Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 85

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.

 - Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Có ý thức vận dụng câu cầu khiến trong quá trình tạo lập một số kiểu văn bản.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.

- Chức năng của câu cầu khiến

b. Kĩ năng

- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản

- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

II.CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tự xác định giá trị

2. Kĩ năng ra quyết định

3. Kĩ năng giao tiếp

4. Kĩ năng hợp tác

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

III. ĐỒ DÙNG

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 85, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 01/ 2013
Ngày giảng: 28/ 01/ 2013
Bài 20
Tiết 86: Câu cầu khiến
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
	- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Có ý thức vận dụng câu cầu khiến trong quá trình tạo lập một số kiểu văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
- Chức năng của câu cầu khiến
b. Kĩ năng
- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản
- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 
II.Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng ra quyết định
3. Kĩ năng giao tiếp
4. Kĩ năng hợp tác
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Đồ dùng
Bảng phụ: ghi các bài tập
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra ( 5’)
H. Nêu các chức năng khác của câu nghi vấn?
- Ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn được dùng với các chức năng khác như bộc lộ tình cảm, đe dọa, khẳng định, phủ định, cầu khiến… và không yêu cầu người đối thoại trả lời
- Trong trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi thì kết thúc câu người ta có thể sử dụng dấu chấm, dấu chấm lửng và dấu chấm than.
3. Tiến tình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động( 1’)
GV: Cậu lấy hộ mình cái chổi!
H. Câu trên dùng để làm gì? ( Yêu cầu, đề nghị)
GV: câu trên gọi là câu cầu khiến. Vậy câu cầu khiến có đặc điểm như thế nào về hình thức và chức năng bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của Thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
- Chức năng của câu cầu khiến
* Cách tiến hành
GV treo bảng phụ
- HS đọc bài tập 1 trên bảng phụ
H. Xác định câu cầu khiến trong đoạn trích?
- HS trả lời
- GV nhận xét và chốt
H. Đặc điêm hình thức cho biết đó là câu cầu khiến?
GV: Khi ý câu cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm
- trọng tâm của mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị rơi vào các động từ.
H. Câu cầu khiến trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
- HS đọc bài tập 2 yêu cầu đọc đúng ngữ điệu
H. Cách đọc “ mở cửa” trong ví dụ a có khác cách đọc trong ví dụ b không?
- câu thứ 2 đọc với giọng được nhấn mạnh hơn, câu 1 dùng để trả lời, câu 2 dùng để đề nghị ra lệnh.
H. Qua tìm hiểu bài tập hãy cho biết câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng gì? 
- HS trả lời, GV khái quát
- HS đọc ghi nhớ , những nội dung cần nắm trong ghi nhớ
H. Đặt câu cầu khiến có từ cầu khiến ?
VD: Cậu đừng có vẽ bẩn lên tường!
Hoạt động 3. Luyện tập
* Mục tiêu
- xác định câu cầu khiến và phân tích đặc điểm hình thức của câu cầu khiến trong các đoạn văn cụ thể.
- Nhận xét về sắc thái nghĩa của câu cầu khiến khi thay đổi hình thức của nó.( thêm bớt chủ ngữ, thay thế từ câu khiến)
* Cách tiến hành
- HS đọc bài tập 1, xác định yêu cầu
- HS hoạt động nhóm 8/ 5’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét 
- Gv chữa
Chủ ngữ trong 3 câu đầu chỉ người đối thoại hoặc một nhóm người trong đó có người đối thoại nhưng có đặc điểm khác nhau
- Xác định yêu cầu bài tập 2.
- HS HĐ cá nhân, trả lời
- GV chữa
H. Tình huống được mô tả trong truyện và hình thức vắng chủ ngữ trong 2 câu cầu khiến có liên quan với nhau không?
- có, trong tình huống cấp bách gấp gáp đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh và kịp thời, câu cầu khiến phải rất ngắn gọn. Vì vậy CN người tiếp nhận thường vắng mặt
- Xđ yêu cầu bài tập 3
- Học sinh trình bày, GV chữa.
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập 5
- HS trả lời, gv chữa
19’
18’
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1 Bài tập( T30, 31): Tìm câu cầu khiến trong đoạn trích.
BT1/ 
Câu cầu khiến
+ Thôi đừng lo lắng
+ Cứ về đi
+ Đi thôi con
- Đặc điểm hình thức
 Có những từ ngữ cầu khiến: thôi, đừng, đi… hãy đừng, chớ…
 Cuối câu cầu khiến kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm
- Chức năng
+ Câu đầu khuyên bảo động viên
+ 2 câu sau: yêu cầu, nhắc nhở
BT2/ 
 Cách đọc ở câu “ mở cửa!” có ngữ điệu cầu khiến.
2. Ghi nhớ
- Chức năng
- Hình thức 
II. Luyện tập
Bài tập 1. Xác định câu cầu khiến thông qua đặc điểm hình thức 
a. Hãy
b. Đi
c. Đừng
- Nhận xét chủ ngữ
a.có từ “ hãy” vắng chủ ngữ.
b.Chủ ngữ “ ông giáo” ngôi thứ 2 số ít
c. Chủ ngữ “ chúng ta” ngôi thứ 1 số nhiều
- Nhận xét ý nghĩa của câu khi thêm hoặc bớt thay đổi chủ ngữ
a. Bớt chủ ngữ-> ý nghĩa không thay đổi , ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, kém lịch sự hơn
a.thêm chủ ngữ “con” ý nghĩa không thay đổi, tính chất cầu khiến nhẹ hơn.
c. Thay đổi CN: “ nay các anh…” ý nghĩa thay đổi trong số người tiếp nhận lời đề nghị không có người nói
Bài tập 2. Xác định câu cầu khiến
a. Thôi, im đi
b, các em đừng khóc.
c. Đưa tay cho tôi mau !
 Cầm lấy tay tôi này !
- Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa các câu
a. có từ cầu khiến “ đi”, vắng CN
b. Có từ cầu khiến “ đừng” CN ngôi thứ 2 số nhiều
c. không có từ ngữ cầu khiến, vắng CN, có ngữ điệu cầu khiến.
Bài tập 3 so sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu cầu khiến.
- Giống nhau: đều có câu cầu khiến, có từ ngữ cầu khiến “ hãy”
- Khác nhau: 
+ câu a vắng CN có cả từ ngữ cầu khiến và ngữ điệu cầu khiến, mang tính chất ra lệnh
+ Câu b: có CN ngôI thứ 2 số ít, ý nghĩa có tính chất khích lệ động viên
Bài tập 5: so sánh ý nghĩa của hai câu “ đi thôi con” và “ đi đi con” xét khả năng thay thế nhau của hai câu này.
- Đi đi con” chỉ có người con đi
- Đi thôi con: người con và người mẹ cùng đi ( không thể thay thế được nhau)
4. Củng cố ( 1’)
- GV hệ thống lại bài 
+ Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- HS về nhà học bài theo nội dung học tập trên lớp
- Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
* Đọc và trả lời các câu hỏi sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 85.doc
Giáo án liên quan