Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 110, 111

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

Giúp hs:

 - Biết được đôi nét về t/g và hiểu rõ đây là 1 bài văn nghị luận với cách lập luận và các lí lẽ chặt chẽ, có sức thuyết phục.

 - Đọc vb và nắm được khái quát 3 luận điểm chính của Ru - xô. Tìm ra luận điểm chính ở đoạn 1, 2, 3.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.

- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 110, 111, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/3/2014 
Ngày giảng: 8A: / /2014
	 8B: / /2014
Tiết 110
ĐI BỘ NGAO DU
Ru-xô
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
Giúp hs:
	- Biết được đôi nét về t/g và hiểu rõ đây là 1 bài văn nghị luận với cách lập luận và các lí lẽ chặt chẽ, có sức thuyết phục.
	- Đọc vb và nắm được khái quát 3 luận điểm chính của Ru - xô. Tìm ra luận điểm chính ở đoạn 1, 2, 3.
2. Kĩ năng	
- Đọc - hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.
3. Thái độ 
- Giáo dục ý thức rèn luyện bản thân
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án, tư liệu tham khảo
HS: SGK +Vở ghi +bài soạn
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, tự khẳng định..
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’
- Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của td Pháp được vạch trần ntn trong vb “Thuế máu”?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm; thể loại và bố cục.
- Phương pháp: Trình bày, giới thiệu
- Thời gian: 8p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Gv. Giới thiệu ngắn gọn về Ru-xô + chân.
- Yêu cầu đọc: rõ ràng, dứt khoát, tình cảm, lưu ý các từ ta, tôi.
- Hs. Đọc vb.
? Em hiểu gì về nhan đề, xuất xứ, thể loại của vb?
 ( Dạo chơi đó đây bằng cách đi bộ)
? Vì sao có thể gọi “Đi bộ giao du” là văn bản nghị luận?
(Sử dụng pp lập luận, dùng lý lẽ, d/c để thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du)
? Bố cục vb có thể chia ntn? 
- Từ đầu… “nghỉ ngơi”
 - Tiếp … “tốt hơn”
 - Phần còn lại.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:Ru- xô (1712-1778) 
- Là nhà văn, nhà triết học có tư tưởng tiến bộ ở nước Pháp ở thế kỉ XVIII
2. Tác phẩm
Văn bản trích này trong quyển 5 (Tuyển tập 5 quyển “Ê-min hay Về giáo dục” - 1762)
 Thể loại: Văn nghị luận
 (Luận văn - Tiểu thuyết)
 Bố cục (3 phần) 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Chỉ ra các luận điểm chính và những lí lẽ chứng minh cho luận điểm ấy.
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, giảng bình
- Thời gian: 28 phút
? Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ?
- Đi bộ nên trạng thái tinh thần được thoải mái, không phụ thuộc.
- Đi bộ đem lại cơ hội trau dồi kiến thức
- Đi bộ có tác dụng rèn luyện sức khỏe
? Em hãy xác định luận điểm chứng minh của văn bản?(Vấn đề nghị luận)
Lợi ích của việc đi bộ
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu luận điểm 1
? Để làm sáng tỏ luận điểm, t/g đã nêu lên các lí lẽ nào để chứng minh?
? Tác giả sử dụng ngôi nào?
? Tác dụng của cách xưng hô ấy như thế nào?
- Đoạn văn trở nên sinh động gắn cái riêng với cái chung, lại như một câu chuyện kể gần gũi, thân mật, giản dị và dễ hiểu, dễ làm theo.
? Em nhận thấy quan niệm nào của tác giả khi nói về việc ngao du bằng đi bộ ở đoạn văn1?
GV: Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do tuyệt đối cho người đi. Ngoài ra đi bộ ngao du còn giúp ta được điều gì nữa? Tiết học sau chúng ta cùng tìm hiểu tiếp..
II. Tìm hiểu văn bản
Đi bộ ngao du để được tự do thoải mái
Ta hoàn toàn được tự do tuỳ theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì
+ Quan sát khắp nơi
 + Đi bất cứ đâu
+ Chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện
- >Ưa thích ngao du bằng đi bộ. Quý trọng sở thích và nhu cầu cá nhân. Muốn mọi người cũng yêu thích đi bộ như mình
4. Củng cố bài: 1p’
 - GV khái quát nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
- Đọc kỹ bài, liên hệ thực tế lợi ích của việc đi bộ
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 8/3/2014 
Ngày giảng: 8A: / /2014
	 8B: / /2014
Tiết 111
ĐI BỘ NGAO DU
	Tiếp theo	Ru-xô
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
Giúp hs:
