Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 115
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.
- Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.
2. Kĩ năng
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học.
- Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp
II. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, các ví dụ mẫu.
HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ
III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, đánh giá, hợp tác.
Ngày soạn:20/3/2014 Ngày giảng: 8A: / /2014 8B: / /2014 Tiết 115 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU Mục tiêu cần đạt Kiến thức - Cách sắp xếp trật tự từ trong câu. - Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. 2. Kĩ năng - Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học. - Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, các ví dụ mẫu. HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, đánh giá, hợp tác.......... IV. Các hoạt động dạy – học 1/ Ổn định tổ chức: 1' 8A:.............................8B:................................. 2/ Kiểm tra bài cũ: 5' - Thế nào là lượt lời trong hội thoại? Để giữ lịch sự trong giao tiếp người ta phải làm ntn? Bài tập 4? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài * Hoạt động 2: Nhận xét chung và tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ - Mục tiêu: Hiểu thế nào là trật tự từ và tác dụng của nó. - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu. - Thời gian: 18 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Hs. Đọc đoạn trích (tr 110) ? Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? - Hs. Đảo từ. ? Để diễn đạt nội dung tương tự câu in đậm trong đoạn văn, có bao nhiêu cách sắp xếp từ? (có 6 cách) ? Vì sao t/g chọn trật tự từ như trong đoạn trích? - Hs. Thảo luận nhóm (2) ? Qua bài tập, em có nhận xét gì về cách sắp xếp trật tự từ trong câu? Hiệu quả của các cách sắp xếp TTT có giống nhau không? Từ đây em rút ra kinh nghiệm gì trong việc đặt câu? - Hs. Đọc ghi nhớ Hs. Đọc ví dụ. Chú ý các câu in đậm. ? Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm thể hiện điều gì? ? So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm? - Hs. Thảo luận. ? Từ những điều đã phân tích ở các mục I và II, hãy rút ra nhận xét về t/d của việc sắp xếp trật tự từ? I. Nhận xét chung 1. Ví dụ (tr - 110) 2. Nhận xét a. Thay đổi trật tự từ: Có 6 cách: - Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ. - Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất. - Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất. - Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi … - Bằng giọng... xái cũ, gõ đầu roi xuống đất cai lệ thét. - Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng... cũ, cai lệ thét. b. T/g chọn trật tự từ như trong đoạn trích vì: - Việc lặp lại từ “roi” ở đầu câu có t/d liên kết chặt chẽ câu ấy với câu trước. - Đặt từ “thét” ở cuối câu có t/d liên kết chặt câu ấy với câu sau. - Mở đầu bằng cụm từ “gõ đầu... đất” có t/d nhấn mạnh sự hung hãn của tên cai lệ. => Các trật tự khác không đầy đủ các tác dụng như trên. * Ghi nhớ (sgk - 111) II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ Ví dụ 1. (sgk) a, Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động. b, Thể hiện thứ tự bậc cao thấp của các nhân vật.Tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: Cai lệ mang roi song đi trước, người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng theo sau. Ví dụ 2: - Cách viết của Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo được sự hài hoà về ngữ âm) *Ghi nhớ (sgk) * Hoạt động 3: HDHS luyện tập - Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức về việc sắp xếp trật tự từ với mục đích nhất định. Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hđ nhóm. - Thời gian: 17’ Gv hướng dẫn hs làm các bài tập II. Luyện tập a. Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong LS. b. + Câu thơ 1: Nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng. + Cụm từ “hò ô tiếng hát”: - Đảo “hò ô” lên trước để bắt vần với sông Lô (vần lưng) -> Tạo cảm giác kéo dài mênh mang của sông nước. - Cho câu thơ bắt vần với câu trước (ngạt - hát) -> Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm cho lời thơ. c. Cụm từ “mật thám, đội con gái” ở đầu 2 vế câu là để liên kết chặt chẽ với câu đứng trước. 4. Củng cố - Gv khái quát bài học: - Tác dụng của việc sắp xếp các trật tự từ trong câu? 5. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị: Tìm hiểu các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 115.doc