Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 52 đến tiết 57
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm, cấu tạo, công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập VB TM
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
3. Thái độ:
- Bình tĩnh, nghiêm túc trình bày một vấn đề trước đám đông
4. Kỹ năng sống
- Tư duy, thể hiện sự tự tin, giao tiếp.
rằng: “Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, ây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” Như vậy chí làm trai đã có mạch nguồn của quan niệm nhân sinh truyền thống; chí làm trai đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động cao cả, mãnh liệt. Phải làm những việc to lớn, xoay chuyển thời thế, xoay chuyển đất trời. -hstb: Em hãy tìm trong câu thơ từ ngữ miêu tả tư thế của người tù? -hs khá Theo em tại sao tác giả không viết là: đứng tại, đứng ở mà lại viết là đứng giữa?Đứng giữa gợi mở ra một không gian ntn? (hs trung binh theo dõi câu trả lời) Gv: Đứng giữa thể hiện một tư thế vững chắc, mở ra một không gian rộng lớn. Như vậy tầm vóc của kẻ làm trai dường như cũng cao lớn uy nghi hơn. Đứng giữa đất trời Côn Lôn, giữa hiểm nguy sóng gió để khẳng định sự mạnh mẽ của đấng nam nhi khi được sinh ra là phận làm trai. -Hs tb: Ở giữa nơi đầy nguy hiểm ấy chí làm trai được thể hiện qua câu thơ nào? Lừng lẫy làm cho lở núi non - hstb:Ở hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nói quá -hs khá: Bằng lối nói khoa trương đó hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người tù cách mạng như thế nào? -Mục đích của kẻ xâm khi đưa tù nhân ra Côn Lôn là để đày ải họ, hòng bẻ gẫy tinh thần và nghị lực của những người tù yêu nước. Nhưng dưới cái nhìn của PCT Côn Lôn đã trở thành nơi thử thách chí làm trai. Vì vậy tư thế kẻ làm trai đã hiện lên cao lớn ngang tầm vũ trụ, sừng sững giữa đất trời gợi liên tưởng đến vẻ đẹp hùng tráng, phi phàm chỉ có ở các bậc anh hùng. -hstb: Trong thực tế người tù trên đảo phải làm công việc gì? Đập đá -hstb: Tìm những câu thơ miêu tả công việc đập đá? Xách búa..... Ra tay.... -hstb: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để miêu tả việc đập đá của người tù?(hãy chú ý việc sử dụng từ ngữ) Lối nói khoa trương,(năm bảy đống; mấy trăm hòn, năm bảy, mấy trăm chỉ số lượng lớn)=> chỉ sức mạnh thần kì - Các động từ mạnh(đánh, đập) - Nghệ thuật đối(xách búa><mấy trăm hòn)( phép đối cân xứng giữa các ý thơ chứ không phải đối lập) - hs khá: Việc sử dụng các động từ mạnh, lối nói khoa trương và phép đối trong hai câu thơ trên có tác dụng gì(gợi tả điều gì)? Tác dụng: Gợi hình dung về việc đập đá của người tù; đó là công việc vô cùng nặng nhọc, người tù phải dùng sức lực để đập vỡ những gò đống, những tảng đá to thành nhỏ-> Đập đá là hình thức lao động khổ sai mà thế lực thống trị thường xuyên sử dụng để hành hạ người tù Gv bình ngắn Công việc đập đá bình thường đã vất vả nặng nhọc nhưng ở Côn Lôn công việc đó còn gian nan hơn nhiều vì người tù phải lao động dưới thời tiết khắc nghiệt (bất kể mưa nắng) dưới đòn roi tra tấn của kẻ thù. Qua tìm hiểu bốn câu thơ đầu em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ ? Khẩu khí, mạnh mẽ, hùng tráng, sôi nổi, tự hào khẳng định ý chí làm trai của bản thân. -hs khá: Ngoài ý nghĩa tả thực việc đập đá theo em các câu thơ trên còn có ý nghĩa nào khác không? Thông qua miêu tả hành động đập đá của người tù tác giả còn muốn đề cao ý chí quyết tâm của người