Đề khảo sát giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

Câu 1 (4, 0 điểm)

 1. Cho đoạn văn sau:

 Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

 a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

 b. Qua đoạn văn, tác giả khẳng định ý nghĩa của văn chương như thế nào?

 2. .Tìm câu đặc biệt trong những tr¬ường hợp sau và nói rõ tác dụng của những câu đặc biệt ấy.

 Mư¬a và rét ! Vắt rừng ! Đoàn quân vẫn v¬ượt suối băng rừng tiến lên phía truớc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề này gồm 02 câu, 01 trang)
Câu 1 (4, 0 điểm)
	 1. Cho đoạn văn sau:
	Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
 	a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
 	b. Qua đoạn văn, tác giả khẳng định ý nghĩa của văn chương như thế nào?
	2. .Tìm câu đặc biệt trong những trường hợp sau và nói rõ tác dụng của những câu đặc biệt ấy.
	 Mưa và rét ! Vắt rừng ! Đoàn quân vẫn vượt suối băng rừng tiến lên phía truớc. 
Câu 2 (6, 0 điểm)
Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
 Hãy chứng minh tính đúng đắn của lời khuyên trên.
-------------------Hết-------------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn 7
(Hướng dẫn chấm gồm 02 câu,02 trang)
A.YÊU CẦU CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, đánh giá được năng lực văn chương của học sinh.
- Cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài có sáng tạo, giàu chất văn. Có thể cho điểm lẻ đến 0,25. 
B.YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1 (4,0 điểm)
Đáp án
Điểm
* Mức tối đa: HS chỉ ra được: 
+ Về phương diện nội dung. (3,5 điểm)
1.
a. - Đoạn văn được trích trong văn bản Ý nghĩa văn chương.
 - Tác giả: Hoài Thanh
0,5 đ
0,5 đ
b. Qua đoạn văn, tác giả khẳng định giá trị của văn chương đối với đời sống con người: 
-Văn chương tạo nên những tình cảm mới cho người đọc 
- Đồng thời văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú.
0,5 đ 0,5 đ
2. 
 - Xác định chính xác câu đặc biệt và nói rõ tác dụng của những câu đặc biệt.
 - Mưa và rét !	Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật 
 - Vắt rừng ! 
( Xác định đúng mỗi câu đặc biêt: 0.5 điểm; xác định đúng tác dụng: 0,5 điểm)
1,5 đ
+ Về phương diện hình thức. (0,5 điểm)
 Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả
* Mức chưa tối đa: HS nêu chưa đủ ý, còn mắc một số lỗi về chính tả hoặc cách trình bày.
* Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 3 (6,0 điểm) 
a. Mức tối đa:
* Về nội dung ( 5,0 điểm)
	- Trên cơ sở học sinh hiểu về lời thơ của Bác để chứng minh được ý nghĩa của sự quyết tâm kiên trì.
	- Học sinh có thể triển khai theo nhiều trình tự khác nhau song cơ bản các phần cần nêu được:
	Phần
Nội dung
Điểm
Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề, trích bài thơ và khẳng định tính đúng đắn lời khuyên của Bác dành cho thanh niên.
0,5 đ
Thân bài
1. Nêu nội dung bài thơ: Nếu có hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, có ý chí, nghị lực, sự kiên trì thì có thể làm được những việc lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển
0,5 đ
2. Lí lẽ:
- Xét về lí: Ta thấy, trong cuộc sống của con người không phải việc gì chúng ta cũng dễ dàng thực hiện được. Cuộc sống luôn có những khó khăn trở ngại thách thức con người, ngăn cản bước đi của con người. Nếu cứ gặp khó khăn mà lùi bước, đầu hàng thì sẽ không thể làm được bất cứ một việc gì. 
- Xét về thực tế: Có nhiều việc khó khăn gian khổ nhưng nhờ bền gan vững chí, quyết tâm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn gian khổ, con người sẽ đạt được những thành công rực rỡ. Ngược lại, nếu lòng không bền thì không làm được việc gì thành công
1,0 đ
1,0 đ
3. Dẫn chứng, phân tích dẫn chứng.
(Học sinh lấy dẫn chứng và phân tích để chứng minh trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống thực tế như: Trong học tập; trong lao động sản xuất; trong lịch sử chống ngoại xâm để bảo về Tổ quốc)
1,0 đ
4. Bài học : Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bổ ích, không chỉ đối với thanh niên mà còn dành cho tất cả mọi người. Vậy chúng ta cần học tập, rèn luyện để có được ý chí, nghị lực, quyết tâm có như vậy mới biến những ước mơ, hoài bão tốt đẹp thành hiện thực, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
0,5 đ
Kết bài
Khẳng định, liên hệ với những lời khuyên khác của Bác hoặc của dân gian.
0,5 đ
* Về hình thức và các tiêu chí khác (1.0 điểm):
	- Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận chứng minh có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài theo quy định.
	- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, sử dụng được dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục, lí lẽ chặt chẽ. 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
	b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. Giáo viên linh hoạt cho điểm phù hợp từ 0,25- 5,75 điểm.
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
 -------------Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_20.doc
Giáo án liên quan