Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1, 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả & biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Tôi đi học".
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong VB tự sự qua ngòi bút T.Tịnh.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả & biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ: Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
có tác dụng gì trong VB? - HS trao đổi theo bàn -> TL, lớp bổ sung. - GV kl: Đvăn có tác dụng khơi nguồn cảm xúc – nỗi nhớ - về buổi tựu trường đầu tiên với thời gian là buổi sáng cuối thu & ko gian là con đường làng dài & hẹp. ? Tsao tgian & ko gian ấy đã trở thành kỉ niệm trong kí ức nhân vật? G -> Đó là thời điểm, nơi chốn quen thuộc, gần gũi gắn liền với tuổi thơ, đấy cũng là thời điểm đặc biệt của Tôi, là lần đầu cắp sách tới trường; Sâu xa hơn Tôi là người có đời sống tình cảm phong phú và tha thiết gắn bó với làng quê của mình. - HS Chú ý những từ “mơn man, nảy nở, tưng bừng rộn rã” trong đoạn văn & câu “Tôi quên thế nào được.... bầu trời quang đãng” (T5) ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng từ ngữ & câu của tg & tác dụng của nó? C: Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên con đường tới trường ntn, cùng đọc & tìm hiểu. - HS đọc Đ1 (D/cảm đối thoại giữa hai mẹ con.) ? Thời gian và không gian của ngày đầu tiên tới trường được Tôi nhớ lại cụ thể như thế nào? (Về con đường, cảnh vật?) ? Em hãy giải thích vì sao nhân vật Tôi lại có cảm giác thấy lạ trong buổi đầu tiên đến trường mặc dù trên con đường ấy, Tôi quen đi lại lắm lần? Bởi vì tình cảm và nhận thức của cậu bé lần đầu đầu tiên tới trường đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đấy là cảm giác tự thấy mình như đã lớn lên, vì thế mà thấy con đường làng không còn dài và rộng như trước... và Tôi giờ đây không lội qua sông thả diều và không ra đồng nô đùa nữa. Tôi đã lớn. ? Ngoài cảm nhận sự lớn lên, “Tôi” còn cảm nhận về việc học hành ntn? Chi tiết nào thể hiện? ? Em hiểu chi tiết này ntn? Nhân tôi đã thể hiện rõ lòng yêu mái trường tuổi thơ, yêu bạn bè, cảnh vật quê hương, và đặc biệt có ý chí học tập ngay từ đầu; muốn tự mình đảm nhận việc học tập; muốn được chững chạc ko thua kém bạn bè. ? Trong câu văn “Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang ngọn núi”, tác giả sử dụng nghệ thuật gì và phân tích ý nghĩa cách diễn đạt ấy? -> Câu văn sử dụng phép so sánh. So sánh một hiện tượng vô hình với một hiện tượng thiên nhiên hữu hình đẹp đẽ. Chính hình ảnh này đã cho người đọc thấy kỷ niệm của Tôi ngày đầu tiên đi học thật cao đẹp và sâu sắc. Và qua hình ảnh này tác giả đề cao sự học hành với con người. ? Thông qua những cảm nhận của bản thân trên con đường làng đến trường, em nhận xét gì về ĐV & theo em, nhân vật Tôi đã tự bộc lộ đức tính gì của mình? - Chốt nội dung T1 * Đoạn mở đầu VB: Khơi nguồn cảm xúc - Thời gian buổi sáng cuối thu. - Không gian: trên con đường làng dài và hẹp. -> Sử dụng từ láy, so sánh, diễn tả nổi bật tâm trạng, cảm xúc của nhân vật 1. Cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường. - Con đường, cảnh vật vốn rất quen nhưng tự nhiên thấy lạ, hồi hộp. - > Tình cảm, nhận thức có sự thay đổi, bản thân đã lớn. Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyến sách mới trên tay. “Ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay, muốn thử sức tự cầm bút, thước”... -> Nhân vật muốn thử sức mình & thể hiện ý chí quyết tâm, chăm chỉ trong việc học hành với tâm trạng háo hức, hăm hở & bỡ ngỡ từ buổi đầu tiên. - Câu văn “Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang ngọn núi” -> So sánh một hiện tượng vô hình với một hiện tượng thiên nhiên hữu hình đẹp đẽ => nổi bật sự ngây thơ đáng yêu & đề cao sự ham học của con người. TL: ĐV ngắn nhưng đã sử dụng phép so sánh, những động từ liên tiếp đúng chỗ “thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn...” khiến người đọc dễ dàng hình dung tư thế & cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu của chú bé ham học, đề cao sự ham học của con người. - Đọc Đ2: “Trước sân trường làng” (T6) -> “nghỉ cả ngày nữa” (T7) ? Đoạn văn thể hiện nội dung gì? ? Ngôi trường Mỹ Lý hiện lên trong mắt Tôi trước và sau khi đi học có những gì khác nhau, và hình ảnh ấy có ý nghĩa gì? - Khi chưa đi Tôi thấy ngôi trường Mỹ Lý cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần tới trường đầu tiên Tôi lại thấy Trường Mỹ Lý vừa xinh xắn, vừa oai nghiệm như cái đình làng Hòa Ấp khiến lòng Tôi đâm ra lo sợ vẫn vơ... ? Khi tả các học trò nhỏ lần đầu tiên tới trường, tác giả đã dùng hình ảnh so sánh gì, và điều ấy có ý nghĩa ntn? ? Đứng giữa sân trường nhìn cảnh người dày đặc, trò cũ vào lớp, ngôi trường oai nghiêm, tâm trạng nhân vật “Tôi” ntn? .... ngập ngừng e sợ, toàn thân run run theo nhịp bước... (T6-7) -HS theo dõi đoạn: “Ông đốc trường Mĩ Lí... ngày nữa” (T7) ? Tâm trạng của “tôi” khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS mới ntn? Vì sao vậy? - Quả tim như ngừng đập, đã lúng túng lại càng lúng túng hơn vì chưa bao giờ được chú ý đến thế. ? Khi phải rời tay mẹ để vào lớp, tâm trạng nhân vật “tôi” & các cậu học trò khác ntn? ? Theo em cảm xúc đó có yếu đuối quá ko & vì sao các cậu trò nhỏ đó khóc? Tiếng khóc ấy có ý nghĩa gì? - HS trao đổi: Có thể...vì ít tiếp xúc, là hiển nhiên, hợp lý. -> Tiếng khóc một phần vì sợ do phải tách rời người thân, một phần vì sung sướng được tự mình học tập; Đó là giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, những giọt nước mắt ngoan chứ không phải giọt nước mắt vòi vĩnh. ? Liên hệ bản thân – cảm xúc của mình trong ngày đầu tiên đi học? (Có thể ko có cảm xúc gì, vì ....) ? Hình ảnh ông đốc được Tôi nhớ lại như thế nào? Qua chi tiết ấy, chúng ta cảm thấy tình cảm của người học trò như thế nào đối với ông đốc? => Mỗi chúng ta cần biết lưu giữ những kỉ niệm của mình để đời sống tinh thần thêm phong phú. Tiết2 2- Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường. * Cảnh trường Mĩ Lí dày đặc người (rất đông), ai cũng sạch sẽ, vui tươi, sáng sủa.(Ko khí đặc biệt của ngày hội khai trường -> tinh thần hiếu học của nhân dân đồng thời bộc lộ cảm xúc sâu nặng của tg đối với mái trường tuổi thơ) -> Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. - “Tôi” nhìn thấy lớp học như cái đình làng -> Phép so sánh diễn tả cảm xúc trang nghiêm, trân trọng của người học trò nhỏ với ngôi trường,Qua đó, tác giả đề cao tri thức khẳng định vị trí quan trọng của trường học trong đời sống nhân loại. * Tâm trạng nhân vật “Tôi” -.... “ngập ngừng e sợ, toàn thân run run theo nhịp bước”... - Hồi hộp chờ nghe tên mình nhưng khi nghe gọi đến tên “tự nhiên giật mình & lúng túng”. - Thấy sợ khi phải rời bàn tay mẹ, “dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở”. TL: Tác giả so sánh họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng. Hình ảnh so sánh này diễn tả sinh động, cụ thể cũng như tâm trạng của người học trò nhỏ lần đầu tiên tới trường. Qua cách so sánh này, nhà văn đề cao sức hấp dẫn của ngôi trường với con ngừơi, thể hiện khát vọng bay