Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 31
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Qua bài dạy hs cảm nhận được một cách chân thực hành trình đến với mẹ chữ của thế hệ con em các dân tộc thiểu số miền núi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng PT văn xuôi địa phương
3. Thái độ:
-Thấy được lòng dũng cảm, khát vọng vươn lên đỉnh cao trí tuệ từ đó thêm yêu mến nội dung các t/p vh dân tộc thiểu số, có ý thức yêu mến vh tỉnh nhà
* Kỹ năng sống: Tư duy nhận thức, phát hiện, phân tích, giải thích. .
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, sách văn học địa phương
2. Học sinh: Bài soạn, sách văn học địa phương
Ngày soạn: 26/9/2013 Ngày giảng: 8A: /10/2013 8B: /10/2013 Tiết 31 VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỜNG VỀ VỚI MẸ CHỮ A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Qua bài dạy hs cảm nhận được một cách chân thực hành trình đến với mẹ chữ của thế hệ con em các dân tộc thiểu số miền núi. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng PT văn xuôi địa phương 3. Thái độ: -Thấy được lòng dũng cảm, khát vọng vươn lên đỉnh cao trí tuệ từ đó thêm yêu mến nội dung các t/p vh dân tộc thiểu số, có ý thức yêu mến vh tỉnh nhà * Kỹ năng sống: Tư duy nhận thức, phát hiện, phân tích, giải thích.. ... B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Giáo án, sách văn học địa phương 2. Học sinh: Bài soạn, sách văn học địa phương C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: Hình ảnh Giôn xi và ý nghĩa bức tranh chiếc lá cuối cùng? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về VB - Mục tiêu: HS nắm được một số nét cơ bản về tác giả và văn bản: xuất xứ, bố cục, thể loại, phương thức biểu đạt - Phương pháp: Vấn đáp, đọc phân vai - Thời gian:10 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung * HS chú ý phần tiểu dẫn. ? Nêu 1 vài nét khái quát về t/g Vi Hồng? GV : - Quê ở Đức Long- Hoà An- Cao Bằng - Lúc trẻ về thị xã Thái Nguyên học cấp 3 Lương Ngọc Quyến - Sau khi tốt nghiệp ĐH: Công tác tại Hà Giang, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thái Nguyên cho đến khi mất. - Là hội viên hội VHVN. Chủ nhiệm bộ môn VHDG - Sáng tác nhiều thể loại: t th, truyện ngắn, TP nghiên cứu => Đạt nhiều giải thưởng của hội nhà văn VN * GV HD đọc ? VB thuộc thể loại nào ? - Truyện kí mô tả lại quá trình gian khổ và đầy ý chí của nhóm hs của tỉnh Cao Bằng, trong đó có TG đến học tập tại trường Lương Ngọc Quyến. ? VB kết hợp những PTBĐ nào ? TP được chia làm mấy fần ? ND - 10 phần như 10 mẩu chuyện ngắn, mỗi phần kể lại 1 kỉ niệm trên hành trình đi tìm Mẹ chữ. GV : Phần trích trong SGK trích 3 phần tương ứng với 3 câu chuyện khi đi tìm Mẹ chữ. - ấn tượng của các em HS và nhân dân CBvề xứ Thái - Lần thứ 1 về xứ Thái Nguyên với thử thách đầu tiên : ôn thi, hoãn thi, đi bộ 9 ngày trở lại Cao Bằng. - Lần thứ 2 về Thái Nguyên với thử thách thứ 2 : ngủ trong quán ven đường. Gặp bẫy súng săn hổ. I-Tìm hiểu chung 1.Tác giả -Là n/văn dân tộc tày(1936-1997) Cây bút xuất sắc nhất trong số các nhà văn dân tộc thiểu số. 2. Tác phẩm *Thể loại : Truyện kí * PTBĐ : Tự sự+miêu tả +biểu cảm *TP được chia làm 10 phần: (Đoạn trích SGKTrích 3 phần tương ứng với 3 câu chuyện...) * Hoạt động 3: HD tìm hiểu VB - Mục tiêu: HS nắm được giá trị ND, liên hệ thực tiễn từ những VĐ trong VB - Phương pháp: Nêu và giải quyết VĐ, phân tích, bình giảng - Thời gian:20p’ ? E hiểu Mẹ chữ ở đây nghĩa là gì ? - Là cách nói ẩn dụ diễn tả việc đi học cái chữ ở miền xuôi. Mẹ là chỉ những