Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 77

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh.

 - Có ý thức trong việc xây dựng đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

b. Kĩ năng

- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.

- Viết đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tự xác định giá trị

2. Kĩ năng hợp tác.

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm

5. Kĩ năng giao tiếp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 77, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 01/ 2013
Ngày giảng: 10/ 01/ 2013
Bài 19
Tiết 77: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh.
	- Có ý thức trong việc xây dựng đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
b. Kĩ năng
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
- Viết đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ. 
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm
5. Kĩ năng giao tiếp.
III. Đồ dùng
 bảng phụ
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( không kiểm tra)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1. Khởi động ( 1’)
GV: để có một bài văn thuyết minh hay và hấp dẫn người đọc thì yêu cầu ngay từ khi xây dựng đoạn văn cần phải tập trung làm nổi bật chủ đề của văn bản. Xây dựng đoạn văn như thế nào? bài học hôm nay cùng tìm hiểu.
Hoạt động dạy - học
T/g
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
* Cách tiến hành
H. Thế nào là đoạn văn?
- Là một bộ phận của bài văn, nhiều đoạn văn kết hợp với nhau làm thành bài văn, đoạn văn thường có từ 2 câu trở lên, được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
H. Thế nào là chủ đề? Câu chủ đề trong đoạn văn
- Chủ đề là ý chính nhất của đoạn văn. một đoạn văn chỉ có một chủ đề.
- Câu chủ đề: nội dung và hình thức thể hiện của câu chủ đề tùy loại đoạn văn, câu chủ đề có thể đặt ở những vị trí khác nhau.
 Học sinh đọc đoạn văn a
H. Đoạn văn gồm mấy câu? từ nào được nhắc lại trong các câu đó?
- 5 câu, từ nước
H.Từ đó, xác định chủ đề của đoạn văn là gì? phương thức biểu đạt trong đoạn văn?
- Giới thiệu về vấn đề thiếu nước sạch trầm trọng
H.Xác định câu chủ đề trong đoạn văn?
H. Các câu sau có vai trò như thế nào trong việc thể hiện phát triển câu chủ đề?
- câu 2 cho biết tỉ lệ nước ngọt ít so với tổng lượng nước trên tráI đất.
- Câu 3: cho biết lượng nước ấy đang ngày càng bị ô nhiễm.
- Câu 4: sự thiếu nước ở các nước thế giới thứ 3
-> Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ chủ đề, câu nào cũng nói về nước
H. Nhận xét về mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn?
- Mối quan hệ giữa các câu với nhau rất chặt chẽ
GV: Khái quát yêu cầu sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh
HS đọc đoạn văn
H. Đoạn văn gồm mấy câu? nói về ai?
- 3 câu, câu nào cũng nói tới một người đó là Phạm văn Đồng.
H. chủ đề của đoạn văn? xác định từ ngữ, câu chủ đề?
- Giới thiệu về PVĐ- từ ngữ chủ đề PVĐ
H. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn?
- Thuyết minh: giới thiệu một nhân vật quan trọng
H. Các câu trong đoạn văn có vai trò gì?
GV: khái quát mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn thuyết minh, dạng các đoạn văn thuyết minh.
HS đọc đoạn văn a, nêu nhược điểm và cách sửa
H. Đoạn văn thuyết minh về cái gì?
- chiếc bút bi
H. Cần đạt những yêu cầu gì? cần sắp xếp như thế nào?
- yêu cầu tổi thiểu của đoạn văn là:
+ nêu rõ chủ đề
+ Cấu tạo, công dụng, cách sử dụng bút bi.
H. Đối chiếu với những yêu cầu ấy đoạn văn mắc những lỗi gì?
H. Cần sửa như thế nào?
- Nêu cách sửa và bổ sung
Gv nhận xét đọc cách sửa của mình cho học sinh tham khảo.
