Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 138
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là yếu tố biểu cảm .
- Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong các bài văn xuôi và thơ địa phương.
2. Kĩ năng
- Xác định yếu tố biểu cảm và biết đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn.
3. Thái độ:
- Tự giác học tập
II. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tư liệu tham khảo
HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ
III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, vận dụng.
Ngày soạn: 22/4/2014 Ngày giảng: 8A: / /2014 8B: / /2014 Tiết 138 TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN XUÔI VÀ THƠ ĐỊA PHƯƠNG Mục tiêu cần đạt Kiến thức - Hiểu thế nào là yếu tố biểu cảm . - Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong các bài văn xuôi và thơ địa phương. 2. Kĩ năng - Xác định yếu tố biểu cảm và biết đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn. 3. Thái độ: - Tự giác học tập II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, tư liệu tham khảo HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, vận dụng.......... IV. Các hoạt động dạy – học 1/ Ổn định tổ chức: 1' 8A:.............................8B:................................. 2/ Kiểm tra bài cũ: không 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài * Hoạt động 2: Khái niệm yếu tố biểu cảm - Mục tiêu: Hiểu yếu tố biểu cảm là gì? - Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. - Thời gian: 5 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung H. Em hiểu: Yếu tố biểu cảm là gì? - Các phương tiện ngôn ngữ có khả năng biểu hiện sinh động, chân thực, điển hình các trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật văn học và tác giả văn học. - Các phương tiện ngôn ngữ: từ, câu, hình ảnh, hình tương, nhạc điệu,... I. Thế nào là yếu tố biểu cảm? * Hoạt động 3: Yếu tố biểu cảm trong thơ địa phương - Mục tiêu: Xác định và phân tích yếu tố biểu cảm trong thơ và văn xuôi địa phương. - Phương pháp: Đàm thoại, ví dụ mẫu - Thời gian: 30 phút - Gọi học sinh đọc bài thơ. H. Xác định yếu tố biểu cảm trong bài thơ? H. Hình ảnh thơ “hun hút giếng” gợi cho em điều gì? H. Hình ảnh người mẹ “ gầy lập cập giữa chông chênh” gợi cho em cảm xúc gì? - Gọi học sinh đọc bài thơ. H. Yếu tố biểu cảm được thể hiện trong bài thơ như thế nào? H. Phân tích hình ảnh so sánh trong bài thơ? H. Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong bài thơ? H. Yếu tố biểu cảm trong truyện ngắn được thể hiện ở những phương diện nào? Tìm các chi tiết đó trong bài? II. Yếu tố biểu cảm trong thơ địa phương. 1. Bài thơ: Quên và nhớ (Nguyễn Đức Hạnh).(sgk/83,84) - Hình tượng mẹ với bốn tư thế khổ đau, kiếm tìm, hụt hẫng, chông chênh. - Tình cảm của người mẹ dành cho những đứa con đi chiến đấu không về, đó là tình cảm yêu thương, cảm thông, kính trọng,.. 2. Bài thơ: Mẹ ( Hiền Mặc Chất)/85 - Tình cảm xót thương, kính trọng của tác giả dành cho mẹ được biểu hiện qua hình ảnh so sánh “ Mẹ gầy guộc như chiếc liềm cắt lúa”. III. Yếu tố biểu cảm trong văn xuôi địa phương. * Truyện: Đường về với mẹ chữ. - Biểu cảm trong hình tượng nhân vật. - Biểu cảm qua ngôn ngữ đối thoại. - Biểu cảm qua các tình huống truyện. - Biểu cảm qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của nhân vật. 4. Củng cố - Gv khái quát bài học . Khắc sâu kiến thức, giúp học sinh học bài tốt hơn 5. Hướng dẫn về nhà - Đọc diễn cảm hai bài thơ. - Viết đoạn văn về người mẹ có sử dụng yếu tố biểu cảm. * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 138.doc