điều lớn lao *GV : Việc con em các dt thiểu số đi học và có trình độ văn hoá hết cấp 3 trước đây rất hiếm. Chỉ có những gia đình có điều kiện mới cho con đi học. Đa số chỉ học hết cấp I, cấp II có nhiều gia đình và bố mẹ mù chữ, con cái chưa học hết cấp I. Điều này là do điều kiện địa lý, kinh tế trước đây ở Cao Bằng rất khó khăn. Vi Hồng trước kia cũng như những đứa trẻ các dt Cao Bằng nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung đều phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ mới đến được người Mẹ chữ , tức là tìm đến cái đích của con đường học hành (trường học là nơi sinh ra cái chữ) ?Vậy hành trình đến Mẹ chữ diễn ra ntn ? G : Trước năm 1949, cả 6 tỉnh thuộc miền núi vùng Đông bắc chỉ có 1 trường cấp II gọi là trường trung học Việt Bắc. Và đến những năm 50, tất cả các tỉnh miền núi ở miền Bắc chỉ có 1 trường PT C3 hoàn chỉnh, đó là trường Lương Ngọc Quyến , đặt tại Thị xã Thái Nguyên. Những con người hiếu học của Cao bằng đã phải vượt qua vô vàn khó khăn để có thể đi học. Phần II là thử thách đầu tiên của họ về ôn thi nhưng lại hoãn thi. Chúng ta có thể tập trung tìm hiểu PIII, lần thử thách thứ 2 của họ. - Để đi từ Cao bằng về Thái Nguyên, họ đã phải đi mất bao lâu ? Đi bằng phương tiện gì ? - 9 ngày -> đi bộ ? Trên đường đi họ đã gặp phải những khó khăn gì ? - đường nhiều đoạn chui dưới mái đại ngàn âm u, ánh sáng mờ mờ ảo ảo như men theo bờ vực thẳm của địa ngục - Đi bộ nhiều-> giày rách-> đi bộ ; khi không gặp bản-> ngủ rừng (trải lá hay rơm rạ, cỏ gianh ra 1 vùng rộng, quay đầu ra ngoài đạp chân vào nhau thành vòng tròn)sợ hổ, gấu, chó sói, rắn độc, trăn to, rết... gặp phải bẫy săn hổ..đói, rét ? Qua những chi tiết trên-> E có NX gì về cuộc hành trình của họ ? Trước những khó khăn đó, họ đã thái độ ntn - quyết tâm vượt qua để đến với cái chữ ? Tìm những chi tiết thể hiện rõ điều đó - đi bộ 9 ngày đường vượt qua >200km, có bạn còn >300km để về TN học ; giầy dép rách-> đi bộ ; ngủ rừng ; ngủ trong lều bà hàng xén ; mang theo tù và để thổi khi gặp chó sói ? Qua những chi tiết trên thể hiện phẩm chất gì của những con người Cao bằng trong cuộc hành trình tìm đến tri thức Theo nhà văn Vi Hồng , thời đó ở Cao bằng chưa có trường CIII, muốn học phải xuống TN hoặc sang Bắc Giang để học ? E có NX gì về ngôn ngữ kể chuyện của TG ? - Lời kể chân thực - Ngôn ngữ đối thoại đặc trưng của người Tày -> Diễn tả 1 cách chân thực tâm lí của con người Cao bằng ; nổi bật những khó khăn trên hành trình về với mẹ chữ ? Câu chuyện ca ngợi những phẩm chất gì của người con Cao bằng ?. - Ca ngợi tinh thần hiếu học, lòng dũng cảm của con E dt thiểu số. ? Để làm nổi bật ND trên, TG đã sd những biện pháp NT gì .? - Kết hợp TS+MT+BC. Lối kể chuyện chân thực, địa fương ? E rút ra BH gì qua VB này ? - Cần cố gắng học tập, biết vượt khó khăn để lĩnh hội KT II. Tìm hiểu văn bản 1. Hành trình đến với mẹ chữ - Gian nan, vất vả, đầy nguy hiểm. 2. Hình ảnh những con người đi tìm cái chữ - Dũng cảm, ý chí quyết tâm, khát vọng vươn lên. * Hoạt động 4: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức vào thực tiễn - Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề - Thời gian: 5 phút ? Trong VB em thích nhất chi tiết nào. Vì sao ? * HS suy nghĩ cá nhân - đưa ý kiến . * GV khái quát nâng cao. III. Luyện tập 4. Củng cố - Khái quát bài học 5. Hướng dẫn về nhà - Tìm đọc thêm các tác phẩm văn học Thái Nguyên. - Chuẩn bị bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp MT+BC * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 31.doc