Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 4 năm 2007

A. ỔN ĐỊNH LỚP. KIỂM TRA BÀI CŨ.

- GV ổn định những nền nếp bình thường.

- Kiểm tra bài cũ

+ Nhân vật "tôi" khi bước vào lớp học cảm thấy chưa bao giờ xa mẹ như lúc này ? Tại sao ?

 + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời, nhận xét, cho điểm.

 + GV bổ sung, nhấn mạnh : mẹ đã từng ôm ấp, nâng niu nay "tôi" đi học với bạn mới, có thầy cô. nên cảm thấy thiếu vắng và xa mẹ tình cảm mẹ con thắm thiết.

 + GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới : Văn bản Trong lòng mẹ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 4 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và gợi mở của GV :
Qua đoạn đối thoại với bà cô, em cảm nhận tình cảm của bé Hồng đối với mẹ như thế nào ? (Câu hỏi này lướt nhanh vì đã phân tích ở phần trên).
- GV hỏi : Tâm trạng của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ? Những chi tiết nào nói lên tình cảm của bé Hồng đối với mẹ?
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét GV bổ sung và cho ghi những ý chính. (HS có thể bình các chi tiết : vừa chạy vừa gọi mẹ vừa lo không phải bị cười và tủi cực).
GV hỏi thêm : Tại sao gặp mẹ, chú bé Hồng lại oà lên khóc nức nở ?
HS đứng tại chỗ trả lời.
a. Khi đối thoại với bà cô:
+ Bé Hồng tội nghiệp đáng thương, uất ức khi mẹ bị xúc phạm.
+ Những phản ứng của bé Hồng phù hợp với tâm lý, tình thế bà cô quá cay độc, thâm hiểm (Những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi như hòn đá... mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi).
b. Khi được ở trong lòng mẹ :
+ Ngày giỗ đầu của bố, mẹ của Hồng về. Thoáng thấy bóng người giống mẹ liền đuổi theo xe và gọi bối rối. Vừa chạy vừa gọi vừa sợ không phải mẹ thì sẽ thẹn và tủi cực.
+ Xe chạy chậm, đuổi kịp, thở hồng hộc, trèo lên xe, oà lên khóc nức nở Hồng cảm động mạnh. Giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc và mãn nguyện (không giống như giọt nước mắt khi trả lời bà cô).
Hoạt động 5 :
- GV đọc chậm đoạn văn cuối cùng. Cho HS bình đoạn "Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữ nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gải rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng". Từ đó giải thích tên của chương hồi ký này "Trong lòng mẹ"? 
(GV có thể cho HS tìm những câu thơ, những bài hát, những bộ phim nói về tấm lòng người mẹ để bài giảng thêm sinh động).
- Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con lâu ngày xa mẹ nay được ngồi trong lòng mẹ : khuôn mặt mẹ vẫn tươi sáng, không còm cõi; áp đùi mẹ, ngả vào cánh tay mẹ, thấy lại cảm giác ấm áp... mơn man, hơi quần áo và mùi trầu thơm tho của mẹ... (bồng bềnh trong hạnh phúc của tình mẫu tử).
+ Từ trường về đến nhà không còn nhớ mẹ đã hỏi gì và em đã trả lời những gì. Chỉ thoáng nhớ câu nói của cô ruột : "Vào Thanh Hoá đi...", nhưng bị chìm đi ngay, không nghĩ ngợi gì nữa.
+ Vì có mẹ về bên cạnh, đã trong lòng mẹ rồi. Tên của chương 4 chính là mang ý nghĩa ấy: mẹ vỗ về, ôm ấp, che chở...
Hoạt động 6
- Hồi ký : Nhớ lại, ghi chép.
 - GV nêu câu hỏi : Qua văn bản trên, em hiểu thế nào là hồi ký?
(Gợi ý : hồi tưởng lại rồi ghi chép, nhân vật tôi vừa kể vừa bộc lộ thái độ cảm xúc?).
HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét. GV bổ sung.
- Em có nhận xét gì về tình huống truyện ? (HS đứng tại chỗ trả lời).
- GV nêu câu hỏi : Cách thể hiện dòng cảm xúc của bé Hồng (diễn biến tâm lí).
Nhân vật tôi vừa kể vừa bộc lộ cảm xúc.
Tính chất trữ tình, biểu cảm (giọng điệu, lời văn).
