Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 64, 65

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Biết đọc-hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào thơ mới.

- Hình ảnh của ông đồ viết chữ nho được mọi người mến mộ.

- Nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Việt.

- Thấy được nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn, phân tích hiệu qủa các biện pháp tu từ trong bài

3. Thái độ

- Giáo dục Hs ý thức đọc - hiểu Vb, biết trân trọng giá trị văn hóa tốt đẹp.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 64, 65, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thiệu một vài nét về Thơ mới
- Thơ thoát khỏi những quy tắc của thơ cổ về vần thơ, nhịp thơ, phép đối, số câu, số chữ...-> thơ tự do, phóng khoáng thể hiện cái tôi của nhà thơ.
- Gv giới thiệu hoàn cảnh lịch sử nước ta thời điểm bài thơ ra đời
- Đầu Tk XX khi nền Hán học và chữ nho suy tàn, mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hoá VN. Cả một thành trì văn hoá cũ sụp đổ và các nhà nho, từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá DT, được XH tôn vinh, bỗng trở lên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên rồi cuối cùng vắng bóng. 
GV: HD đọc: giọng chậm, ngắt nhịp 2/3 ; 3-2.
K1,2 : giọng vui, phấn khởi.
K3,4 : Chậm buồn, xúc động.
GV gọi h/s đọc?
- Bài thơ này được làm theo thể thơ nào?
-Thể thơ Ngũ ngôn, gồm 5 khổ. Vần chân (tiếng cuối câu, vần cách, vần liền, trắc bằng xen kẻ nối tiếp)
- phương thức biểu đạt chính của v/b ?
-tự sự để b/c
- Mạch cảm xúc của Bt được triển khai ntn? 
-K1.2: Hình ảnh ông đồ trong mùa xuân năm xưa 
-K3,4: Hình ảnh ông đồ thời trong mùa xuân hiện tại
-K5: Nỗi lòng của tác giả.
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Vũ Đình Liên (1913- 1996), là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. 
- Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 
2. Tác phẩm 
- Ông Đồ là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Đình Liên.
* Bố cục: 3 phần
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Thấy được hình ảnh ông đồ trong khung cảnh mùa xuân. Tài năng của ông được trọng vọng. Hình thức chơi câu đối là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt khi xưa. Nghệ thuật miêu tả, so sánh
- Phương pháp: Phân tích, giảng bình
 - Thời gian: 25p’
- Hai khổ thơ đầu giới thiệu ông đồ trong thời nào? 
- Theo em ông đồ là người ntn?
chú thích 1- SGK
- Ông đồ thường xuất hiện ở đâu? Trong thời gian nào? 
-Dấu hiệu nào chứng tỏ ông đồ được TG miêu tả vào dịp tết đến, xuân về?
- hoa đào nở
-Gắn liền với hình ảnh “hoa đào”: tín hiệu của mùa xuân và Tết cổ truyền của dân tộc.
- Phân tích từ: Mỗi năm ...lại Cho thấy ông đồ xuất hiện như thế nào? 
Đều đặn
- Mỗi dịp tết đến xuân về, ông đồ lại xuất hiện với công việc gì, ở đâu?
- Bày mực tàu, giấy đỏ: viết câu đối bán
- bên hè phố, đông người qua
- Hình ảnh: bên hè phố, đông người qua cho em hiểu ông đồ xuất hiện trong không khí phố phường ntn?
- không khí xuân, đông vui, nhộn nhịp 
- Sự lặp lại của thời gian “Mỗi năm..già”và hành động “Bày mực .. qua”có ‏‎ý nghĩa gì?
- Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, như thường lệ, hình ảnh của ông trở nên thân quen không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến. Tạo nên một nét đẹp văn hoá cổ truyền: NT thi pháp, thú chơi chữ, chơi câu đối trong dịp tết đến xuân về đã thành phong tục: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh"
 - Một cảnh tượng hài hòa giữa thiên nhiên và con người, con người với con người có sự gợi niềm vui hạnh phúc ông đồ như góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường khi tết đến xuân về.
