Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 113

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của tác giả.

 - Thấy được nghệ thuật lập luận mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru - xô

 - Có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện bản thân.

- Tích hợp bảo vệ môi trường: môi trường và sức khỏe.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Mục đích ý nghĩa của việc đi bộ ngao du theo quan điểm của tác giả.

- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.

- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du

b. Kĩ năng

- Đọc- hiểu văn bản nghị luận nước ngoài

- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 113, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/ 03/ 2013
Ngày giảng: 28/ 03/ 2013
Bài 27
Tiết 113 văn bản Đi bộ ngao du
( Trích Ê- Min hay về giáo dục) 
 Ru-xô
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của tác giả.
	- Thấy được nghệ thuật lập luận mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru - xô
	- Có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện bản thân.
- Tích hợp bảo vệ môi trường: môi trường và sức khỏe.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Mục đích ý nghĩa của việc đi bộ ngao du theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du
b. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản nghị luận nước ngoài
- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác
III. Đồ dùng: Không
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
 H. Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản Thuế máu?
 Bằng lập luận sắc bén, giọng văn trào phúng, châm biếm mỉa mai . Bác Hồ lên án bọn thực dân Pháp đẩy người dân làm bia đỡ đạn cho chúng ở các chiến trường trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động ( 1’)
 Trong thời đại ngày nay khi các phương tiện giao thông vận tải hiện đại đã không có ít người ngại đi bộ. Nhưng vẫn có nhiều người vẫn sáng sáng tối tối cần mẫn luyện tập thể thao bằng cách đi bộ đều đặn. Nhưng đi bộ trong bài văn ta sắp học là đi bộ ngao du. Nghĩa là đi đây đó bằng hai chân để rong chơi, nhưng có thật là để rong chơi hay không bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 2. Đọc- thảo luận chú thích
* Mục tiêu
- Đọc đúng văn bản
- Hiểu được một số nét cơ bản về tác giả
- Trình bày được một số từ ngữ khó
* Cách tiến hành
GV hướng dẫn học sinh đọc: đọc rõ ràng, khúc triết thể hiện rõ được quan điểm của tác giả.
- GVđọc, HS đọc, Gv nhận xét và uốn nắn.
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- HS trả lời, GV khái quát
H. Xuất xứ của văn bản ? văn bản đề cập vấn đề gì?
- Nêu lên quan điểm muốn ngao du học hỏi, cần phải đi bộ
H. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? vì sao có thể coi đây là văn bản nghị luận?
- Vì được viết theo phương thức lập luận: dùng lĩ lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc về tác dụng của việc đi bộ
H.Theo em các chú thích trong văn bản chú thích nào khó và quan trọng?
- HS thảo luận nhóm bàn 1’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt
H. Để thuyết phục người đọc, tác phẩm đã lập luận bằng 3 đoạn văn, mỗi đoạn văn trình bày một luận điểm. Đó là luận điểm nào?
- Đi bộ ngao du- được hoàn toàn tự do thưởng ngoạn
- Đi bộ ngao du- có dịp trau dồi tri thứcĐi bộ ngao du- được hoàn toàn tự do thưởng ngoạn
- Đi bộ ngao du- có ích cho sức khỏe và tinh thần.
Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Mục đích ý nghĩa của việc đi bộ ngao du theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.
* Cách tiến hành
Đọc đoạn văn 1
H.Luận điểm đầu tiên triển khai vấn đề đi bộ ngao du là gì?
- Hoàn toàn tự do theo ý thích không bị lệ thuộc vào bất cứ ai và bất cứ cái gì
H.Tác giả đã dùng những luận cứ nào để làm sáng tỏ luận điểm?
- Muốn đi, muốn dừng, hành động ít nhiều tùy ý.
- Quan sát khắp nơi
- không phụ thuộc vào con người và phương tiện
- Không phụ thuộc vào đường xá, lối đi.
-Chỉ phụ thuộc và bản thân
- Thoải mái hưởng thụ, tự do trên đường đi
- Đi để giải trí, để học hỏi, vận động làm việc.
H. Nhận xét các luận cứ, lập luận của tác giả?
- dẫn chứng phong phú và lí lẽ được trình bày xen kĩ, nối tiếp tự nhiên.
H.Em có nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả? Tác dụng
- Khi xưng tôi, khi xưng ta
- Xưng tôi khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của ông.
- Dùng ta khi lí luận chung.
GV: cũng có chỗ những trải nghiệm cá nhân của cái tôi riêng tư ấy được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê - min, người học trò của ông, tuy rằng Ê- min chỉ là người học trò do ông tưởng tượng ra mà thôi.
- Tác dụng: bài văn nghị luận không khô khan mà sinh động.
H. Từ đó tác giả muốn bạn đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du?
- HS đọc đoạn 2