	- Mục đích ý nghĩa của việc đi bộ theo quan niệm của tác giả. Cách lập luận chặt chẽ sinh động, lối viết nhẹ nhàng coa sức thuyết phục.
2. Kĩ năng	
- Đọc - hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.
3. Thái độ 
- Giáo dục ý thức rèn luyện bản thân
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án, tư liệu tham khảo
HS: SGK +Vở ghi +bài soạn
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, tự khẳng định..
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’
Trình bày ngắn gọn các luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS tiếp tục tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Cách lập luận của tác giả vè những lợi ích của đi bộ ngao du
- Phương pháp: phân tích, chứng minh
- Thời gian: 38p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HS đọc đoạn 2
?Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để chứng minh cho luận điểm này?
? Họ là người như thế nào?họ đi ntn?
 ? Em có nhận xét gì về lời lẽ và câu văn được tác giả sử dụng?
giọng điệu tự nhiên, có sử dụng so sánh
? Ý nghĩa của cách diễn đạt này như thế nào?
- Xem thường kiến thức sách vở, giáo điều.
? Vậy đi bộ ngao du có lợi ích gì?
GV: Ru-Xô là người thuở nhỏ hầu như không được học hành (học hành rất ít 12 ®14 tuổi). ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du.
? Những lợi ích cụ thể nào của việc đi bộ ngao du được nói tới ở đoạn 3?
Sức khoẻ, vui vẻ, làm thích thú... ngủ ngon...
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả.
? Sử dụng hàng loạt các tính từ liên tiếp có ý nghĩa gì.
 Làm tăng cảm giác phấn chấn trong tinh thần của người đi bộ ngao du.
? Để làm sáng tỏ luận điểm tác giả đó sử dùng bút pháp nghệ thuật gì. 
 Kết hợp lí lẽ và kinh nghiệm thực tế
 ? Bằng các lý lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế đó tác giả muốn bạn đọc tin vào những tác dụng nào của việc đi bộ ngao du.
? Ngoài ra tác giả còn sử dụng loại câu nào mà chúng ta đã học?
? Sự diễn đạt bằng câu cảm thán thể hiện phong cách đặc điểm nào của văn nghị luận Ru-xô? 
- Lồng cảm xúc trực tiếp của cá nhân và các lí lẽ
? Qua đó bộc lộ trạng thái tinh thần đặc biệt nào của người viết? 
- Tràn đầy phấn khởi vui vẻ, tin tưởng ở việc đi bộ ngao du
- Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do.
- Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống.
- Nhân lên niềm vui sống cho con người.
? Với em tác dụng nào của đi bộ ngao du có ý nghĩa hơn cả?
Hs tự bộc lộ
? Bằng lý lẽ kết hợp thực tế, tác giả muốn bạn đọc tin vào những tác dụng nào của việc đi bộ? 
- Mở mang năng lực khám phá đời sống
- Mở rộng tầm hiểu biết
- Làm giàu trí tuệ
- Đầu óc được sáng láng 
- Nâng cao sức khoẻ và tư tưởng, khơi dậy niềm vui cuộc sống …
Đi bộ ngao du để trau dồi tri thức
-Phải đi như Ta - lét, Pla-tông
+ Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất
+ Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng tạo ra chúng.
+ Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên.
-> Đề cao kiến thức thực tế khách quan
-> Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng tầm hiểu biết, làm giầu trí tuệ, giàu sức sáng tạo
3. Đi bộ ngao du để rèn luyện sức khoẻ và tinh thần
Sức khoẻ được tăng cường, khơi dậy niềm vui sống tình tình được vui vẻ.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào BT thực hành
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, thực hành
- Thời gian: 3p
Gv hướng dẫn hs
? Trong bài văn, những chỗ nào t/g dùng đại từ nhân xưng “ta”, những chỗ nào t/g xưng “tôi”? Hãy CMR: Thực tiễn cs từng trải của tác giả luôn bổ sung cho các lí lẽ khi ông lập luận 
III. Luyện tập
- T/g dùng “ta” khi lí luận chung; xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cs từng trải của riêng ông, có chỗ những trải nghiệm của cái “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về 
Ê-min, người học trò của ông - do ông tưởng tượng ra.
- Sự xen kẽ giữa lí luận trừu tượng (ta) và những trải nghiệm của cá nhân (tôi) nên áng văn sinh động.
4. Củng cố bài: 1p’
 - GV khái quát nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
- Học bài
- Chuẩn bị bài Hội thoại(tiếp)
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 101,111.doc
Giáo án liên quan