- Tình huống và nội dung câu chuyện (tình cảnh đáng thương của Hồng, thái độ và cái nhìn của bà cô, người mẹ đáng thương âm thầm chịu đựng những thành kiến tàn ác, niềm sung sướng khi ở trong lòng mẹ...)
- Chân thành, xúc động (là niềm xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc quyết liệt, tình thương yêu nồng nàn thắm thiết) góp phần tạo nên chất trữ tình trong nghệ thuật viết văn của Nguyên Hồng.
Hoạt động 7:
III. Tổng kết.
 - Giáo viên cho 1 học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK)
Giáo viên nhấn mạnh, hệ thống lại nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật của câu chuyện này.
- Học sinh ghi những ý chính vào vở.
- Giáo viên cho học sinh đọc phần đọc thêm để bổ sung cho phần tổng kết.
- Cảnh ngộ, diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong chương hồi ký này (đáng thương; uất ức khi người ta xúc phạm tới người mẹ, sung sướng khi được trong lòng mẹ).
- Chia sẻ, thông cảm với chú bé Hồng và người mẹ đáng thương (giá trị nhân đạo).
- Những nét đặc sắc của hồi ký: kể và bộc lộ cảm xúc, giọng văn thiết tha đằm thắm chất trữ tình, ngôn ngữ và hình ảnh so sánh giàu tính gợi cảm...
Hoạt động 8:
IV. Luyện tập
- GV tổ chức cho HS làm bài tập (câu hỏi 5).
Gợi ý : Nhà văn của phụ nữ.
	 Nhà văn của nhi đồng.
 Chứng minh bằng "Trong lòng mẹ".
- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày đề cương. Lớp nhận xét, GV bổ sung hoàn chỉnh.
Chứng minh một nhận định :
+ Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ:
Viết về những người phụ nữ trong xã hội cũ nhiều (Tám Bính trong Bỉ vỏ).
"Trong lòng mẹ" : Nhân vật bà cô tàn ác, người mẹ đáng thương thái độ trân trọng.
+ Nguyên Hồng là nhà văn của nhi đồng.
\ Thế giới trẻ em trong những sáng tác của ông.
\ "Trong lòng mẹ": Chú bé Hồng có cảnh ngộ đáng thương, nhạy cảm, thương yêu mẹ, có niềm tin ở người mẹ.
c. Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm vững nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật của câu chuyện Trong lòng mẹ.
- Làm bài tập ở nhà (câu hỏi 3) : văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.
Gợi ý : + Tình huống và cốt truyện.
	 + Cách thể hiện cảm xúc, tâm trạng nhân vật (kể và bộc lộ cảm xúc)
	 + Từ ngữ, hình ảnh so sánh. Giọng văn trữ tình...
Chuẩn bị bài tiết sau : Trường từ vựng
Ngày 4/9/2007
Tiết 3 : 	Trường từ vựng
* Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ học đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ... để vận dụng trong việc học văn và làm văn.
* Tiến trình lên lớp :
a. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ : 
+ Về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ (nghĩa rộng, nghĩa hẹp)
+ Bài tập đã giao về nhà : Viết đoạn văn có sử dụng 3 danh từ, 3 động từ trong đó có 1 nghĩa rộng, 2 nghĩa hẹp.
+ HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét.
+ GV nhận xét, cho điểm và dẫn dắt giới thiệu bài mới Trường từ vựng.
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
I. Thế nào là trường từ vựng
- GV cho 1 HS đọc đoạn văn in nghiêng (trích Những ngày thơ ấu) và nêu câu hỏi : các từ in đậm trong đoạn văn có nét chung gì về nghĩa ?
HS đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét và dẫn dắt cho HS hiểu khái niệm "trường" rồi "trường từ vựng"
GV cho HS đọc phần Ghi nhớ.
- GV cho HS một số "trường" về đồ dùng học tập, về cây cối, về thể loại văn học... để HS tìm từ ngữ cho các "trường" đó.
(HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét).
1. Các từ mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng đều chỉ bộ phận của cơ thể con người.
Vậy : Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
Hoạt động 2:
2. Lưu ý.