-Khi ấy mọi người đến với ông ntn? Thái độ của họ ra sao?
- bao nhiêu người thuê viết
- tấm tắc ngợi khen tài
-Tấm tắc nghĩa là như thế nào?
- Họ ngợi ca điều gì?
- Tài viết chữ
Tài viết chữ của ông đồ được MT qua chi tiết nào?
Hoa tay thảo những nét .....bay
Em hiểu thảo nghĩa là như thế nào?
- TG sử dụng Nt thuật gì khi MT tài năng của ông đồ? ý nghĩa của nét Nt đó?
- so sánh+ nhân hoá: Nét chữ mang vẻ đẹp cao quý, phóng khoáng, mềm mại, uyển chuyển, có hồn.
- Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một ví trí như thế nào trong con mắt người đời?
- là trung tânm của sự chú ý, được mọi người ngưỡng mộ.
- Vì sao ông đồ là trung tâm của sự chú ý, được mọi người ngưỡng mộ?
- Khi ấy nền Hán học, chữ nho còn được coi trọng, vẫn còn chế độ khoa cử Hán học, chữ Nho. Thú chơi chữ, chơi câu đối, NT thi pháp là nét đẹp VH, phong tục cổ truyền DT khi tết đến. 
-Từ đó em hãy hình dung về cuộc sống của ông đồ thời xưa?
- Cuộc sống có niềm vui, hạnh phúc (được sáng tạo có ích với mọi người, được mọi người trọng vọng)
- Em nhận thấy tình cảm nào của tác giả được bày tỏ với ông đồ ở thời điểm này?
à Tác giả quý trọng ông đồ – quý trọng, tài năng, quý trọng một nét văn hoá của dân tộc : Mến mộ chữ nho, nhà nho
II.Tìm hiểu văn bản 
1. Hình ảnh ông đồ năm xưa
- Xuất hiện trong khung cảnh mùa xuân tươi tắn, sinh động với sắc hoa đào nở gợi không khí tưng bừng náo nhiệt
- Ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, được mọi người ngưỡng mộ vì tài hoa.
 4. Củng cố bài : 2p’
 - GV khái quát nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
 - Học thuộc bài thơ
 - Chuẩn bị bài phần còn lại
 - Sưu tầm các bài thơ cùng chủ đề
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 28/11/2013 
Ngày giảng: 8A: /12/2013
	 8B: /12 /2013
Tiết 65
ÔNG ĐỒ
(Vũ Đình Liên)
(Tiếp theo)
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Hình ảnh đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay bị lãng quên.
- Niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.
- Thấy được nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn, phân tích hiệu qủa các biện pháp tu từ trong bài
3. Thái độ 
- Giáo dục Hs ý thức đọc - hiểu Vb, biết trân trọng giá trị văn hóa tốt đẹp.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án + chân dung nhà thơ Vũ Đình Liên…
HS: SGK +Vở ghi +bài soạn
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- KN.Tư duy, nhận biết, phát hiện, giải thích...
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức : 8A……… .......................8B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’
Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu bài thơ Ông đồ
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Cảm nhận hình ảnh ông đồ thời hiện tại; qua đó thấy được tấm lòng nhà thơ.
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- Thời gian: 30 phút.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV đọc lại bài thơ
Khổ thơ 3,4 miêu tả ông đồ trong thời nào?
-Trong Mx hiện tại có điểm nào giống và khác MX xưa?
- G: Thời gian tuần hoàn, MX trở lại, vẫn hoa đào vẫn nở, vẫn bên phố xưa (đông vui, nhộn nhịp), ông đồ xuất hiện vẫn với công việc như xưa: bày giấy, bút, mực viết câu đối tết.
- K: vắng khách dần: Nhưng mỗi năm mỗi vắng..đâu/ không ai hay và rồi ông đồ biến mất, không còn xuất hiện
- Câu thơ: " Nhưng mỗi năm...đâu?" và "Ông đồ vẫn 
...hay" nói lên thái độ cuả mọi người với ông đồ ntn?
- thờ ơ, lãnh đạm, quên lãng: mỗi vắng, không ai hay.
- Tại sao trong thời điểm này mọi người lại thờ ơ trước sự xuất hiện của ông đồ?
