Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 76
A. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh .
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác
- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc
* Kĩ năng sống:
- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, giải quyết vấn đề.
Ngày soạn: 25/12/2013 Ngày giảng: 8A: /1/2014 8B: /1/2014 Tiết 76 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: - Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh. - Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh . - Diễn đạt rõ ràng, chính xác - Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc * Kĩ năng sống: - Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, giải quyết vấn đề. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu Học sinh: Đọc trước bài C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại khái niệm thuyết minh? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn văn thuyết minh - Mục tiêu: Giúp học sinh biết xác định các ý lớn khi viết đoạn văn thuyết minh; nhận xét và sửa lại các đoạn văn chưa chuẩn. - Phương pháp: Phân tích mẫu, gợi tìm Thời gian: 20 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Ở HK I các em đã học bài “ Xây dựng đoạn văn trong VB”, nhắc lại đoạn văn là gì? Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề? - HS đọc đoạn văn ( a ) và tìm câu chủ đề trong đoạn ? Câu chủ đề nêu nội dung gì? - Còn các câu sau có nhiệm vụ gì ? ( Giải thích, bổ sung: Câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi. Câu 3 cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm. Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ ba. Câu 5 nêu dự báo đến năm 2025 thì 2/ 3 dân số thế giới thiếu nước . - HS đọc đoạn văn ( b) và tìm từ ngữ chủ đề ? - Các câu tiếp theo làm gì ? -GV chốt : Từ ngữ chủ đề là “Phạm Văn Đồng”, các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm. * Nhận xét và sửa lại đoạn văn ( a) thuyết minh bút bi . - HS đọc đoạn văn (a) em có nhận xét gì về đoạn văn ? - Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu thế nào ? ? Đoạn văn trên nên tách đoạn và mỗi đoạn viết lại thế nào ? Nên tách làm hai đoạn ; một đoạn giới thiệu cấu tạo trong đoạn còn lại nêu cấu tạo ngoài Gv chia 2 nhóm lớn mỗi nhóm viết một đoạn - HS viết thành đoạn văn ra phiếu học tập của mình - HS đọc bài làm của mình . -> Em khác nhận xét, bổ sung Gv minh họa đoạn văn Cấu tạo 1 chiếc bút bi gồm 2 phần: Trước hết là ruột bút bi - Đó là 1 ống nhựa dài, trong đó chứa mực có thể màu xanh, đen hay đỏ - những màu thường gặp ở bút bi. Phía dưới ống mực đó là đầu bút bi. Có 1 hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ . Ngoài ruột bút, chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần vỏ là 1 ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút và làm cán viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo (bút bi bấm) hoặc không có (bút bi nắp đậy). * Nhận xét và sửa lại đoạn văn ( b ) viết về đèn bàn. - HS đọc đoạn văn ( b ) đoạn văn này có nhược điểm gì ? - Em hãy chỉ ra những chỗ không hợp lí đó? - Theo em, nên giới thiệu chiếc đèn bàn theo thứ tự ntn ? - Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào ? - HS viết đoạn văn ra phiếu học tập của mình -> GV ghi điểm những bài làm tốt - Theo em, khi viết đoạn văn trong VB TM cần chú ý những gì ? I/ Đoạn văn trong văn bản thuyết minh 1/ Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh: Sgk / 13 * Cách sắp xếp các câu trong đoạn văn: a/ Câu chủ đề: “Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng”-> đứng ở đầu đoạn. Các câu sau giải thích, bổ sung b/ Từ ngữ chủ đề : “ Phạm Văn Đồng” các câu tiếp theo cung cấp thông tin theo lối liệt kê. 2/ Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn Ví dụ a Các ý sắp xếp lộn xộn - Giới thiệu thành các phần: Ruột bút, vỏ bút, các loại bút bi : + Phần ruột bút bi: Gồm đầu bút bi và ống mực. + Phần vỏ: Gồm ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán viết. Phần này gồm ống, nắp bút có lò xo Ví dụ b - Đoạn văn có bố cục chưa hợp lí. Sửa lại trình tự thuyết minh: Từ đế đèn, công tắc, thân đèn, đui đèn, bóng đèn, chao đèn, dây điện . * Ghi nhớ ( SGK- 15) *Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập - Mục tiêu: HS biết nhận diện sửa lỗi trong đoạn văn TM. Viết đoạn văn TM theo chủ đề - Phương pháp: Thực hành, hoạt động nhóm. - Thời gian: 15’ Gv chia hai nhóm; mỗi nhóm thực hiện một bài tập ? Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn : « Giới thiệu trường em ». - GV gợi ý: Với đề tài này có thể viết theo những ý sau: + Giới thiệu về cuộc đời hoạt động CM của Bác. + Tình cảm của Bác dành cho nhân dân cho Tổ quốc. + Tình cảm của ND đối với chủ tịch HCM. - Gọi 2 em trình bày miệng. -> Nhận xét, bổ sung II/ Luyện tập * Bài tập 1 Giới thiệu trường em - Mở bài : Trường em ở trên một khu đất khá bằng phẳng, là một ngôi trường xinh xắn. Nơi đây đã gắn bó và nuôi dưỡng em trưởng thành. - Kết bài : Trong những năm tháng của cuộc đời học sinh ngôi trường đã gắn bó với em biết bao kỷ niệm. Dù có đi xa nơi đâu, hình ảnh ngôi trường không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em . * Bài tập 2 : Viết đoạn văn 4. Củng cố: Khắc sâu kiến thức, giúp học sinh học và làm bài tốt hơn. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học nắm được nội dung bài. - Làm bài tập 2,3 / sgk . - Sưu tầm một số đoạn văn thuộc nhóm phương thức biểu đạt khác nhau để so sánh, đối chiếu, làm mẫu tự phân tích, nhận diện. - Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề tự chọn. - Chuẩn bị bài: “Quê hương” của Tế Hanh. * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TIET 76.doc