Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 101

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.

 - Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của một bài cáo.

 - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.

- Tình thần yêu nước và lòng biết ơn các vị tiền bối.

 - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Sơ giản về thể cáo

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.

- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.

b. Kĩ năng

- Đọc- hiểu một văn bản viết theo thể cáo.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 101, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bản: nước đại việt ta
( Trích Bình Ngô đại cáo)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.
	- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của một bài cáo.
	- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.
- Tình thần yêu nước và lòng biết ơn các vị tiền bối.
 - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Sơ giản về thể cáo
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
b. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác
III. đồ dùng 
Chân dung Nguyễn Trãi
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H. TQT đã phê phán các tướng sĩ điều gì? Qua bài hịch cho thấy tác giả là người như thế nào?
 - Phê phán những thú vui, những cách sống tầm thường, quên danh dự bổn phận, bàng quan trước vận mệnh đất nước.
- Mất hết sinh lực và tâm trí đánh giặc, nước mất nhà tan.
- Lòng yêu nước nồng nàn, thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm thắng kẻ thù xâm lược.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động ( 1’)
 Nguyễn Trãi anh hùng dân tộc, một nhà văn, nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi là “ Bình Ngô đại cáo” được viết cho Lê lợi đọc sau khi đánh thắng quân Minh xâm lược.Phần đầu của tác phẩm đã thể hiện được điều gì bài học hôm nay giúp các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 2. đọc- thảo luận chú thích
* Mục tiêu
- Đọc đúng văn bản, hiểu được một số từ ngữ khó.
- Sơ giản về thể cáo
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
*Cách tiến hành
- GV hướng dẫn học sinh đọc: đọc rõ ràng, mạch lạc và đúng ngữ điệu.
- GV đọc mẫu, Hs đọc
- Gv nhận xét và uốn nắn
- GV treo chân dung Nguyễn Trãi
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trãi?
GV nhắc lại một số điểm cơ bản cho học sinh: ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạch Lê Lợi. Cuối cùng ông bị giết một cách oan khốc vào năm 1442, đến năm 1464 ông được vua Lê Thánh Tông rửa oan. Ông là người việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới ( 80)
H. Em hiểu cáo là thể loại như thế nào?
GV lưu ý học sinh: 
- Cáo là một thể văn chính luận
- Báo cáo: là một kiểu văn bản hành chính
- GV cho học sinh thấy được sự khác nhau về thể văn, giữ Chiếu, Hịch, Cáo và vai trò của Nguyễn Trãi...
H. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
Năm 1428 cuộc k/c chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi. Bình Ngô đại cáo đã được Nguyễn Trãi soạn thảo và công bố ngày 17 tháng chạp năm đinh mùi ( đầu năm 1428)
H. Ví trí của bài cáo?
- HS trả lời, GVchốt
H. Theo em văn bản có từ ngữ nào khó và quan trọng? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm bàn thời gian 2’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung
- GV chốt
Hoạt động 3, HDHS tìm bố cục
* Mục tiêu
- xác định được các phần của văn bản.
- Hiểu được nội dung của từng phần.
* Cách tiến hành
H. Đoạn trích có thể chia thành mấy phần và nội dung chính từng phần?
P1: Hai câu đầu: nguyên lí nhân nghĩa
P2: Tám câu tiếp: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
P3: sáu câu còn lại: sức mạnh của nhân nghĩa của độc lập dân tộc.
Hoạt động 4. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
* Cách tiến hành
- HS đọc 2 câu đầu
H. Em hiểu “ dân” ở đây có nghĩa là ai? “ yên dân” là như thế nào?
- dân là dân Đại Việt; yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc, bảo vệ đất nước.
H. Nhưng để cho dân yên ổn làm ăn thì việc trước hết, theo Nguyễn Trãi phải làm gì?
- Phải trừ bạo
GV: bạo là những tên xâm lược Minh
- Trừ bạo diệt trừ mọi thế lực tàn bạo- Giặc Minh xâm lược
H. Qua hai câu đầu em có thể hiểu tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào?
- HS trả lời, GV chốt
H. Em thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có tiếp thu theo nho giáo không? chỗ nào là sáng tạo và phát triển của ông là gì?
- NT đã gắn nhân nghĩa với yêu nước, chống XL, nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người - người mà còn có trong quan hệ dân tộc- dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với nho giáo.
Gv liên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh: GV liên hệ trong các cuộc k/ c của ta bác cũng đã lấy lợi ích của nhân dân đặt lên hàng đầu và luôn lấy dân làm gốc. Tất cả đều vì lợi ích của nhân dân của dân tộc không có gì quý hơn độc lập tự do