H.Theo tác giả, ta thu được kiến thức gì khi đi bộ như ta- lét, pla - tông, Pi-ta- go?
- Là kiến thức của một nhà khoa học tự nhiên như: các sản cật đặc trưng cho khí hậu, và cách thưởng thức những đặc sản ấy, các hoa lá, các hóa thạch.
H. Để nói về sự hơn hẳn của các kiến thức thu được khi đi bộ ngao du, tác giả đã dùng so sánh kèm theo lời bình luận nào?
- So sánh các kiến thức linh tinh… trong các phòng sưu tập, thậm chí trong các phòng sưu tập của vua chúa với sự phong phú trong phòng sưu tập của người đi bộ ngao du.
- Theo tác giả phòng sưu tập ấy là cả một trái đất đến cả nhà tự nhiên học người Pháp nổi tiếng là Đô-dăng-tông cũng không thể làm tốt hơn.
H.Cách so sánh kèm lời bình có tác dụng gì?
- đề cao kiến thức thực tế khách quan, xem thường kiến thức sách vở, giáo điều
H. Khi cho rằng đi bộ ngao du là như Ta- lét, Pra- Tông, Pi-ta- go, tác giả bộc lộ quan điểm của mình như thế nào?
- Đề cao kiến thức của các nhà khoa học, am hiểu đời sống thực tế, khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức.
H.Từ đó em hãy cho biết lợi ích nào của việc đi bộ ngao du được khằng định?
- HS đọc đoạn 3
H. Cách chứng minh của tác giả có gì đặc biệt?
- Chứng minh bằng cách so sánh bằng đi các phương tiện mà tinh thần buồn bã, ngược lại đi bộ mà tinh thần sảng khoái, vui tươi. Cảm giác thèm ăn thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoái mái sau mỗi chuyến đi bộ
H. ý nghĩa của cách lập luận trên là gì?
- Khẳng định lợi ích của việc đi bộ đối với sức khỏe và tinh thần.Từ đó thuyết phục bạn đọc muốn tránh khỏi buồn bã, cáu kỉnh nên đi bộ ngao du.
H.Em có nhận xét gì về biện pháp lập luận của tác giả? tác giả muốn bạn đọc tin vào những tác dụng nào của việc đi bộ ngao du?
H. Có thể thay đổi thứ tự sắp xếp các luận điểm trên được không? vì sao?
- Tác giả sắp xếp như vậy là có dụng ý.Với Ru- xô tự do là niềm khao khát lớn nhất của ông.Vì khi còn nhỏ ông học nghề thợ chạm, bị chủ đánh mắng nên bỏ đi tìm cuộc sống tự do,lang thang nhiều nơi, trải qua nhiều nghề để kiếm ăn, đầy tớ làm gia sư, dạy âm nhạc… suốt đời ông đấu tranh cho tự do, chống lại chế độ phong kiến=> dễ hiểu vì sao ông để luận điểm đi bộ để được tự do lên hàng đầu.
- Mặt khác suốt tuổi thơ ông ít được học hành đến nơi đến chốn, ông rất khao khát kiến thức , cả đời ông phải nỗ lực tự học, có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của tự nhiên được ông xếp ở vị trí thứ 2 tróng số những lợi ích của việc đi bộ ngao du.
H.Từ ba luận điểm trên hãy đặt nhan đề cho bài văn này chính xác hơn nhan đề chung “ đi bộ ngao du”?
- Lợi ích của đi bộ ngao du
Hoạt động 4. Ghi nhớ
* Mục tiêu
- Trình bày được những giá trị đặc sắc của nghệ thuật và nội dung văn bản.
- Hiểu được ý nghĩa của văn bản
* Cách tiến hành
H.Điều gì tạo nên sức hấp dẫn của văn bản nghị luận này?
- HS thảo luận nhóm bàn 2’
- Các nhóm báo cáo,nhận xét
- GV chốt
+ Chứng cứ lấy từ kinh nghiệm cá nhân
+ Đan xen yếu tố tự sự và biểu cảm trong khi lập luận.
+ Dẫn chứng đưa vào bài tự nhiên sinh động, gắn với thực tế cuộc sống.
H. Học bài văn em hiểu thêm gì về những lợi ích của việc đi bộ ngao du?
- Thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn
- Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống.
- Có tác dụng tốt cho sức khỏe và tinh thần.
+ HS đọc ghi nhớ, nên được những điều cần nắm trong văn bản.
H. Văn bản này có ý nghĩa gì?
- Từ những điều mà đi bộ ngao du đem lại tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ- tư tưởng tiến bộ của thời đại.
36’
I.Đọc và thảo luận chú thích
1.Đọc
2.Thảo luận chú thích
a. Tác giả:
 Ru- xô( 1712- 1778) là nhà văn, nhà triết học có tư tưởng tiến bộ nước Pháp ở thế kỉ XVIII.
b. Tác phẩm
+ Văn bản trích trong tác phẩm Ê- min hay về giáo dục.
+ Phương thức biểu đạt: nghị luận
c.Các chú thích khác
1,4,5,15,17
II.Tìm hiểu văn bản
1. Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do thưởng ngoạn
 Bằng dẫn chứng phong phú và lí lẽ được trình bày xen kĩ, nối tiếp tự nhiên cho thấy đi bộ ngao du thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với thiên nhiên, đem lại cái cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
2. Đi bộ ngao du có dịp trau dồi tri thức.
 Bằng cách so sánh kèm theo lời bình. Đi bộ ngao du mở mang tầm hiểu biết làm giàu trí tuệ.
3.Đi bộ ngao du tốt cho sức khỏe và tinh thần.
 Bằng những lí lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế Tác giả khẳng định đi bộ ngao du nâng cao sức khỏe tinh thần, khơi dậy niềm vui cuộc sống.
III.Ghi nhớ
- NT
- ND
4.Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
 - Học sinh về nhà học bài theo nội dung ghi nhớ sgk
- Lập luận để chứng minh một trong những lợi ích của việc đi bộ ngao du bằng thực tế cuộc sống thực tiễn của bản thân và từ đó tự rút ra bài học cho mình.
- Chuẩn bị bài: Hội thoại ( tiếp theo)

File đính kèm:

  • doctiet 113a.doc
Giáo án liên quan