Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 108
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nắm đư¬ợc các khái niệm vai xã hội trong hội thoại và mối qh giữa các vai.
- Biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề trên vào quá trình hội thoại, nhằm đạt đ¬ược hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng xác định và phân tích các vai trong hội thoại.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp
II. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, các ví dụ mẫu, đoạn văn tham khảo.
HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ
III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, đánh giá, hợp tác.
IV. Các hoạt động dạy – học
Ngày soạn: 7/3/2014 Ngày giảng: 8A: / /2014 8B: / /2014 Tiết 108 HỘI THOẠI Mục tiêu cần đạt Kiến thức - Nắm được các khái niệm vai xã hội trong hội thoại và mối qh giữa các vai. - Biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề trên vào quá trình hội thoại, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng xác định và phân tích các vai trong hội thoại. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, các ví dụ mẫu, đoạn văn tham khảo. HS: Đọc bài và tìm thêm các ví dụ III.GD-KNS: Nhận biết, phân tích, đánh giá, hợp tác.......... IV. Các hoạt động dạy – học 1/ Ổn định tổ chức: 1' 8A:.............................8B:................................. 2/ Kiểm tra bài cũ: 5' - Các cách thực hiện hành động nói? Cho ví dụ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Gv nêu tình huống có vấn đề… để dẫn dắt hs hiểu được khái niệm về hội thoại (hội thoại là nói chuyện với nhau, trao đổi ý kiến với nhau, trong hội họp hàng ngày) Như vậy, trong hội thoại phải có ít nhất là 2 người trở lên. Hai nhân tố chính trong hội thoại là vai xã hội và lượt lời. Ở tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu vai xã hội trong hội thoại. * Hoạt động 2: Tìm hiểu vai xã hội trong hội thoại - Mục tiêu: Biết nhận ra các vị trí của người tham gia hội thoại, phân biệt vai xã hội. - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu. - Thời gian: 18 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Hs Đọc đoạn trích. ? Đoạn trích này có mấy nhân vật tham gia hội thoại? ? Quan hệ giữa các nhân vật là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai là vai dưới? ? Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách? - Cách đối xử của người cô: Thiếu thiện chí, không phù hợp với quan hệ ruột thịt, không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới. - Hs Thảo luận nhóm. ? Tìm những chi tiết cho thấy nv chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép? - Hồng kìm nén sự bất bình: + Cúi đầu không đáp + Cười đáp lại + Im lặng cúi đầu xuống đất + Cười dài trong tiếng khóc + Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng ? Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy? -> Lí do: Hồng thuộc vai dưới có bổn phận tôn trọng người trên. ? Em hiểu thế nào là vai xã hội? - Hs. Trả lời, đọc ghi nhớ. ? Trong giao tiếp hàng ngày, tại sao có lúc các em nói: “tao, tớ, bạn, mày”, có lúc xưng “em”, “thưa”? - Gv. Nói với bạn bè thì thân mật, suồng sã; với cha mẹ, chú bác, ông bà, thầy cô, các vị cao niên phải lễ phép kính trọng. Vai XH được xđ bằng nhiều mối quan hệ … I. Vai xã hội trong hội thoại 1. Ví dụ(92) 2. Nhận xét - Hai nhân vật: quan hệ gia tộc. + Người cô: vai trên. + Chú bé Hồng: vai dưới. * Ghi nhớ (sgk 94) * Hoạt động 3: HDHS luyện tập - Mục tiêu: Biết xác định vai xã hội, thái độ của người tham gia hội thoại. Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hđ nhóm. - Thời gian: 17’ Gv hướng dẫn hs luyện tập ? Tìm chi tiết trong “Hịch tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của TQT? ? Xác định vai xã hội của 2 nv: ông giáo và lão Hạc? ? Thái độ của nv ông giáo đv lão Hạc? ? Thái độ của lão Hạc đv ông giáo? ? Chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc? ? Qua việc giải bài tập 2, em có nhận xét gì về vai xã hội trong cuộc hội thoại giữa ông giáo và lão Hạc? * Chú ý. - Vai xã hội: Đa dạng, nhiều chiều. - Cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. - Hs. Thảo luận, phát biểu. - Hs. Thảo luận bài 3. ? Vậy theo em trong quá trình hội thoại, người tham gia cuộc hội thoại cần phải chú ý điều gì? - Gv. Ý thức được vai xã hội trong giao tiếp là điều rất quan trọng thể hiện ngôn ngữ lịch sự, văn minh; có văn hoá trong giao tiếp. - Gv. Cho hs liên hệ. II. Luyện tập Bài 1 - Đoạn văn: “Các ngươi ... có được không? - TQT đứng ở hai vai - hai mối quan hệ: Chủ tướng và của những người cùng cảnh ngộ. + Quan hệ thứ nhất: Ông ở vai trên thẳng thắn, nghiêm khắc (phê phán thái độ cầu an hưởng lạc, những việc làm sai trái của tướng sĩ) + Quan hệ thứ hai: Ông ở vai ngang hàng, lời lẽ thấm thía (khuyên bảo chân tình) Bài 2 a, Xác định vai xã hội - Xét về địa vị xã hội: Ông giáo có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc. - Xét về tuổi tác: Lão Hạc có vị trí cao hơn. b. Thái độ của người tham gia hội thoại - Ông giáo: Lời lẽ ôn tồn, thân mật, kính trọng người già (gọi lão Hạc là cụ, xưng hô là ông con mình), xưng tôi (quan hệ bình đẳng) - Lão Hạc: tôn trọng (gọi là ông giáo, dùng từ dạy thay từ nói), thân tình (xưng hô: chúng mình), cách nói xuề xoà, thân tình (nói đùa thế) → Qua cách nói cho thấy: Lão Hạc có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách. Bài 3 Đọc lại đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, cho biết: Tại sao trong cuộc đối thoại giữa chị Dậu với tên cai lệ có sự thay đổi về vai xã hội (ông - cháu, ông - tôi, mày - bà) cùng với cử chỉ “Nghiến chặt 2 hàm răng”. Nhận xét vai xã hội trong đoạn trích? 4. Củng cố - Gv khái quát bài học: - Thế nào là vai xã hội? Các kiểu quan hệ trong xã hội? 5. Hướng dẫn về nhà - Tìm hiểu trong các văn bản đã học và xác định vai hội thoại - Chuẩn bị bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 108.doc