chiến sĩ cách mạng dám đương đầu trước thử thách và vượt lên để chiến thắng gian khổ. Thực tế là người tù đang phải lao động khổ sai việc đập đá vô cùng cực nhọc, gian nan nhưng ở đây ta chỉ thấy hiện lên những hành động thật mạnh mẽ phi thường như trong cuộc chinh phục thiên nhiên lớn lao với sức mạnh thần kỳ. Trong công cuộc chinh phục ấy con người sẵn sàng dẹp bỏ hết những cản trở để thay đổi càn khôn, thay đổi vận mệnh nước nhà(đập đá cũng như là đang dẹp bỏ trở ngại trên bước đường cứu nước còn nhiều chông gai mà con người phải trải qua). Gv chuyển ý Với 4 câu thơ đầu tác giả đã khắc họa được hình ảnh người tù cách mạng thật lớn lao mạnh mẽ, họ hiện lên như hình tượng của dũng sỹ trong huyền thoại. Từ công việc lao động khổ sai đó người tù còn có những suy ngẫm nào về thời cuộc chúng ta cùng chuyển tiếp tìm hiểu phần còn lại của bài thơ Gv chiếu 4 câu thơ cuối gọi 1 Hs đọc, nêu lại khái quát nội dung -hs tb: Theo những biện pháp nghệ thuật nào được thể hiện ở hai câu thơ Tháng ngày.... Mưa nắng.... Phép đối tháng ngày > < mưa nắng thân sành sỏi > < dạ sắt son - hs khá:Ngoài phép đối câu thơ còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? -hs khá: Chỉ ra nghĩa ẩn dụ trong cụm từ: tháng ngày, mưa nắng, thân sành sỏi, dạ sắt son? tháng ngày(thời gian kéo dài),thử thách kéo dài mưa nắng chỉ những gian khổ phải chịu đựng trong một thời gian dài thân sành sỏi: sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ dạ sắt son: ý chí kiên định không thay đổi -hs khá: Nghệ thuật ẩn dụ và phép đối trong cặp câu này có tác dụng gì ? Ở hai câu thơ này người tù cách mạng muốn khẳng định rõ sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai cả về thể xác lẫn tinh thần, nêu cao ý chí kiên định với sự nghiệp cách mạng, coi tù đày là nơi tôi luyện để tinh thần thêm cứng cỏi. Cái ý chí kiên định sắt son ấy của người tù cách mạng còn được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ở hai câu thơ cuối Các em chú ý vào 2 câu thơ cuối: Gv đọc Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan....... -hs tb: Cụm từ vá trời gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh nào trong huyền thoại? (Bà “Nữ oa đội đá vá trời” – huyền thoại Trung Quốc) - Theo em hiểu thì vá trời là việc làm ntn ? Việc làm mang tầm cỡ lớn lao -hs khá : Vậy cụm từ những kẻ vá trời ở câu thơ này là để nói về ai ? Những người chiến sỹ cách mạng đang bị tù đày, sự nghiệp cứu nước, cứu dân của họ ở đầu thế kỷ XX là một việc lớn lao mang tầm vóc vũ trụ cũng giống như việc vá trời của nữ oa trong truyền thuyết xưa. –hs tb:Em hiểu cụm từ“lỡ bước”ở đây như thế nào? - Lỡ bước: không may bị bắt, rơi vào cảnh tù đầy. -hs tb:“Việc con con” mà tác giả nhắc tới là việc gì? Việc con con là công việc đập đá khổ sai, là đòn roi tù ngục, là bản án mà PCT đang phải chịu. -hs khá:Trong thực tế đó có phải là những việc con con không?Vậy vì sao tác giả lại nói như vậy? Đây vốn không phải việc con con như nhà thơ nói nhưng so với công việc cứu nước lớn lao thì tù ngục và lao động khổ sai chỉ là việc con con(không có gì đáng ngại). - hs khá:Em có suy nghĩ gì về hình ảnh kẻ vá trời và việc con con? Đây là hai hình ảnh đối lập nhau(lớn>< nhỏ) -hs khá: Sự đối lập này nói lên điều gì? Người tù cách mạng luôn coi khinh-> Dù trong bất kì hoàn cảnh nào người chiến sĩ cách mạng cũng luôn giữ vững bản lĩnh tự tin, kiên cường. Đó cũng chính là biểu hiện của tinh thần lạc quan cách mạng, chính sự