Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 33, 34

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.

- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.

- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.

- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.

3. Thái độ: Có ý thức học tập cách xây dựng nhân vật, NT kể chuyện, miêu tả, biểu cảm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2781 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 33, 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 2/10/2013 
Ngày giảng: 8A: /10/2013
	 8B: /10/2013
Tiết 33
HAI CÂY PHONG
Ai-ma-tốp
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ: Có ý thức học tập cách xây dựng nhân vật, NT kể chuyện, miêu tả, biểu cảm.
* Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp, cảm nhận, đánh giá..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, Tư liệu tham khảo
2. Học sinh: Soạn bài, tập tóm tắt văn bản
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
Ý nghĩa của hình ảnh “Chiếc lá cuối cùng”? Phát biểu cảm nghĩ của em?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới	
Đối với mỗi con người Việt Nam, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước, sân đình. Ở những làng quê xa mờ trong không gian và thời gian thăm thẳm: cây đã cũ, bến đò xưa, nhặt lá bàng mỗi buổi chiều đông. Còn đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê. Mỗi lần về thăm quê ông không thể không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu chung 
-Mục tiêu: Những nét chính về tác giả và tác phẩm. Tóm tắt tác phẩm.
-Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
-Thời gian: 20 phút.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
 Dựa vào chú thích*, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả?
- Gv: ông xuất thân trong 1 gia đình viên chức. 1953 tốt nghiệp ĐH nông nghiệp, mấy năm sau, ông học tiếp về văn học rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn.
- Em hãy nêu xuất xứ của đoạn trích?
- Hs đọc phần tóm tắt truyện người thầy đầu tiên (sgk-99 ).
- Hd đọc: giọng chậm rãi, hơi buồn, gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện. Phân biệt giọng đọc của ngôi kể: tôi- chúng tôi và điểm nhìn nghệ thuật.
- Giải thích từ khó: 
Phong: Cây thân to cao - ôn đới
Hải đăng: Đèn biển
Nông trang: hình thức sản xuất trồng trọt
Ta có thể chia đoạn trích thành mấy phần, mỗi phần từ đâu đến đâu, ý của từng phần?
Bố cục đoạn trích? (4 phần)
P1: Từ đầu - “phía tây”: Giới thiệu chung về vị trí làng quê của nhân vật “tôi”
P2: Tiếp - “gương thần xanh”: Nhớ lại hình ảnh 2 cây Phong ở đầu làng và cảm xúc tâm trạng của “tôi” mỗi khi về thăm làng, thăm cây.
P3: Tiếp - “biêng biếc kia”: Cảm xúc và tâm trạng của nhân vật “tôi” với tuổi thơ và lũ bạn bè.
P4: Còn lại: Nhân vật “tôi” nhớ tới người trồng 2 cây Phong gắn liền với trường Đuy Sen.
Ngôi kể? 
- Hai mạch kể lồng ghép .
Phương thức biểu đạt?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
- Ai-ma-tốp(1928-2008).
- Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, trước đây là một nước thuộc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Các tác phẩm quen thuộc: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên.
 2. Tác phẩm: 
- Vị trí: đoạn trích là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên. 
- Bố cục: phần.
* Ngôi kể: ngôi số một; Tôi, chúng tôi
* Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa hình ảnh hai cây phong. 
- Phương pháp: vấn đáp, phân tích, giảng bình.
- Thời gian: 17’.
- Hai cây Phong được giới thiệu qua những chi tiết nào?
+ Giữa một ngọn đồi, có 2 cây phong lớn hiện ra trước mắt như những ngọn Hải Đăng đặt trên núi.
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu 2 cây Phong? Tác dụng?
+ Nghệ thuật so sánh (2 cây phong = những ngọn Hải Đăng) ® khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa làng (như 1 tín hiệu dẫn đường) thể hiện niềm tự hào của dân làng Ku-Ku-Rêu về hai cây phong.
-Cách miêu tả 2 cây Phong có gì đặc sắc?
+ Miêu tả đặc điểm 2 cây Phong qua tiếng nói riêng và tâm hồn riêng của chúng kết hợp với các hình ảnh so sánh (tiếng thì thầm thiết tha.... cháy rừng rực). Đó chính là điều bí ẩn của hai cây phong.
- Nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn văn miêu tả về hai cây phong là gì?
- So sánh, nhân hóa.
- Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
- Hai cây phong như hai con người độc đáo, có: tiếng nói riêng, tâm hồn riêng và lời ca riêng.
- Điều đó cho ta thấy tài nghệ gì của tác giả?
- Năng lực cảm nhận tinh tế (cảm giác được sống của những vật vô tri, vô giác)
+ Trí tưởng tượng mãnh liệt của tác giả.
-Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của con người ntn ?
- Em có nhận xét gì về tình cảm của người hoạ sĩ đối với hai cây phong?
GV: Không chỉ kể và tả về cảnh sắc thiên nhiên của làng mình, người hoạ sĩ còn nói về tình cảm sâu đậm của ông đối với hai cây phong với một giọng văn đầy xúc động “tôi cũng không biết giải thích ra sao...đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy”.
