố - dặn dò.
Khái niệm thể loại chiếu, nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài chiếu.
Bài mới: chuẩn bị bài câu phủ định.

File đính kèm:

  • docxgiao an lop 8 tap 2.docx
Giáo án liên quan