Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 82

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.

2. Kĩ năng

 Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc- hiểu và tạo lập văn bản

3.Thái độ

 Có ý thức vận dụng câu nghi vấn để làm đẹp và phong phú thêm vốn từ tiếng việt.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tư duy

2. Kĩ năng xác định giá trị

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng giao tiếp

III. ĐỒ DÙNG

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 82, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 01/ 2013
Ngày giảng: 21/ 01/ 2013
Bài 19
Tiết 82: câu nghi vấn ( tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.
2. Kĩ năng
 Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc- hiểu và tạo lập văn bản
3.Thái độ
 Có ý thức vận dụng câu nghi vấn để làm đẹp và phong phú thêm vốn từ tiếng việt.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng giao tiếp
III. đồ dùng
1. giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra ( 15’)
Câu 1: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn?
Câu 2: Căn cứ vào đâu để xác định câu sau đây là câu nghi vấn?
 Mình đọc hay tôi đọc?
Yêu cầu trả lời
Câu 1( 6 điểm)
- Câu nghi vấn có từ ngữ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, hử, chứ, chăng, còn…không, đã…chưa, hay( để nối các vế câu có quan hệ lựa chọn)
- Khi viết cuối câu nghi vấn có dấu châm hỏi
- Chức năng dùng để hỏi.
Câu2 ( 4 điểm)
- câu trên là câu nghi vấn căn cứ vào các đặc điểm chức năng và hình thức của câu nghi vấn( có từ ngữ nghi vấn, và kết thúc bằng dấu chấm hỏi)
3. Tiến tình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’)
 Bạn có thể cho tôi mượn bút một tý được không?
H.Câu trên có phải là câu nghi vấn không? được dùng để làm gì? ( yêu cầu, đề nghị)
GV: ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn được dùng để làm gì bài học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động dạy và học
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
 Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.
GV treo bảng phụ
- HS đọc bài tập trên bảng phụ
H. Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích trên?
H.Các câu nghi vấn được dùng để làm gì?
- không dùng để hỏi
H. Vậy những câu trên dùng để làm gì?
H.Em có nhận xét gì vê dấu kết thúc trong những câu nghi vấn trên?
 - Nhà ông ấy đẹp…
 - Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
 ( Tố Hữu)
H.Qua tìm hiểu bài tập hãy cho biết ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn được dùng để làm gì? và kết thúc bằng những dấu nào?
- HS đọc ghi nhớ sgk
H. Nội dung cần ghi nhớ là gì?
H. Lấy một ví dụ về câu nghi vấn không dùng để hỏi?
- HS đặt câu
- GV nhận xét 
VD: Em đã lớn thế này rồi cơ à? ( ngạc nhiên)
Hoạt động 2. Luyện tập
* Mục tiêu
- Phân biệt câu nghi vấn được dùng với chức năng chính và câu nghi vấn được dùng với chức năng khác
- Đặt câu nghi vấn với chức năng khác chức năng chính.
- HS đọc bài tập và xác định yêu cầu.
- HĐ CN, GV nhận xét và sửa
- HS đọc yêu cầu bài tập 2, xác định yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 8/ 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- HS hoạt động cá nhân
- Trả lời, GV nhận xét và chữa
* Đặt câu nghi vấn dùng để kể lại nội dung một bộ phim vừa được chiếu.
* Đặt câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận một nhân vật văn học.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 
- Hs thực hiện, trả lời
- GV chữa
12’
14’
I.Các chức năng khác
1. Bài tập: tìm hiểu câu nghi vấn trong các đoạn trích
- Câu nghi vấn
a. Những người…bây giờ?
b. Mày định nói…à?
c. có biết không? lính đâu? sao bay như vậy? Không còn…à?
d. Một người…sao?
b.Con gái…ư? Chả lẽ…ấy!
- Chức năng
a. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
b. Đe dọa
c. đe dọa
d. khẳng định
e. bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Nếu không dùng để hỏi, trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than và dấu chấm lửng.
2.Ghi nhớ
- Những chức năng khác của câu nghi vấn
- dấu kết thúc câu nghi vấn.
II. Luyện tập
Bài tập 1( T22) xác định câu nghi vấn và chức năng
a.Con người…ư? ( bộc lộ cảm xúc, ngạc nhiên)
b. Trừ câu “ Than ôi” còn lại là câu nghi vấn ( bộc lộ cảm xúc, thái độ bất bình)
Bài tập 2 ( T22) Xác định câu nghi vấn, đặc điểm hình thức, chức năng và viết câu nghi vấn có ý nghĩa tương đương.
a. sao cụ lo xa… thế? Tội gì… lại?
ăn mãi…lo liệu?
- từ ngữ nghi vấn ( sao, gì), dấu hỏi chấm cuối câu
- Chức năng: phủ định
Đặt câu
- Cụ không phải lo xa quá như thế.
- Cụ không nên nhịn đói mà để tiền lại.
- Ăn hết thì đến lúc chết không có tiền mà lo liệu
b. cả đàn bò…làm sao?
- từ nghi vấn làm sao và dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu
- Chức năng: dùng bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại
Đặt câu
Không biết là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không.
Bài tập 3(T23) đặt câu nghi vấn
a. Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung bộ phim “ con đường hoàng kim” được không?
b. Sao cuộc đời lại bất hạnh với cô bé bán diêm như thế?
Bài tập 4 (T 24) Câu nghi vấn dùng để làm gì
- Những câu nghi vấn ấy dùng để thay lời chào.
- Người nói và người nghe có quan hệ thân mật
4.Củng cố( 1’)
- GV hệ thống lại bài
+ Ngoài chức năng chính dùng để hỏi câu nghi vấn còn có các chức năng khác
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- Về nhà học bài nắm chắc những chức năng của câu nghi vấn.
- Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một phương pháp cách làm
* đọc và trả lời các câu hỏi sgk

File đính kèm:

  • doctiet 82.doc
Giáo án liên quan