 Hiện nay bút bi là loại bút thông dụng trên thế giới. Bút bi khác bút mực ở chỗ là đầu bút có hòn bi nhỏ xíu, Ngoài ống nhựa có vỏ bút, đầu bút và nắp đậy, có móc thẳng để cài vào túi áo. Loại bút không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra ghi thành chữ. Khi viết người ta ấn đầu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào bên trong vỏ bút. Dùng bút bi rất nhẹ nhàng tiện lợi. Nhưng học sinh các lớp tiểu học chưa nên sử dụng vì đầu bút bi tròn, cứng và trơn nên khó có thể luyện viết chữ nét thanh nét đậm
HS đọc đoạn văn
H. đoạn văn thuyết minh về cáI gì? cần đạt những yêu cầu gì? cách sắp xếp nên như thế nào?
- Thuyết minh về cái đèn yêu cầu thuyết minh theo một trình tự hợp lí, nên chia thành các phần phần đèn có bóng, phần đui, dây điện công tắc, phần chao đèn, đế đèn.
H. Đối chiếu yêu cầu ấy đoạn văn mắc lỗi gì?
HS sửa lại đoạn văn
GV khái quát cách viết đoạn văn thuyết minh.
H. Qua tìm hiểu bài tập em rút ra kết luận gì khi viết đoạn văn thuyết minh?
- HS đọc ghi nhớ
GV chỉ ra nội dung trong ghi nhớ
Hoạt động 3. Luyện tập
* Mục tiêu
 Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề
* Cách tiến hành
Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu viết ngắn gọn, hấp dẫn, ấn tượng, kết hợp miêu tả và biểu cảm, kể chuyện.
- HS viết 7’, trình bày
- Gv nhận xét và gợi ý.
26’
15’
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
1.Nhận dạng các đoạn văn trong văn thuyết minh 
* Bài tập: Tìm hiểu cách sắp xếp trong đoạn văn thuyết minh
a. Đoạn văn giới thiệu về vấn đề thiếu nước sạch
- Câu 1 là câu chủ đề
- Câu 2, 3, 4: giới thiệu những biểu hiện cụ thể của sự thiếu nước.
- Câu 5: dự báo tình hình thiếu nước trong tương lai
=> Bài văn thuyết minh gồm các ý lớn, mỗi ý được phát triển thành một đoạn văn, đoạn văn thuyết minh là một bộ phận của bài văn thuyết minh. 
b. Đoạn văn giới thiệu về Phạm Văn Đồng.
- Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng
- Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về PVĐ theo lối liệt kê các hoạt động đã làm.
=> Khi viết đoạn văn thuyết minh cần trình bày rõ ngắn gọn ý chủ đề, các ý trong đoạn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
2. Sửa lai các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
a. Đoạn văn thuyết minh về chiếc bút bi
- Lỗi
+ Không rõ câu chủ đề, thiếu ý công dụng.
+ ý lộn xộn, thiếu mạch lạc
- Sửa lại
Tách 3 ý nhỏ: cấu tạo, công dụng, sử dụng.
b. Đoạn văn thuyết minh chiếc đèn ( cấu tạo)
- Lỗi
+ trình bày lộn xộn, phức tạp hóa khi giải thích cấu tạo của chiếc đèn.
+ Câu 1 và các câu sau gắn kết gượng gạo
- Sửa
Tách thành 3 ý: phần đèn có bóng, đui dây điện, công tắc, phần chao đèn, đế đèn.
=> Khi viết đoạn văn thuyết minh, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn văn, tránh lẫn lộn ý của đoạn văn khác.
II. ghi nhớ
Yêu cầu khi viết đoạnvăn thuyết minh
III. Luyện tập
Bài tập1 ( T15): viết đoạn mở bài và kết bài cho đề bài “ giới thiệu trường em”
- Đoạn văn mở bài
 Mời bạn đến thăm trường tôi- ngôi trường xinh xắn nằm ở bên đường nhỏ, ngôi trường thân yêu- mái nhà chung của chúng tôi.
- Đoạn văn kết bài
 Trường tôi như thế đó giản dị, khiêm nhường và xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quý trường như yêu ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỉ niệm về trường sẽ theo tôi suốt cuộc đời.
4. Củng cố ( 1’)
GV hệ thống lại bài
H. Khi viết đoạn văn các ý trong đoạn văn nên sắp xếp như thế nào?
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề tự chọn
- Học bài theo nội dung ghi nhớ sgk
- Chuẩn bị bài: Hoạt động ngữ văn làm thơ 7 chữ ( tiếp)

File đính kèm:

  • doctiet 76.doc
Giáo án liên quan