Giáo án Ngữ văn 8 năm 2011
A. Mục tiêu cần đat: Giúp Hs :
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời ; Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ , gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng bài học:
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm .
- Kĩ năng sống:
+ Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông trước những cảm xúc đẹp của tuổi học trò, những kỉ niệm đáng nhớ.
+ Suy nghĩ sáng tạo: Phát hiện, phân tích diễn biến tâm trạng n/vật trong tp tự sự
( dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi theo trình tự thồi gian của buổi tựu trường).
+ Tự nhận thức: Biết trân trọng những cảm xúc chân thành, những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò (cuộc đời mỗi người).
ố bài viết sơ sài như 8C: Thắng, 8D Chanh... 2. Trao đổi của học sinh về bài viết của bản thân - Giáo viên động viên các cá nhân học sinh phát biểu, trao đổi mạnh dạn, tự tin về những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của bản thân. - Phương hướng khắc phục những sai sót trong bài. - Rút kinh nghiệm cho những bài sau. - Giáo viên nghe, giải đáp những thắc mắc của học sinh đưa ra . 3. Giáo viên thông báo kết quả điểm thi: - Kết quả cụ thể theo sổ điểm. 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà: Tự ôn tập, củng cố những kiến thức cơ bản trong học kì Tập hệ thống hoá, khái quát hóa kiến thức cơ bản Chuẩn bị tốt cho các bài ở học kì II. E. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : 30/12/2010 Ngày giảng : 03/01/2011 Tiết 73 – 74 : Văn bản Nhớ rừng Thế Lữ A. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ . - Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một bài thơ mới thời kì 30- 45. - GD lòng yêu quý tự do, khơi gợi khát vọng vươn tới cái cao cả, đẹp đẽ, vượt lên trên cái thấp hèn, tầm thường, giả dối. B. Chuẩn bị: - GV xem tư liệu về thơ mới - vị trí của Thế Lữ trong PT thơ mới, ảnh hưởng của Thế Lữ - Học sinh chuẩn bị trước bài. C.Phương pháp : Nêu vấn đề, đọc diễn cảm, hỏi đáp, quy nạp, giảng bình.... D. Tiến trình dạy học: 1. ổn định: 1p 2. Kiểm tra bài cũ : 5p. ? Đọc thuộc lòng bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên và nêu giá trị của bài thơ ? - Học sinh đọc thuộc bài thơ (4 điểm) nêu giá trị nội dung của bài thơ ( 3 điểm), nêu giá trị nghệ thuật (3 điểm). 3. Bài mới:1p. Hoạt động1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.8p. ? Qua phần tìm hiểu em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Thế Lữ ? Về bài thơ Nhớ rừng và ảnh hưởng của nó ? Hoạt động 2: HD phân tích văn bản.20p. - Cách đọc: Giọng trầm buồn. --> đọc một đoạn; gọi HS đọc tiếp đến hết, gọi HS khác đọc một lượt hết bài. - Nhận xét và sửa chữa. ? Hãy giải thích một số từ : bách thú, ngạo mạn? GV: Mượn lời con hổ ở vườn bách thú nhà thơ muốn chúng ta liên tưởng tới tâm sự của con người . ? Như vậy theo em phương thức biểu đạt của bài thơ này là gì ? - Biểu cảm gián tiếp ? Hãy quan sát bài thơ này và chỉ ra những điểm mới về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ đã học, chẳng hạn như thơ đường luật ? Không hạn định câu, chữ Mỗi dòng thường có tám tiếng Ngắt nhịp tự do Vần không cố định Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng ? Bài thơ ngắt thành năm đoạn, diễn tả những ý lớn nào ? Hãy sắp xếp các đoạn văn bản tương ứng với mỗi ý trên ? - Khối căm hờn và niềm uất hận (đoạn 1 và 4) Nỗi nhớ thời oanh liệt ( Đoạn 2 và 3 ) Khao khát giấc mộng ngàn ( Đoạn 5 ) ? Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng và tương phản với nhau đó là những cảnh nào ? ứng với những đoạn thơ nào ? - Cảnh con hổ ở vườn bách thú ( đoạn 1 và 4 ) ; - Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó (đoạn 2 và 3 ) ? Với con hổ cảnh nào là thực tại, cảnh nào là dĩ vãng? ? Đọc đoạn thơ diễn tả nỗi căm hờn trong cũi sắt, cho biết: Hổ cảm nhận những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú ? Trong đó, nỗi khổ nào có sức biến thành khối căm hờn ? Vì sao ? - Nỗi khổ không được hoạt động, trong một không gian tù hãm, thời gian kéo dài (Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua) - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường (Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm ) - Nỗi bất bình vì ở chung cùng bọn thấp kém (Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi...) - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ - Vì hổ là chúa sơn lâm, vốn được cả loài ng` khiếp sợ ? Trong cũi sắt nỗi hờn căm của hổ biến thành khối căm hờn . Em hiểu khối căm hờn này như thế nào ? - Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát. Động từ “gậm”diễn tả hành động bứt phá nhưng chủ yếu thể hiện sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do, thành một thân tù đã đóng vón, kết tụ lại thành khối, thành tảng, cứng như những thanh chấn song cũi sắt lạnh lùng kia. ? Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào ? - Chán ghét cuộc sống tầm thường tù túng - Khát vọng được sống tự do, được sống đúng với phẩm chất của mình ? Đọc đoạn thơ diễn tả niềm uất hận ngàn thâu, cho biết : Cảnh vườn bách thú được diễn ra qua các chi tiết nào ? Có gì đặc biệt trong tính chất của cảnh ấy ? - Hoa chăm cỏ xén, lối phẳng cây trồng... - Dưới cái nhìn của chúa sơn lâm cảnh vườn bách thú hiện lên thật đáng chán, đáng khinh , đáng ghét. Tất cả chỉ là đơn điệu, nhàm tẻ, đều chỉ là nhân tạo, do bàn tay của con người sửa sang, tỉa tót nên rất tầm thường, giả dối chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, mạnh mẽ bí hiểm . ? Em có nhận xét gì về giọng điệu những câu thơ trên, cách sử dụng từ ngữ và cách ngắt nhịp ? Hãy đọc lại những câu thơ này? - Giọng giễu nhại, một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập ở hai câu đầu và nhưng câu tiếp theo đọc liền như kéo dài ra, giọng chán chường khinh miệt . ? Từ hai đoạn thơ vừa đọc, em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú, và cũng là tâm sự gì của con người ? - Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối. - Khao khát được sống tự do, chân thật. ? Đọc đoạn thơ 2 và cho biết cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào ? - Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn... ? Nhận xét về cách dùng từ trong những lời thơ này ? Và tác dụng của nó ? - Điệp từ : với, các động từ chỉ hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn .Cảnh sơn lâm hùng vĩ với núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cũng phi thường. Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên như thế nào giữa không gian ấy ? - Ta bước chân lên sóng cuộn nhịp nhàng.....đều im hơi ? Có gì đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ, nhịp điệu của những lời thơ miêu tả chúa tể của muôn loài ? Tác dụng của chúng trong việc khắc họa hình ảnh chúa sơn lâm ? - Các từ ngữ gợi tả, câu thơ sống động giàu chất tạo hình, đã diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm và cũng là sự hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình. Hình ảnh chúa sơn lâm mang một vẻ đẹp vừa ngang tàng, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm hùng vĩ. ? Đọc đoạn thơ tả cảnh rừng, nơi hổ đã từng sống thời oanh liệt, cho biết: Cảnh rừng ở đây là cảnh của các thời điểm nào ? Cảnh sắc trong mỗi thời điểm đó có gì nổi bật ? - Những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều. - Đêm vàng, mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu. ? Từ đó TN đã hiện lên một vẻ đẹp như thế nào ? -TN rực rỡ huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn. ? Giữa thiên nhiên ấy, chúa tể đã sống một cuộc sống như thế nào ? - Ta say mồi, ta lặng ngắm, giấc ngủ ta tưng bừng, ta đợi chết ... ? Đại từ ta lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa như thế nào ? - Thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ; tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng. ? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ này là một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp. Em hãy phân tích để thấy được cái hay, cái đẹp của bức tranh ? GVbình ? Một loạt các điệp từ : Nào đâu, đâu những cứ lặp đi lặp lại và kết hợp với câu thơ cảm thán: Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? có ý nghĩa gì ? - Diễn tả nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Giấc mơ huy hoàng đó khép lại trong một tiếng than đau đớn, u uất. Câu thơ cuối cùng tràn ngập cảm xúc buồn thương, thất vọng vang lên chậm nhẹ não ruột như một tiếng thở dài ai oán kéo người đọc từ tưởng tượng lãng mạn của con hổ về thực tại. Đó không chỉ là tâm trạng của con hổ mà còn được đồng cảm sâu xa tong tâm tạng của một lớp người VN trong thời nô lệ, mất nước nhớ về quá khứ hào hùng của dân tộc, của đất nước mình. Câu thơ có sức khái quát và điển hình cho một tâm trạng điển hình. ? Đọc đoạn cuối bài thơ, cho biết: Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian như thế nào? - Oai linh, hùng vĩ thênh thang, nhưng đó là một không gian trong mộng. ? Từ đó giấc mộng ngàn của hổ là một giấc mộng như thế nào ? - Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót bất lực- Một nỗi đau bi kịch. ? Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú, cũng là của con người? - Khát vọng được sống tự do, tự chủ trong chính xứ sở của mình. -> Khát vọng được giải phóng . Niềm khát khao tự do của con hổ trong bài thơ cũng là tiếng lòng của nhà thơ và là tiếng lòng sâu kín của những người dân VN mất nước đang sống trong cảnh nô lệ, “ bị nhục nhằn” . Vì thế mà bài thơ vừa ra đời đã được đông đảo công chúng đón nhận. Hoạt động 3: Tổng kết.4p. ? Từ tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú, em hiểu những điều nào sâu sắc trong tâm sự của con người ?- Nỗi chán ghét thực tại tầm thương giả dối ; khát vọng tự do cho cuộc sống chính mình ? Phân tích những nét NT đặc sắc nổi bật của bài thơ? - Tràn đầy cảm hứng LM: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào - Tác giả đã mượn một hình ảnh đẹp và thích hợp để thể hiện chủ đề của bài thơ : con hổ bị nhốt ở vườn bách thú - Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình ( Miêu tả cảnh sơn lâm ) - Ngôn ngữ nhạc điệu phong phú ( ngắt nhịp linh hoạt) ? Nếu Nhớ rừn
File đính kèm:
- giao an Ngu van 8 moi nhat co ki nang song.doc