Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 123, 124

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn nghị luận. Biết đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn một cách phù hợp.

- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết về việc làm bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Viết bài văn nghị luận đúng yêu cầu

3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc, tích cực viết bài

B. Chuẩn bị:

* GV: Xây dựng ma trận, ra đề bài, đáp án.

* HS : Ôn tập

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2986 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 123, 124, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/4/2014 
Ngày giảng: 8A: / /2014
	 8B: / /2014
Tiết 123,124
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn nghị luận. Biết đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn một cách phù hợp.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết về việc làm bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Viết bài văn nghị luận đúng yêu cầu
3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc, tích cực viết bài
B. Chuẩn bị: 
* GV: Xây dựng ma trận, ra đề bài, đáp án. 
* HS : Ôn tập 
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
 * KN : Tư duy sáng tạo, lựa chọn...
D.Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
* Thiết lập ma trận:
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm, tự sự, miểu tả trong văn nghị luận
Nhớ được vai trò của yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả
Hiểu được cách trình bày yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong bài văn nghị luận
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Làm bài văn nghị luận 
Viết được bài văn nghị luận có vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc tự sự.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 7 
Tỉ lệ: 70%
Số câu:1
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 3
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
* Đề bài 1 : * Lớp 8A
Câu 1: Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
Câu 2: Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận?
Câu 3: HS chọn một trong hai đề
 Đề 1 Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một số trò chơi điện tử trong xã hội mà chúng ta phải kiên quyết và phải nhanh chóng bài trừ.
 Đề 2	Một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay là tình trạng môi trường sống của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bằng hiểu biết của bản thân hãy làm sáng tỏ điều đó. 
 * Đề bài 2: * Lớp 8B
Câu 1: Các yếu tố tự sự, miêu tả được trình bày như thế nào trong bài văn nghị luận? Nêu rõ vai trò của các yếu tố trên?
Câu 2: 
Trong bài văn nghị luận để làm sáng tỏ vấn đề người viết cần phải làm như thế nào?
(Nêu các kỹ năng cần thiết)
Câu 3 HS chọn một trong hai đề như lớp 8A
 Đáp án - Biểu điểm
Đề 1 Lớp 8A
Câu1: (1.5 điểm)
Yếu tố biểu cảm được đưa vào bài văn nghị luận giúp mang lại hiệu quả thiết thực hơn, vì nó tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc.
Câu 2: (1.5 điểm) 
Người viết đưa yếu tố biểu cảm xen kẽ phù hợp với từng phần từng đoạn trong bài văn nghị luận bằng việc sử dụng các từ ngữ biểu cảm hoặc các câu cảm thán.
Câu 3 (7 điểm)
Đề 1
Mở bài: Khái quát chung về tác hại của các trò chơi điện tử trong xã hội hiện nay.
Thân bài: HS cần xây dựng được các luận điểm sau:
LĐ1:Thực trạng nghiện chơi game trong các trường phổ thông hiện nayLĐ3:Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện gameLĐ2:Hậu quả đáng tiếc xảy ra khi nghiện gameLĐ4:Giải pháp bài trừ hiện tượng trên
Kết luận: Quan điểm của bản thân về hiện tượng nghiện các trò chơi điện tử.Đề 2
a. Mở bài	Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng đời sống được nêu trong đề bài.b. Thân bài- Tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người.+ Tạo sự sống cho con người và muôn vật.+ Che chắn cho con người khỏi những nguy hại từ thời tiết.+ Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá cho con người- Thực trạng môi trường hiện nay:Môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động thiếu ý thức của con người.+ Nạn thải chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp ra sông,+ Nạn tàn phá rừng bừa bãi.- Nguy cơ có thể xảy ra do biến đổi về môi trường:+ Không khí bị ô nhiễm, nguy hại đến sự sống.+ Thiên tai nghiêm trọng+ Đất đai bị sa mạc hóa, không thể canh tác, sinh sống được.+ Nguồn tài nguyên không còn. Động, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, thiếu nước sạch, cạn kiệt mạch nước ngầm.+ Thiếu lương thực, đói nghèo, bệnh tật.+ Đói nghèo làm hủy hoại nhân cách, đạo đức con người.+ Chiến tranh giành nguồn nước, lương thực lan tràn, nhân loại bị diệt vong.- Biện pháp khắc phục+ Đối với các cấp lãnh đạo:. Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân.. Tuyên truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch bảo vệ môi trường.. Xử lí thật nặng những kẻ phá hoại môi trường.. Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có công bảo vệ môi trường.+ Đối với bản thân:. Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại môi trường.. Tích cực trồng rừng và kêu gọi mọi người cùng trồng rừng.c. Kết bàiBày tỏ quan điểm tích cực về bảo vệ môi trường
Đề 2 Lớp 8B
Câu 1 (1.5điểm)
Các yếu tố tự sự, miêu tả được đan xen trong từng phần từng đoạn trong bài văn nghị luận, giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài được rõ ràng, cụ thể sinh động và có sức thuyết phục hơn.
Câu 2: (1.5 điểm) 
Để làm sáng tỏ vấn đề ngoài việc nghiên cứu đề bài người viết cần xây dựng được hệ thống luận điểm phù hợp, có sức thuyết phục.
Câu đáp án như lớp 8A
.
4. Củng cố: 
Gv thu bài nhận xét 
5. Hướng dẫn học về nhà: 
- Tiếp tục ôn tập văn nghị luận
- Chuẩn bị bài : Chữa lỗi diễn đạt lo gic
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 123,124.doc
Giáo án liên quan