- chú thích 1: chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ...
chữ nho lụi tàn: "Đạo học ngày nay đã chán rồi/ 10 người đi học 9 người thôi"; "Thôi có ra gì cái chữ nho/ ông nghè, ông cống cũng năm co"
-Hai câu thơ “ Giấy đỏ buồn không thắm, mực động trong nghiên sầu” là câu thơ tả cảnh hay tả tình ? Vì sao?
-Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ này và tác dụng của nó? 
- Phép nhân hoá mượn cảnh tả tình: tủi buồn lan cả sang những vật vô tri, vô giác, chúng như có linh hồn, cảm thấy bị bỏ rơi, bơ vơ à nỗi cô đơn hiu hắt của ông đồ
G/v bình : Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được dùng đến trở nên bẽ bàng, màu đỏ của nó trở nên vô duyên không thắm lên được, nghiên mực không được chiếc bút lông chấm vào nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên sầu.
- Hình ảnh thơ : “Lá vàng… bụi bay”là mượn cảnh ngụ tình. Đây là 2 câu thơ đặc sắc nhất : Lá vàng à gợi sự tàn tạ, buồn bã, đây lại là lá vàng rơi trên nền giấy đỏ – những nét chữ như rồng múa phượng bay, không còn được ông viết nữa. Tất cả như đang thêm lạnh bởi những hạt mưa bụi ngoài trời. Chẳng phải mưa to gió lớn, chẳng phải mưa rả rích dầm dề sầu não ghê gớm, chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ, vậy sao mà ảm đạm, lạnh lẽo buốt giá, buồn xót xa, tê tái.… Đấy chính là mưa trong lòng người, chứ đâu còn là mưa ngoài trời! Dường như cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã cùng ông đồ.
- Qua PT em hình dung ntn về tình cảnh ông đồ lúc này?
Hs theo dõi khổ thơ cuối
- So sánh với khổ thơ đầu chỉ ra điểm giống và khác nhau ?
- Giống nhau : Đều xuất hiện hoa đào nở
+ Khổ 1 : Ông đồ xuất hiện
- Khác nhau 
 + Khổ cuối : Không còn hình ảnh ông đồ
- Điều đó có ý nghĩa gì? 
- Sự tồn tại của thiên nhiên là bất biến
- nhưng con người thì không thế: họ có thể trở thành xưa cũ và biến mất theo thời gian
Gv bổ sung đây là kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề. Khổ thơ gợi liên tưởng « cảnh cũ người đâu » đầy tâm trạng. Có lẽ qua mấy năm daod nở ông đồ ngồi đấy nhưng không ai chú ý đến sự xuất hiện của ông cũng như không cần đến ông nên năm nay hoàn toàn vắng bóng.
- Hãy liệt kê cách gọi tên của Tg đối với ông đồ theo thời gian? ý nghĩa của cách gọi đó?
- ông đồ già, ông đồ, ông đồ xưa
- Có ý nghĩa ông đồ càng già, đã thành quá khứ, thành cũ → gợi nỗi tiếc nuối sâu xa. 
- “Những người muôn năm cũ”là những ai? Câu hỏi tu từ cuối bài thơ giúp em hiểu được nỗi lòng gì của nhà thơ?
- Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá , tài hoa một thời, nay bị lãng quên do thời cuộc thay đổi. Tiếc nuối cho một nền Vh tốt đẹp bị mai một.
- Từ đó em cảm nhận được những tình cảm gì của tác giả dành cho ông đồ và thế hệ các nhà nho xưa?
- Câu hỏi tu từ gieo vào lòng người đọc những cảm thương tiếc nuối không dứt. Đó là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải cuả tác giả trước sự vắng bóng bị mất đi của ông đồ khi đến tết, tác giả bâng khuâng, xót xa khi nghĩ tới những người muôn năm cũ à Tác giả thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên cho dù cuộc đời thay đổi, thương tiếc những giá trị tốt đẹp bị tàn tạ,lãng quên ,một vẻ đẹp văn hoá truyền thống bị mai một, bị mất đi theo sự phát triển của xh hiện đại
- Theo em điều gì làm cho bài thơ có sức cảm hoá lòng người?
- Kết hợp kể, tả, Bc
- Lời thơ giản dị, hàm xúc, có sức gợi liên tưởng
- Nhạc điệu âm vang của lời thơ
- Kết cấu đầu cuối tương ứng, hình ảnh tương phản, đối lập
- Thể thơ ngũ ngôn hiện đại được sử dụng, khai thác có hiệu quả có nghệ thuật cao àphù hợp với việc diễn tả tâm tình

File đính kèm:

  • doctiet 64,65.doc
Giáo án liên quan