Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 121 - Bài 29

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.

2. Kĩ năng

- Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.

- Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói, viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.

3.Thái độ

 Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong quá trình nói và viết văn bản cụ thể.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng xác định giá trị

3. Kĩ năng tư duy lo gic

4. Kĩ năng quản lí thời gian

III. CHUẨN BỊ

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 121 - Bài 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/ 04/ 2013
Ngày giảng: 11/ 04/ 2013
Bài 29
Tiết 121:Lựa chọn trật tự từ trong câu ( Luyện tập)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.
2. Kĩ năng
- Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.
- Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói, viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
3.Thái độ
 Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong quá trình nói và viết văn bản cụ thể.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng tư duy lo gic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1.Tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra ( 5’)
H. Cách sắp xếp trật tự từ trong câu? Lấy ví dụ?
- Trong một câu cho trước người ta có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ khác nhau. Mỗi cách sắp xếp trật tự từ đem lại một hiệu quả diễn đạt riêng.
- HS lấy ví dụ.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
* Khởi động ( 1’)
 Mỗi một cách diễn đạt đem lại hiệu quả riêng cho người nói hoặc người viết, vì thế muốn để cho quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao cần phải nắm chắc tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ .
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1. luyện tập
* Mục tiêu
- Nhận ra mối liên hệ giữa trật tự từ và nội dung mà chúng biểu thị.
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một đoạn văn.
- Lựa chọn câu văn có trật tự từ phù hợp điền vào chỗ trống của một văn bản cụ thể.
- Giải thích cách lựa chọn trật tự từ trong một văn bản cụ thể.
- Hs đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập.
- HS giải bài tập
- GV chữa
- Hs đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập.
- HS giải bài tập
- GV chữa
- HS đọc nêu yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm bàn 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét.
- GV chốt.
- HS đọc nêu yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm bàn 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét.
- GV chốt.
- Hs đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập.
- HS giải bài tập
- GV chữa
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS viết 5’
- GV gọi Hs đọc bài viết
- GV chuẩn bị đoạn văn :
 Người Việt Nam ta có câu tục ngữ : “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” ! Còn các bậc minh quân ngày xưa thì thường “vi hành”. Nếu hiểu “ đi một ngày đàng” và “ vi hành” đều là đi bộ thì chúng ta sẽ thấy lợi ích của nó quả là to lớn. Người đi bộ có thể nhìn tận mắt, nghe tận tai, hỏi tận nơi tất cả những điều mà mình muốn biết và nhờ vậy những hiểu biết đó sẽ đáng tin cậy…
36’
Bài tập 1: Mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái của các trật tự từ và cụm từ.
a. Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân.
b.Trật từ từ, cụm từ thể hiện thứ tự các công việc chính, việc phụ hoặc việc thường xuyên hàng ngày và việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
Bài tập 2.Giải thích tác dụng của các cụm từ
a. lặp lại ở tù để liên kết câu.
b. Lặp lại vốn từ vựng để tạo liên kết câu.
c. Lặp lại cụm từ còn một con trâu và một thúng gạo để tạo liên kết câu.
d. Lặp lại cụm từ trong sự thắng lợi để tạo liên kết câu.
Bài tập 3. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ
a. Đảo trật tự từ để nhấn mạnh tâm trạng man mác buồn.
b. Đảo trật tự từ để nhấn mạnh hình ảnh đẹp
Bài tập 4. Sự khác nhau giữa câu a và b, Chọn từ điền vào chỗ trống.
a/ Câu miêu tả bình thường.
b/ Câu đảo trật tự ở cụm c-v làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vô lối của nhân vật.
- Căn cứ vào văn cảnh chọn câu b là thích hợp.
Bài tập 5. Các cách sắp xếp trật tự từ , vì sao tác giả chọn trật tự từ ở đây.
Cách sắp xếp của tác giả là hợp lí vì:
- Xanh: màu sắc, đặc điểm về hình thức dễ nhận thấy.
- Nhũn nhặn: tính khiêm tốn, phải có thời gian tìm hiểu mới biết được.
- Ngay thẳng: phẩm chất tốt đẹp, cũng phải có thời gian tìm hiểu mới biết được.
- Thủy chung: phẩm chất tốt đẹp, phải qua thử thách mới biết được.
- Can đảm: phẩm chất tốt đẹp, cũng phải qua thử thách mới biết được.
Bài tập 6 : viết đoạn văn theo chủ đề Lợi ích của đi bộ đối với sức khỏe.
4.Củng cố ( 1’)
- Gv hệ thống lại bài với nội dung của cả hai tiết học.
5. Hướng dẫn học bài ( 1’)
- Về nhà học bài theo nội dung học trên lớp 
- Viết đoạn văn theo yêu cầu bài tập 6
- Chuẩn bị bài: Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong bài văn nghị luận

File đính kèm:

  • doctiet 121.doc
Giáo án liên quan