Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 4

* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật "tôi" ở lần tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

A. ỔN ĐỊNH LỚP. KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV Ổn định những nền nếp bình thường.

- Đây là tiết học đầu tiên của năm học mới, GV không kiểm tra bài cũ mà chỉ gợi không khí ngày khai trường, gợi kỷ niệm ngày đầu tiên đi học cách đây 8 năm để dẫn dắt HS vào bài học mới. GV ghi đầu bài lên bảng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trường vang lên thấy chơ vơ, vụng về lúng túng, chân dềnh dàng, toàn thân run run.
+ Nghe ông đốc đọc tên cảm thấy quả tim ngừng đập, quên cả mẹ đứng sau lưng, giật mình lúng túng...
+ Bước vào lớp mà cảm thấy sau lưng có một bàn tay dịu dàng đẩy tới trước, dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở, chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này...
Hoạt động 3 :
c. Ngồi trong lớp đón nhận giờ học 
- GV gọi 1 HS đọc to phần cuối của truyện (từ Một mùi hương lạ ... đến hết) nêu câu hỏi: Tâm trạng của nhân vật "tôi" khi ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên?
HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
đầu tiên.
+ Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với cảnh vật (tranh treo tường, bàn ghế).
+ Với người bạn tí hon ngồi bên cạnh chưa gặp, nhưng không cảm thấy xa lạ.
+ Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên với bài Tôi đi học
Hoạt động 4 :
- GV nêu câu hỏi khái quát: Em có nhận xét gì về quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong truyện? về nghệ thuật biểu hiện tâm trạng nhân vật ?
HS làm việc theo nhóm, đại diện trả lời câu hỏi, lớp nhận xét. GV bổ sung, HS ghi ý chính vào vở.
(GV có thể gợi ý một số bài hát, ý thơ nói về cảm xúc này để HS liên hệ, rung cảm sâu hơn về trách nhiệm của người lớn đối với trẻ em trong sự nghiệp giáo dục).
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong ngày đầu tiên đi học: lúng túng, e sợ, ngỡ ngàng, tự tin và hạnh phúc.
- Nghệ thuật biểu hiện tâm trạng nhân vật "tôi" là:
+ Bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" tính chất của hồi ký.
+ Kết hợp kể, tả với bộc lộ cảm xúc giàu chất trữ tình, chất thơ.
+ Sử dụng hình ảnh so sánh có hiệu quả:
"... Cảm giác trong sáng nảy nở... như mấy cành hoa tươi..."
"... Họ như con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ..."
nhờ vậy mà giúp người đọc cảm nhận rõ ràng, cụ thể cảm xúc của nhân vật.
Hoạt động 5:
2. Những người xung quanh
GV diễn giải: Ngày nhân vật "tôi" lần đầu đến trường còn có người mẹ, những bậc phụ huynh khác, ông đốc và thầy giáo trẻ.
Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học? (So sánh với bài Cổng trưởng mở ra đã học ở lớp 7). HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét, bổ sung và cho HS ghi ý chính vào vở.
- Là mẹ của nhân vật "tôi" cùng những vị phụ huynh khác đưa con đến trường đều tràn ngập niềm vui và hồi hộp, trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này.
- Ông đốc là hình ảnh người thầy, người lãnh đạo từ tốn, bao dung, nhân hậu.
- Thầy giáo trẻ tươi cười, giàu lòng thương yêu HS.
Đây chính là trách nhiệm của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ tương lai.
Hoạt động 6:
III. Tổng kết
- GV cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK, sau đó chốt lại những điểm quan trọng về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn và rút ra bài học liên hệ bản thân mỗi HS.
HS xem SGK hoặc ghi những ý tổng kết này vào vở.
- Kỷ niệm trong sáng, đẹp đẽ, ấm áp như còn tươi mới của tuổi học trò khi nhớ về ngày đầu tiên cắp sách đi học.
- Cảm xúc chân thành tha thiết của tác giả, qua đó thấy được tình cảm đối với người mẹ, với thầy cô, với bạn bè ... của tác giả.
- Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc, giàu chất thơ...
Hoạt động 7:
III. Luyện tập
- GV tổ chức cho HS làm bài tập luyện tập trong SGK trong khoảng 10 phút.
- GV gọi lần lượt 3 HS (trung bình, khá, giỏi) trình bày bài tập. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
- GV có thể ra thêm bài tập nâng cao.
- Yêu cầu HS biết tổng hợp, khái quát lại dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật "tôi" thành các bước theo trình tự thời gian Qua đó thấy được tính thống nhất của văn bản.
- Cách biểu hiện dòng cảm xúc đó bằng sự kết hợp giữa tự sự (kể, tả) và trữ tình (biểu cảm) của ngòi bút Thanh Tịnh.
c. Hướng dẫn học ở nhà
- Đọc lại văn bản theo cảm xúc của em sau khi được học xong truyện ngắn.
Nắm những nội dung chính, tâm trạng nhân vật "tôi" và nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn.
- Viết bài hoàn chỉnh (phần bài tập luyện tập).
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Ngày 2/9/2007
Tiết 3 :	Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
* Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ của chúng.
- Rèn luyện năng lực sử dụng các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong hoạt động giao tiếp.
- Qua bài học, rèn luyện năng lực tư duy, nhận thức về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong cuộc sống.
* Tiến trình lên lớp
A. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- GV có thể hệ thống hoá về nghĩa của từ (nghĩa đen, nghĩa bóng, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa...) rồi lấy ví dụ để chuyển tiếp vào bài học mới về Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ
- GV cho HS quan sát sơ đồ trong SGK, qua sơ đồ gợi ý cho HS thấy mối quan hệ tầng bậc (cấp độ) của các loại động vật và mối quan hệ về nghĩa của từ ngữ. Sau đó nêu các câu hỏi. Hãy so sánh:
+ Nghĩa của từ động vật với thú, chim, cá?
+ Nghĩa của từ thú với từ voi, hươu ?
+ Nghĩa của từ chim với tu hú, sáo ?
+ Nghĩa của từ cá với cá thu, cá rô ?
HS đứng tại chỗ trả lời, lớp nhận xét, GV bổ sung cho đúng và đầy đủ.
- GV cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK, lớp theo dõi và ghi ý chính vào vở.
nghĩa hẹp.
+ Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá (vì nó bao hàm các loại nhỏ như thú, cá...)
+ Tương tự như vậy, nghĩa của các từ thú - chim - cá là rộng hơn nghĩa của các từ voi, tu hú, cá thu...
Rút ra Ghi nhớ (xem SGK) là:
- Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác (nghĩa rộng khi từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa 1 số từ ngữ khác, nghĩa hẹp khi từ ngữ đó được bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác).
- Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ ngữ này nhưng có nghĩa hẹp với từ ngữ khác.
Đó chính là cấp độ nghĩa của từ ngữ.
Hoạt động 2 :
II. Luyện tập.
 - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1, gợi ý theo mẫu để HS làm việc độc lập. HS đứng tại chỗ hoặc lên bảng trình bày lớp nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS làm việc theo nhóm ở BT2 nhóm cử đại diện trình bày. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
Bài tập 1 : Sơ đồ cấp độ khái quát nghĩa các từ ngữ sau :
 y phục	 vũ khí
 quần áo súng bom
quần đùi áo hoa súng trường bom bi
quần dài áo dài đại bác bom napan
Bài tập 2 : Các nghĩa rộng là
a. Chất đốt; b. nghệ thuật; c. thức ăn; 
d. nhìn; đ. đánh.
Hoạt động 3 :
Bài tập 3:
GV cho HS đọc bài tập 3. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm
a. Xe cộ: xe đạp, xe ô tô, xe trâu ...
b. Kim loại: sắt, thép...
c. Hoa quả : hoa hồng, quả thanh long, hoa bưởi...
d. Người họ hàng : cô, dì, chú, bác...
đ. Mang: xách, khiêng, gánh...
- GV cho HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời: gạch bỏ từ nào ? vì sao lại phải gạch bỏ ?
Bài tập 4 : Gạch bỏ các từ không phù hợp.
a. Thuốc lá; b. thủ quỹ, c. bút điện; 
 d. hoa tai.
(Vì nghĩa của chúng không được bao hàm trong nghĩa của từ chỉ chung - nghĩa rộng, không phải là nghĩa hẹp nằm trong nghĩa rộng).
Hoạt động 4:
Bài tập 5
- GV chia các nhóm làm bài tập này, có thể có nhiều cách giải. GV cho các nhóm trình bày, lớp nhận xét, GV tổng kết (có thể có HS nghĩ : đuổi - chạy - ríu, kéo - trèo - ríu...)
Khóc (nghĩa rộng) nức nở, sụt sùi (nghĩa hẹp).
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm nội dung bài: các cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ (nghĩa rộng, nghĩa hẹp).
- Viết đoạn văn có sử dụng 3 danh từ (trong đó có 1 danh từ mang nghĩa rộng và 2 danh từ mang nghĩa hẹp) và 3 động từ (trong đó có 1 động từ mang nghĩa rộng và 2 động từ mang nghĩa hẹp).
- Chuẩn bị bài tiết sau : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Ngày 3/9/2007
Tiết 4 : 	 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
* Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS :
- Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Vận dụng để viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bất ý kiến, cảm xúc của mình.
* Tiến trình lên lớp
a. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ :
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ: Phân tích dòng cảm xúc trong trẻo của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn Tôi đi học
GV cho HS đứng tại chỗ đọc bài viết của mình. Lớp nhận xét, GV bổ sung, cho điểm sau đó GV dẫn dắt để vào bài mới, tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
b. Tổ chức các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
I. Chủ đề của văn bản.
GV cho HS đọc lại văn bản Tôi đi học, nêu câu hỏi trong SGK để HS định hướng tới khái niệm chủ đề của một văn bản.
HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời, GV nhận xét, bổ sung. Cho HS ghi ý chính khái niệm Chủ đề của văn bản.
GV có thể cho HS tìm chủ đề của văn bản đã được học như Thánh Gióng, Tiếng gà trưa, Cổng trường mở ra.
- Văn bản Tôi đi học là hồi tưởng về những kỷ niệm sâu sắc, trong sáng của nhân vật "tôi" ngày đầu đi học, cắp sách tới trường. Đó là chủ đề của truyện ngắn này.
- Chủ đề của văn bản là vấn đề trung tâm, vấn đề cơ bản được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản (là ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả).
Hoạt động 2 :
II. Tính thống nhất về chủ đề
- GV nêu câu hỏi : Em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ? (GV có thể gợi ý để HS độc lập suy nghĩ và trả lời).
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học được thể hiện ở những phương diện nào? GV gợi ý để các nhóm trao đổi, thảo luận. Đại diện nhóm trình bày; lớp góp ý, GV bổ sung.
(Có thể phân tích tính thống nhất về chủ đề trong truyền thuyết Thánh Gióng để HS hiểu rõ hơn yêu cầu về tính thống nhất của chủ đề trong một văn bản).
của văn bản.
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là tác giả phải tập trung phản ánh, thể hiện một nội dung, một vấn đề nào đó, không lan man rời rạc (ví dụ chủ đề yêu nước, đoàn kết và đánh giặc trong Thánh Gióng).
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học:
+ Tên văn bản "Tôi đi học": dự đoán

File đính kèm:

  • docBai 1 Toi di hoc.doc
Giáo án liên quan