Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 75

A. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức:

- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.

- Chức năng chính của câu nghi vấn.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn cảnh. Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu khác.

3. Thái độ: Có ý sử dụng trong giao tiếp nói, viết phù hợp.

 * Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3468 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 75, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/12/2013 
Ngày giảng: 8A: /1/2014
	 8B: /1/2014
Tiết 75
CÂU NGHI VẤN
A. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn cảnh. Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu khác.
3. Thái độ: Có ý sử dụng trong giao tiếp nói, viết phù hợp.
 * Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu
 Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
 - Chia theo mục đích nói, câu chia thành mấy loại ? (4 loại)
 Hôm nay, chúng ta tìm hiểu chức năng của câu nghi vấn.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
- Mục tiêu: Nhận diện câu nghi vấn và thấy được hình thức của kiểu câu này.
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu, quy nạp	
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hs đọc đoạn trích
Chú ý các câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi
- Các câu đó cùng để làm gì?
- Câu dùng để hỏi còn được gọi là gì?
- Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? 
- Tìm các từ nghi vấn trong các câu trên ?
- Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì? 
 - GV: Bao gồm cả tự hỏi như câu trong truyện Kiều :
 “ Người đâu gặp gỡ làm chi 
Trăm năm biết có duyên gì hay không ?”
- Em hãy đặt câu nghi vấn ?
* Ví dụ : 
- Cậu đã làm xong bài tập chưa ?
- Chị mua cam hay quýt ? 
- Vậy câu nghi vấn có đặc điểm và chức năng gì ? 
Gv khái quát
I/ Đặc điểm hình thức và chức năng chính 
1/ Ví dụ: sgk 
2/ Nhận xét
- Sáng …không ? 
- Thế làm sao … không ăn khoai? 
 - Hay … quá?
-> Là câu nghi vấn
+ Hình thức nhận biết:
 dấu chấm hỏi ở cuối, câu có chứa từ nghi vấn: không, làm sao, hay.
 + Chức năng chính : Dùng để hỏi 
* Ghi nhớ : sgk / 11 
*Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: HS nhận biết câu nghi vấn, cách sử dụng, đặt câu nghi vấn.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm.
- Thời gian: 20’
? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
? Căn cứ vào đâu để xác định những câu đó là câu nghi vấn?
?Có thể thay thế từ hay bằng từ hoặc được không?
? Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu đó không? Vì sao?
 - HS thảo luận nhóm(3 phút): 1 bàn/ nhóm .
 - GV chia lớp làm 2 nhóm:
 + Phía ngoài, BT 4 .
 + Phía trong, BT 5 .
 -> Cử đại diện trả lời .
 -> Nhóm khác nhận xét, bổ sung
II/ Luyện tập 
* Bài tập 1 : Những câu nghi vấn :
a/ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?
b/ Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
c/ Văn là gì ? Chương là gì ?
d/ Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
- Những từ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu 
* Bài tập 2 
- Căn cứ để xác định câu nghi vấn: Có từ “hay”.
- Không thể thay thế từ “ hay” bằng từ “hoặc” được vì nếu thay thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành 1 câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác.
* Bài tập 3 
- Không, vì đó không phải là những câu nghi vấn .
* Bài tập 4 
- Khác nhau về hình thức: Có…không ;
 Đã …chưa .
- Khác nhau về ý nghĩa: Câu thứ 2 có giả định; Câu thứ nhất không có giả định .
* Bài tập 5 
- Khác biệt về hình thức giữa 2 câu thể hiện ở trật tự từ
 + ( a ) Bao giờ: Đứng đầu câu 
 + ( b ) Bao giờ : Đứng cuối câu 
- Khác biệt về ý nghĩa :+ ( a ) hỏi về thời điểm của 1 hành động sẽ diễn ra trong tương lai 
+ ( b ) hỏi về thời điểm của 1 hành động đã diễn ra trong quá khứ 
4. Củng cố: HS hiểu đặc điểm, chức năng chính của câu nghi vấn.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Vận dụng kiến thức đã học để nhận diện câu nghi vấn, sử dụng đúng chức năng của câu.
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTIET 75.doc
Giáo án liên quan