-Với hoạ sĩ, hai cây phong như một người ruột thịt mà ngày đêm ông mong nhớ da diết. Tình cảm của ông với hai cây phong thật là sâu đậm.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh hai cây phong 
- Là tín hiệu của làng, gắn bó mật thiết, gần gũi là biểu tượng đẹp của con người làng Ku-ku-rêu.
4. Củng cố: Gv khái quát bài học
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc kỹ lại văn bản, tìm đọc một số tác phảm có nội dung tương tự
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 2/10/2013 
Ngày giảng: 8A: /10/2013
	 8B: /10/2013
Tiết 34
HAI CÂY PHONG
Ai-ma-tốp
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ: Có ý thức học tập cách xây dựng nhân vật, NT kể chuyện, miêu tả, biểu cảm.
* Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp, cảm nhận, đánh giá..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, Tư liệu tham khảo
2. Học sinh: Soạn bài, tập tóm tắt văn bản
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
Ý nghĩa của hình ảnh hai cây phong đối với người dân làng Ku-ku-rêu?
3. Bài mới: 
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới	
* Hoạt động 2: HDHS tiếp tục tìm hiểu văn bản
*Hoạt động 2. Tìm hiểu tiếp văn bản:
- Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của hai cây phong đối với tuổi thơ và người thầy Đuy-sen.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
- Thời gian: 34’.
- Học sinh đọc từ: “Vào năm học cuối cùng...xa thẳm biêng biếc kia”.
- Trước khi bắt đầu nghỉ hè, lũ nhóc con đi chân đất” ở làng Ku-ku-rêu đã làm gì ở chỗ hai cây phong và được hai cây phong tiếp đón như thế nào?
- Phá tổ chim
- Hai cây phong nghiêng ngả, đung đưa như muốn chào mời bọn trẻ...
- Đây là đoạn văn tự sự tiêu biểu có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Khi lũ trẻ đua nhau trèo lên những cành cao ngất thì trước mắt chúng hiện ra cảnh tượng gì? 
- Như có một phép thần thông...không gian bao la và á/s.
- Thế giới đẹp đẽ ấy bao gồm những gì?
-Dải thảo nguyên hoang vu...làn sương mờ đục....chân trời xa thẳm biêng biếc.
- Bọn trẻ đã có những cảm xúc và suy nghĩ gì trước cảnh trí ấy?
-Chúng tôi sửng sốt. Mỗi đứa chúng tôi đều nín thở ngồi lặng...Chúng tôi cố giương hết tầm mắt...Chúng tôi nép mình ngồi...
- Đoạn văn bọn trẻ làng trèo lên hai cây Phong để từ đó khám phá thảo nguyên mênh mông phía sau làng có ý nghĩa gì?
Mở rộng tầm nhìn ra thế giới
Điều đó cho ta thấy tài nghệ gì của tác giả?
 + Hai cây phong là nơi hội tụ của niềm vui tuổi thơ nơi gắn bó chan hòa, thân ái.
+ Là nơi tiếp sức cho tuổi trẻ khám phá thế giới.
- Hai cây phong được nói đến còn liên quan đến nhân vật nào?
- Thầy Đuy-sen. 
GV: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng tôi, hai cây phong chiếm vị trí độc tôn lôi cuốn sự chú ý, khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện.
-Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết.
-Gắn bó với kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò.
- Nhưng nguyên nhân sâu xa là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An-tư-nai gần bốn mươi năm về trước mà người kể chuyện gần đây mới được biết.
- Thầy Đuy-sen trồng hai cây phong này với ước mơ, hi vọng gì?
? Chi tiết này cho ta biết thêm điều gì về hai cây phong?
+ Địa vị cao cả của 2 cây Phong (vì nó gắn liền với người trồng nó là thầy Đuy Sen có tấm lòng cao cả, là ân nhân của làng Ku-Ku-Rêu).
- Liên kết các biểu hiện đó, ta sẽ có 1 hình dung như thế nào về hai cây Phong trong văn bản này?
? Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích?
- NT: sosánh, nhân hoá , ẩn dụ.
? Em cảm nhận được những giá trị nội dung nào qua tìm hiểu văn bản Hai cây phong?
- Tình yêu quê hương da diết.
- Hai cây phong gắn với câu chuyện cảm động về thầy Đuy-sen.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung
II.Tìm hiểu văn bản
2. Hai cây phong gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ.
- Là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ và mở rộng chân trời hiểu biết của lũ trẻ trong làng.
3. Hai cây phong và thầy Đuy-sen
- Là chứng nhân lịch sử của trường học Đuy-sen. Chính thầy Đuy – sen là người mang đến cho học trò làng Ku-ku-rêu niềm tin và hi vọng. 
* Ghi nhớ/101
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ thực tế và phát biểu cảm xúc suy nghĩ của bản thân
- Phương pháp: Thực hành
- Thời gian: 5p
- Hình ảnh 2 cây Phong trong VB này gợi cho em nhớ gì về tuổi thơ nơi làng quê mình?
III. Luyện tập
- Học sinh tự bày tỏ cảm xúc
4. Củng cố: Gv khái quát bài học: Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của tác giả và vai trò quan trọng của người thầy Đuy sen đối với làng Ku-ku-rêu.
5. Hướng dẫn về nhà
 - Tìm đọc hoặc chép lại một số câu văn hay, câu thơ hay nói về làng quê, đất nước.
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 33,34.doc
Giáo án liên quan