- HS đọc 8 câu tiếp
 GV để khẳng định sự tồn tại của dân tộc ngay từ thế kỉ XI Lí Thường Kiệt đã khẳng định rõ tư tưởng này
H. Đọc lại bài NQSH của Lí Thường Kiệt thế kỉ XI, nêu ra quan điểm gì trong bài viết của mình?
- Chủ yếu 2 vấn đề lãnh thổ và chủ quyền 
H.So sánh với Nam quốc sơn hà, sau 4 thế kỉ em thấy Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc dựa trên những yếu tố nào?
- văn hiến lâu đời
- Phong tục riêng
- Lãnh thổ riêng
- Lịch sử riêng
- Chủ quyền, chế độ riêng 
GV: Khi chân lí nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ độc lập của đất nước chính là bảo vệ nhân nghĩa. Có bảo vệ đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là yên dân.Chính vì vậy, sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập dân tộc chủ quyền của dân tộc Đại Việt trên cơ sở bình đẳng, ngang hàng với dân tộc Hán, qua đây thể hiện quan niệm của Nguyễn Trãi về Tổ quốc. Trải qua 4 thế kỉ quan niệm của ông về Tổ quốc phát triển phong phú và sâu sắc hơn, cách nói của ông cụ thể rõ ràng, so sánh chứng minh đầy đủ. Đây là chân lí hiển nhiên, lịch sử đã chứng tỏ “ vốn đã lâu, đã chia, cũng khác…”
 “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên thì quan niệm về độc lập và chủ quyền còn hạn hẹp, ở Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tiếp tục phát triển niềm tự hào dân tộc sâu sắc mạnh mẽ đó .Khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương bắc và đã được lịch sử ghi nhận.
H. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 8 câu văn này? tác dụng
- Liệt kê, so sánh, câu văn biền ngẫu
- HS đọc những câu văn còn lại
H. Để chứng minh cho sức mạnh của nhân nghĩa tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào?
“Lưu Cung - thất bại
Triệu Tiết - tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”
H. Tác giả dẫn ra các chứng cứ lịch sử trên nhằm mục đích gì?
- CM cho sức mạnh nhân nghĩa, độc lập dân tộc, khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược phương bắc. Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã kẻ bị giết, người bị bắt đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc
H. Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong các câu văn này và nêu tác dụng?
- HS trả lời, GV chốt
Hoạt đông 5. Rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
 Trình bày được giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 Hiểu được ý nghĩa mà văn bản thể hiện.
* Cách tiến hành
 H. Nội dung nhân nghĩa và độc lập dân tộc được trình bày dưới hình thức văn chính luận cổ, có điểm gì nổi bật? Qua đoạn văn em hiểu gì về nước Đại Việt ta?
- Học sinh hoạt động nhóm 8/ 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét và giáo viên chốt.
+ Thể văn biều ngẫu
+ Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào
+ Đất nước Đại Việt có có nền văn hiến lâu đời, phong tục riêng, lãnh thổ riêng, lịch sử riêng, chủ quyền, chế độ riêng. Kẻ thù đến xâm lược nhất định thất bại.
- HS đọc ghi nhớ
- GV yêu cầu học sinh những nội dung cần nắm trong ghi nhớ.
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
*Hoạt động luyện tập: không thực hiện trên lớp GV hướng dẫn học sinh về nhà so sánh nghệ thuật của hai văn bản Nam Quốc sơn hà và Nước Đại Việt ta để thấy được giá trị nghệ thuật của thể văn chính luận cổ.
8’
5'
17'
6’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2.Thảo luận chú thích
a. Tác giả:
Nguyễn Trãi ( 1380- 1442) 
b. Tác phẩm
+ Cáo:
 Thể văn chính luận có tính chất quy phạm chặt chẽ thời trung đại, có chức năng công bố kết quả một sự nghiệp của vua chúa hoặc thủ lĩnh.
+ Hoàn cảnh sáng tác: năm 1428 sau chiến thắng chống quân Minh
+ Vị trí: nằm ở phần đầu của bài cáo
b.Các chú thích khác
1,2,3,4
II. Bố cục
3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Nguyên lí nhân nghĩa
 Nhân nghĩa là diệt trừ mọi thế lực bạo tàn để dân được hưởng thanh bình, hạnh phúc.
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc 
 Bằng phép liệt kê, so sánh, câu văn biều ngẫu Nguyễn Trãi khẳng định nền độc lập của dân tộc ta đó là có nền văn hiến lâu đời, phong tục riêng, lãnh thổ riêng, lịch sử riêng, chủ quyền, chế độ riêng. Cho thấy vị thế đáng tự hào của dân tộc Đại Việt so với các triều đại Phong kiến phương Bắc
3. Sức mạnh của nhân nghĩa của độc lập dân tộc.
Tác giả nêu ra những chứng cứ lịch sử để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, khẳng định sự thất bại của quân xâm lược, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc
IV.Ghi nhớ
- NT
- ND
4.Củng cố ( 1’)
- GV hệ thống lại nội dung cơ bản của bài: về giá trị nghệ thuật và nội dung mà văn bản thể hiện
5.Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà học bài theo nội dung học tập trên lớp
- Học thuộc lòng văn bản
- Chuẩn bị bài: Hành động nói (tiếp theo)
+ Yêu cầu học sinh chuẩn bị: đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi trong sgk

File đính kèm:

  • doctiet 101a.doc
Giáo án liên quan