Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 39
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu,sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
2. Kĩ năng.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.
- Đọc -hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể,hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
* Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp, tự kiểm soát.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Ngày soạn: 12/10/2013 Ngày giảng: 8A: /10/2013 8B: /10/2013 Tiết 39 THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông. - Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày. - Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu,sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản. 2. Kĩ năng. - Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh. - Đọc -hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể,hạn chế sử dụng bao bì ni lông. * Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp, tự kiểm soát.. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Giáo án, Tư liệu tham khảo, phòng máy 2. Học sinh: Soạn bài, tham khảo tư liệu C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu giá trị nội dung của văn bản Hai cây phong. Hai cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với người kể chuyện xưng tôi và chúng tôi? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới *Hoạt động 2: Tìm hiểu chung văn bản. - Mục tiêu: Đọc hiểu chú thích, xác định bố cục, thể loại của văn bản. - Phương pháp: Vấn đáp, trình bày, giới thiệu - Thời gian: 10 phút. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Gọi 2 học sinh đọc văn bản. * Giọng đọc: Phần sau cần nhấn mạnh rõ ràng từng điểm kiến nghị. Đoạn cuối cần thể hiện giọng điệu của một lời kêu gọi. - Gọi học sinh đọc phần giải thích từ khó. - Giải thích thêm từ: Thông tin: truyền tin cho nhau để biết. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 thuộc kiểu văn bản nào? Văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?â nhieãmr I.Tìm hiểu chung Kiểu văn bản: Nhật dụng Bố cục: 3 phần *Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết văn bản. - Mục tiêu: Học sinh hiểu được tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những giải pháp .Thấy được lời kêu gọi đầy sức thuyết phục. - Phương pháp: Vấn đáp,giảng giải - Thời gian: 25 phút. H.Ngày trái đất là ngày nào hằng năm? do ai khởi xướng và khởi xướng từ bao giờ? H. Tổ chức “Ngày Trái Đất” có bao nhiêu nước tham gia? Việt Nam tham gia năm nào ? với chủ đề gì? H. Tại sao lần đầu tiên tham gia ngày trái đất,Việt Nam lại lấy chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông? - Bao bì ni lông là rác thải sinh họat, gắn chặt với đời sống mỗi người và mỗi người cần có sự hiểu biết tối thiểu về nó, cần cùng tham gia xử lí nó. H. Em có nhận xét gì về chủ đề này? - Chủ đề thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, gần gũi với tất cả mọi người mà lại có ý nghĩa rất to lớn. - Gọi học sinh đọc phần 2. H. Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người? - Vì đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. - GV giải thích : pla –xtíc là chất dẻo-không phân huỷ. - Chính tính không phân huỷ đó đã tạo nên hàng loạt tác hại. H. Vậy ngoài nguyên nhân cơ bản,còn có những nguyên nhân nào khác? H. Đoạn văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? a, Liệt kê các ví dụ. b, Phân tích từng mặt tác hại của bao bì ni lông. H. Chỉ ra tác dụng của phương pháp thuyết minh đó? - Liệt kê ví dụ, phân tích rõ ràng, dễ hiểu, gây ấn tượng mạnh tới người đọc.Tạo ra tính thuyết phục trong thuyết minh. H. Em còn biết những tác hại nào khác của việc dùng bao bì ni lông ? -Ni lông vứt bừa bãi nơi công cộng,có khi là di tích, thắng cảnh làm mất mĩ quan. - Rác đựng trong túi ni lông buộc kín sẽ khó phân huỷ sinh ra các chất độc hại. - Ngăn cản qúa trình hấp thụ nhiệt và trao đổi độ ẩm trong các bãi chôn lấp rác. H: Khái quát những tác hại của bao bì ni lông? * Mỗi năm có hơn 400 . 