lạc quan đó đã tạo nên sức mạnh giúp người tù vượt lên mọi hoàn cảnh. -hs tb:So với 4 câu thơ đầu thì ở 4 câu sau giọng điệu thơ có gì thay đổi? Giọng thơ trầm lắng hơn - hs khá: Vì sao có sự khác biệt đó? Vì ở 4 câu thơ sau thiên về bộc lộ cảm xúc suy ngẫm của chủ thể trữ tình Từ những cảm xúc suy ngẫm đó phẩm chất cao quý nào của người tù cách mạng tiếp tục được bộc lộ? 1. Hình ảnh người tù cách mạng và công việc đập đá - Tư thế hiên ngang, đường hoàng ngạo nghễ, không sợ nguy nan. -> Nêu cao ý chí quyết tâm với hành động mạnh mẽ phi thường, sẵn sàng vượt lên thử thách. →Giọng điệu hùng tráng, sôi nổi, dùng động từ mạnh, phép đối. 2. Cảm xúc, suy ngẫm của người tù Khẳng định ý chí kiên cường, bền bỉ trước gian nan thử thách. Coi khinh gian khổ tù đày, đề cao lí tưởng yêu nước. => Nêu cao tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. III.TỔNG KẾT ?Qua tìm hiểu bài thơ giúp em hiểu gì về nội dung và nghệ thuật? -Nghệ thuật ; Bài thơ viết theo thể Thất ngôn bát cú, bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng sôi nổi. Nghệ thuật đối.Lối nói khoa trương; Hình ảnh ẩn dụ. Với giọng điệu rắn giỏi hào hùng, việc sử dụng phép đối lối nói khoa trương và hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ đã góp phần làm nổi bật nội dung nào? Hình tượng người tù đập đá(người anh hùng cứu nước); uy nghi lẫm liệt có tư thế ngạo nghễ, hiên ngang, gặp bước nguy nan không sờn lòng đổi chí. Không chịu khuất phục trước mọi hoàn cảnh. Luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son. => GV chốt lại: gọi HS đọc ghi nhớ Trong lịch sử dân tộc ta cũng có rất nhiều các anh hùng vì nước vì dân. Em hãy kể tên một tấm gương tiêu biểu đã cống hiến hết mình vì độc lập dân tộc mà em biết ? (HS trao đổi trả lời) Đó chính là HCM vị lãnh tụ vĩ đại đã cống hiến trọn đời cho dân tộc Việt Nam Gv bổ sung Trên con đường cứu nước Người cũng từng bị bắt và bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch nhưng người vẫn luôn tin tưởng vào chiến thắng của dân tộc và coi tù đày là thời gian thử thách rèn luyện để tinh thần thêm bền gan vững chí Trong tựa đề Tập Nhật kí trong tù Người từng viết Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần phải càng cao Hoặc như PBC dù trong lao tù vẫn luôn tin tưởng Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu Củng cố -Gv khái quát nội dung bài hoc Dặn dò -Học thuộc bài thơ -Chuẩn bị bài Ôn tập về dấu câu TIẾT 61: ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU I. Mục tiêu cần dạt 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. - Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lý tạo nên hiệu quả trong văn bản ; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản . - Nhận biết và sửa chữa các lỗi về dấu câu . 3. Thái độ: - Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu. - Rèn luyện kĩ năng dùng dấu câu. 4. Kĩ năng sống - Tư duy sáng tạo, đảm nhận trách nhiệm..... II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?Chữa bài tập 3,4 3. Bài mới: Các em đã được tìm hiểu hệ thống các dấu trong T V. Giờ học này cô cùng các em sẽ củng cố những kiến thức đã học về nội dung này qua hệ thống bài tập và sửa chữa các lỗi thường gặp Hoạt động của Gv và Hs Nội dung I. Tổng kết về dấu câu Gv sử dụng phiếu bài tập yêu cầu học sinh điền nội dung (mỗi bàn một phiếu) Nội dung: Phiếu bài tập ghi nội dung thông tin cần điền, yêu cầu hs kể tên
File đính kèm:
- Bai 15 Dap da o Con Lon.doc