- Giáo viên cho 4 học sinh đọc lần lượt các mục a, b, c, d trong phần Lưu ý (SGK) sau đó giáo viên vừa giải thích vừa lấy thêm dẫn chứng minh hoạ.
Giáo viên cho học sinh ghi vắn tắt vào vở các điều lưu ý về trường từ vựng.
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn (tính hệ thống của trường từ vựng).
b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại (đặc điểm ngữ pháp của các từ cùng "trường").
c. Hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau (tính phức tạp) .
d. Chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ bằng ẩn dụ, nhân hoá, so sánh... (quan hệ giữa trường từ vựng với các biện pháp tu từ).
Hoạt động 3:
II. Luyện tập.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 1. HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV cho 1 HS đọc BT2, chia nhóm để các em trao đổi và trình bày. GV nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS đọc BT3 học sinh làm bài độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét bổ sung.
- GV cho HS đọc BT4 và đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
Bài tập 1 :
Trường từ vựng "người ruột thịt" trong truyện ngắn Trong lòng mẹ (mẹ, cô, thầy, em, con, cậu, mợ...).
Bài tập 2 : Đặt tên các trường từ vựng.
a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b. Dụng cụ để đựng.
c. Hoạt động của chân.
d.Trạng thái tâm lý.
đ. Tính cách.
e. Dụng cụ để viết.
Bài tập 3 : Các từ in đậm (Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm) thuộc trường từ vựng thái độ.
Bài tập 4 : 
- Trường khứu giác : mũi, miệng, thơm, điếc, thính.
- Trường thính giác : tai, nghe, điếc, rõ, thính.
 Phòng 
 thủ
Lạnh
Lưới
- GV cho HS đọc BT5, HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, GV bổ sung (GV gợi ý về hiện tượng nhiều nghĩa của từ để HS tìm hiểu sâu hơn)
Bài tập 5 :
 Trường dụng cụ đánh bắt 
 thuỷ sản (lưới, câu vó...)
 Trường vòng vây (lưới trời, 
 giăng lưới bắt kẻ gian...)
 Trường dụng cụ sinh hoạt 
 (lưới sắt, túi lưới...)
	 ...
	 Trường nhiệt độ (lạnh cóng, 
 giá lạnh, nóng, ấm...)
	 Trường thái độ (lạnh lùng, 
 lạnh nhạt...)
	 ...
	 Trường chiến đấu (tiến công, 
 phòng thủ, phòng ngự...)
	 Trường thái độ ứng xử (giữ gìn, 
	 thủ thế, phòng thủ...)
 ...
- GV cho HS đọc bài tập 6. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 6 :
Chuyển từ trường "quân sự" sang trường "nông nghiệp"
c. Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm vững trường từ vựng trên cơ sở tính nhiều nghĩa của từ tiếng Việt.
- Tìm các trường từ vựng "trường học" và "bóng đá" để làm bài tập 7 (Viết đoạn văn).
- Chuẩn bị bài cho tiết sau Bố cục của văn bản.
Ngày 6/9/2007
Tiết 4 : 	Bố cục của văn bản
* Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS hiểu và biết cách sắp xếp các nội dung trong văn bản, đặc biệt là trong phần thân bài sao cho mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người học.
* Tiến trình lên lớp.
a. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ : 2 bài tập đã giao về nhà ở giờ TLV tuần trước.
+ Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ khi đọc Tôi đi học (đảm bảo tính thống nhất của chủ đề).
+ Triển khai ý "HS lớp 8 với việc bảo vệ môi trường" (tập trung chủ đề).
+ GV cho HS trình bày bài tập, lớp nhận xét.
+ GV nhận xét, bổ sung, cho điểm và chuyển tiếp giới thiệu vào bài mới (Từ việc thống nhất chủ đề, tập trung chủ đề đến cách sắp xếp các nội dung bố cục văn bản.
B. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : (Phần này lướt nhanh)
i. Bố cục của văn bản.
- GV cho 1 HS nhắc lại bố cục và mạch lạc trong văn bản các em đã được học.
Cho 1 HS khác đọc v

File đính kèm:

  • docBai 2 Trong long me.doc