Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 126

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

- Các hành động nói.

- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.

2. Kĩ năng

- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.

- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

3. Thái độ:

- Tự giác học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2717 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 126, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/4/2014 
Ngày giảng: 8A: / /2014
	 8B: / /2014
Tiết 126
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KỲ II
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Các hành động nói.
- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
2. Kĩ năng
- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.
- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: 
- Tự giác học tập
II. Chuẩn bị: 
GV: Bài soạn, bài tập có mắc lỗi lo- gic.
HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ
III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, vận dụng..........
IV. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	8A:.............................8B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
- Nhắc lại các kiểu câu đã học ở học kỳ II?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, lực chọn trật tự từ
- Phương pháp: Trình bày, nhận xét
- Thời gian: 35 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu NV, CK, CT, TT, PĐ?
- Hs. Làm bài tập.
? Cho biết mỗi trên thuộc kiểu câu nào trong số các kiểu câu NV, CK, CT, TT, PĐ? 
? Dựa theo nội dung của câu (2) trong bài 1, hãy đặt một câu NV?
? Đặt câu CT có chứa từ: vui, buồn, hay, đẹp?
- Hs. Đọc đv.
? Câu nào là câu TT, câu NV, câu CK?
? Câu nào trong số những câu NV trên
 được dùng để hỏi?
? Câu nào trong số câu NV trên không 
được dùng để hỏi? Nó được dùng làm gì?
? Xđ các hđ nói trong mỗi câu?
- Hs. Xếp các câu ở bài 1 vào bảng tổng kết (sgk 132)
- Hs. Viết câu thực hiện hđ hứa hẹn (sgk)
- Hs. Làm bài tập, trình bày, bổ sung.
? Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ?
? Việc sắp xếp từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì?
? So sánh tính nhạc trong 2 câu văn?
- Gv. Chốt đáp án.
I. Kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
Bài 1: Nhận diện kiểu câu trần thuật
- Câu (1): Câu TT ghép, có vế 1 là dạng câu phủ định.
- Câu (2): Câu TT đơn.
- Câu (3): Câu TT ghép, vế 2 có dạng phủ định.
Bài 2: Tạo câu nghi vấn
- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những ... che lấp mất không? 
- Những nỗi ... có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta không? 
Bài 3: Đặt câu cảm thán
- Ôi, buồn quá! Buồn ơi là buồn!
- Đẹp quá!
- Bài thơ hay quá! Hay thật!
- Vui ơi là vui!
Bài 4: Xác định kiểu câu
a, Câu TT: (1), (3), (6)
 Câu CK: (4)
 Câu NV: (2), (5), (7)
b, Câu NV dùng để hỏi : (7)
c, Câu NV không được dùng để hỏi: (2), (5).
- (2) Biểu lộ sự ngạc nhiên về việc lão Hạc nói về những chuyện có thể xảy ra trong tương lai xa.
- (5) để giải thích cho đề nghị ở câu (4)
II. Hành động nói
 Hãy xác định hành động nói
(1): Kể - Câu TT dùng trực tiếp.
(2): Bộc lộ cảm xúc - Câu NV, gián tiếp.
(3): Nhận định - Câu cảm thán, trực tiếp.
(4): Đề nghị - Câu cầu khiến, trực tiếp.
(5): Giải thích thêm ý câu (4) - Câu nghi vấn, gián tiếp.
(6): Phủ định bác bỏ - Câu phủ định, trực tiếp.
(7): Hỏi - Câu phủ định, trực tiếp.
III. Lựa chọn trật tự từ
Bài 1
- Các trạng thái và hoạt động của sứ giả được xếp theo thứ tự xuất hiện và thực hiện: tâm trạng kinh ngạc → mừng rỡ → hđ về tâu vua.
Bài 2
a, Lặp lại cụm từ ở trước để tạo liên kết câu 
b, Nhấn mạnh thông tin chính (đề tài) của câu nói.
Bài 3
 Câu (a) có tính nhạc hơn vì: 
 + Đặt “man mác” trước “khúc… quê” gợi cảm xúc mạnh hơn. 
 + Kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn kết thúc thanh trắc (mác)
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học 
5. Hướng dẫn về nhà
-Ôn tập toàn bộ kiến thức Tiếng Việt 
- Chuẩn bị bài Kiểm tra tiếng Việt 
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 126.doc
Giáo án liên quan