000 tấn pô-li-ê-ti-len được chôn lấp tại miền Bắc nước Mĩ.- Ở Mê - hi – cô , người ta đã xác nhận một trong những nguyên nhân làm cho cá ở các hồ nước chết nhiều là do rác thải ni lông và nhựa ném xuống hồ quá nhiều. - Tại vườn thú quốc gia Cô – bê ở Ấn - độ , 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.- Hàng năm trên thế giới có khoảng 100 . 000 chim, thú chết do nuốt phải túi ni lông.(Theo Pla-xtic- “Điều kì diệu” hay “Mối đe doạ” của Hội lịch sử tự nhiên Bom –bay Ấn độ, 1999) H. Trong đời sống, bao bì ni lông được sử dụng rộng rãi vì nó có ưu điểm gì? - Rất nhẹ, rất dai, rất tiện lợi có thể dễ dàng đáp ứng những yêu cầu khác nhau của người tiêu dùng.- Giá thành bao rẻ vì sản xuất bao ni lông so với sản xuất bao bì giấy giảm được 40% năng lượng lại tiết kiệm được bột giấy từ gỗ. H. Phải chăng chúng ta có thể vì những lợi ích rất thiết thực của bao ni lông để chấp nhận những hạn chế của nó? Ý kiến của em như thế nào? - Không thể, vì tác hại của nó quá nghiêm trọng và ảnh hưởng toàn diện, lâu dài. H. Vậy trước vấn nạn về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do bao bì ni lông sinh ra, tác giả đề xuất hướng giải quyết như thế nào? H. Tại sao văn bản lại không đưa một giải pháp triệt để mà lại chỉ đề ra những giải pháp hạn chế? vì nó có rất nhiều tiện ích: H. Theo em,những giải pháp đưa ra có tính thuyết phục và khả thi không? - Trước thực tế chưa thể thay thế hoàn toàn(vì những tiện ích của nó)thì giải pháp như thế là hợp lí và có tính khả thi. * Như vậy,ta thấy văn bản này có sức thuyết phục rất cao khi những đề xuất đưa ra hợp lí làm người đọc có thể thực hiện theo. H. Nêu tác dụng của từ “Vì vậy” trong đoạn văn? có tác dụng liên kết giữa phần đầu nêu tác hại và phần đề ra giải pháp- tạo sự liền mạch cho văn bản H. Tại sao trong phần nêu giải pháp, đoạn văn lại trình bày bằng các gạch đầu dòng? có tác dụng nhấn mạnh rõ ràng từng điểm kiến nghị. - Gọi học sinh đọc phần 3. H. Phần vừa đọc ra lời kêu gọi gì? H. Hãy so sánh kiểu chữ ở phần trên với dòng cuối cùng của văn bản? H. Có cần thiết phải in hoa dòng chữ “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”không? - Chữ in hoa có tác dụng gây sự chú ý cho người tiếp nhận. H. Nếu ta thay ba từ “Hãy” bằng ba từ “phải”, nội dung lời kêu gọi có gì thay đổi không? Tại sao? “Hãy” vừa mang tính mệnh lệnh, vừa mang tính thuyết phục, động viên, kêu gọi , chia sẻ sự đồng cảm của mọi người. “phải” chỉ có tính mệnh lệnh, phản cảm với người tiếp nhận. Gv khái quát văn bản H. Văn bản cho em hiểu về vấn đề gì? H. Từ vấn đề về bao bì ni lông, em có suy nghĩ gì về vấn đề rác thải sinh hoạt nói chung? II. Tìm hiểu văn bản 1.Thông tin về ngày trái đất năm 2000 của Việt Nam. - Vào ngày 22/4/2000, lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. 2. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và những giải pháp cụ thể. a, Tác hại. - Gây tổn hại nhiều mặt đến môi trường, kinh tế, sức khỏe, đời sống. b, Những giải pháp Các giải pháp mang tính khả thi và thực tế(ai cũng thực hiện được). 3. Lời kêu gọi của bản thông điệp. - Hãy chung tay để bảo vệ trái đất. - Hãy cùng nhau hành động “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”. * Ghi nhớ.(SGK/107) *Hoạt động 4: HS luyện tập - Mục tiêu: Nhận thức đúng đắn về tác hại của bao bì ni lông, biết thực hiện bức thông điệp trong văn bản bằng hành động cụ thể. - Phương pháp: Thực hành - Thời gian: 5phút. H. Liên hệ thực tế tại địa phương em? H. Ngoài mối hiểm hoạ về rác thải sinh hoạt ,theo em, chúng ta còn đang đứng trước những nguy cơ nào về môi trường? H. Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào đời sống và trở thành hành động cụ thể? H. Để bảo vệ môi trường, em cần phải làm những công việc gì? III. Luyện tập Rác thải sinh hoạt được vứt bữa bài, trên lề đường, trường học, cống rãnh.... 4. Củng cố: Gv khái quát bài học 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kĩ chuẩn bị kiểm tra 1 tiết - Xem trước bài: Nói giảm, nói tránh. * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TIET 39.doc