bỗng của tuổi trẻ trước việc học. G: Trong hồi ức của Tôi ông đốc được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, thái độ rất đẹp. Ông nói và nhìn học trò với cặp mắt hiền từ và cảm động. Những chi tiết ấy cho thấy Tôi ngay từ đầu đã biết quý trọg, biết ơn và tin tưởng sâu sắc vào con người đưa tri thức đến cho mình. - HS theo dõi đoạn cuối văn bản “Sau khi thấy” -> hết. ? Đoạn văn ghi lại cảm nhận gì? ? Vì sao khi vào lớp học, trong lòng “Tôi” lại cảm thấy nỗi xa mẹ thật lớn? ... bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình, phải tự mình làm tất cả, không còn có mẹ ở bên cạnh như ở nhà.. (T7) ? Tôi có những cảm nhận gì khác khi bước vào lớp? Tôi đã nhận thấy một mùi hương lạ xông đến, nhìn lên tường thấy lạ và hay hay, nhìn bàn ghế chỗ ngồi như là của mình, nhìn bạn bè chưa quen nhưng không cảm thấy xa lạ chút nào....(T8) Cảm giác ấy thể hiện tình cảm trong sáng hồn nhiên nhưng cũng sâu sắc của cậu học trò nhỏ ngày nào. - GV: Ở đoạn cuối văn bản có 2 chi tiết: + “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ.... tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim” + “Những tiếng phấn của thầy giáo gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.... lẩm bẩm đánh vần”... ? Những chi tiết ấy thể hiện điều gì trong tâm hồn của nhân vật Tôi? Khi nhìn con chim vỗ cánh bay lên và thèm thuồng, nhân vật Tôi mang chút buồn khi từ giã tuổi ấu thơ vô tư, hồn nhiên để bắt đầu “lớn lên” trong nhận thức của mình. Khi nghe tiếng phấn, Tôi trở về với cảnh thật vòng tay lên bàn lên bàn và ... Tất cả chi tiết ấy thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật, yêu tuổi thơ và ý thức về sự học hành của người học trò nhỏ. => Mỗi chúng ta cần ý thức được việc học để tích lũy kiến thức sau này trở thành công dân có ích góp phần xây dựng TQ. 3- Cảm nhận của Tôi trong lớp học. - Cảm nhận nỗi xa mẹ thật lớn khi sắp hàng vào lớp học thể hiện người học trò nhỏ bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học. - Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với bạn bè. + Lạ khi lần đầu được vào lớp học, một ngôi trường sạch sẽ, ngăn nắp, trang nghiêm. + Không xa lạ với bàn ghế, bạn bè vì bắt đầu ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình trong quãng đời HS. - Một chút buồn khi phải từ giã tuổi thơ, những ngày vui chơi tự do... - Bắt đầu trưởng thành trong nhận thức & việc học hành của bản thân. - Yêu thiên nhiên, cảnh vật, yêu tuổi thơ, yêu cả sự học hành để trưởng thành => Tự tin, trang nghiêm bước vào buổi học đầu tiên. ? “Những cảm giác trong sáng” nảy nở của Tôi trong ngày đầu tiên đi học đối với trường lớp, thầy cô, bạn bè đã thể hiện điều gì trong tâm hồn Tôi? Từ đó, chúng ta cảm thấy được điều gì trong tâm hồn nhà văn? * HĐ4: Hd HS khái quát nội dung 2 tiết học ? VB đã ghi lại dòng cảm xúc, tâm trạng gì của nhân vật tôi? ? Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này? ? Theo em sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu? ? Học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của tg? (Kể hay cần có nhiều kỉ niệm đẹp, giàu cảm xúc) => “Những cảm giác” đẹp đẽ của nhân vật tôi đã thể hiện rõ sự trân trọng với sách vở bàn ghế, bạn bè, thầy cô, cảnh vật, tình yêu quê hương, bố mẹ, trường lớp và tuổi thơ của mình. - Đồng thời thể hiện rõ tâm hồn giàu cảm xúc với tuổi thơ, tình yêu đối với quê hương, trường lớp và quá khứ của nhà văn Thanh Tịnh. III/- Tổng kết – Ghi nhớ: 1. Nội dung -Ý nghĩa vb 2. Đặc săc nghệ thuật: - Truyện ngắn được bố cục t
File đính kèm:
- Toi di hoc Van 8.doc