Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 3

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Chủ đề văn bản.

- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.

- Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, vận dụng hiệu quả trong tạo lập văn bản

* Kĩ năng sống :

- Nhận biết, vận dụng, kết hợp .

B. Chuẩn bị

- Gv: G/án, thiết kế bài giảng, CKTKN, tài liệu tham khảo khác.

- Hs: Đọc kỹ bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/8/2013 
Ngày giảng: 8A : 17/8/2013
	 8B: 15/8/2013
Tiết 3
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Chủ đề văn bản.
- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ: 
- Học tập nghiêm túc, vận dụng hiệu quả trong tạo lập văn bản
* Kĩ năng sống :
- Nhận biết, vận dụng, kết hợp…..
B. Chuẩn bị
- Gv: G/án, thiết kế bài giảng, CKTKN, tài liệu tham khảo khác.
- Hs: Đọc kỹ bài 
C.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3. Bài mới: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Giới thiệu bài:
Một văn bản bao giờ cũng đòi hỏi có sự thống nhất cao. Vậy làm thế nào để đạt được điều ấy? Ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm chủ đề của văn bản
- Mục tiêu: Nắm khái niệm chủ đề văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở
- Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Hướng dẫn tìm hiểu chủ đề của văn bản.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc văn bản “Tôi đi học” và nêu câu hỏi thảo luận:
? Đối tượng được nói đến tromg vb là ai?
? Văn bản miêu tả những sự việc đang xảy ra (hiện tại) hay đã xảy ra (hồi tưởng, kỷ niệm)? Đó là kỷ niệm nào?.
? Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì?
- Giáo viên gọi đại diện nhóm lần lượt trả lời câu hỏi trên.
? Nội dung các em tìm hiểu chính là chủ đề của văn bản. Phát biểu chủ đề của văn bản này?
? Vậy chủ đề của văn bản là gì?
GV khái quát lại(ghi nhớ 1)
I. Chủ đề của văn bản
1. Ví dụ: Vb Tôi đi học
2. Nhận xét
- Đối tượng: Nhân vật tôi
- Vấn đề chính: Những hồi tưởng của nhân vật về ngày đầu tiên đi học.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Mục tiêu: Dấu hiệu của văn bản có tính thống nhất
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Thời gian: 18 phút
- Hướng dẫn tìm hiểu về tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
? Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
 -Nhan đề văn bản.
-Các câu văn nói về buổi tựu trường đầu tiên: 
+ Hôm nay tôi đi học
+ Hằng năm cứ vào cuối thu...lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
+ Tôi quên ...
+ Hai quyển vở mới .... bắt đầu thấy nặng. 
+ Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất...
- Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. 
? Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời?
- Con đường quen đi lại lắm lần bỗng đổi khác, mới mẻ.
- Ko lội qua sông thả diều .... đi học 
- Ngôi trường cao ráo và sạch sẽ ...lo sợ vẩn vơ.
- Cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng khi xếp hàng vào lớp học,..
- Cảm giác bâng khuâng khi xa mẹ,..
? Để tô đậm cảm giác bỡ ngỡ, tâm trạng hồi hộp của nhân vật tôi trong buổi tựu trường ấy, tác giả sử dụng các từ ngữ, chi tiết nghệ thuật nào?
 - Các từ ngữ chi tiết kể tả đều tập trung vào làm rõ cảm giác, tâm trạng, cử chỉ của nhân vật-. Đã đảm bảo có sự thống nhất về chủ đề
- Từ sự phân tích trên cho biết:
? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề văn bản?
? Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào trong văn bản?
Hình thức, nội dung
? Làm thế nào để viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề?
- Khái quát nội dung.
II.Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
1. Ví dụ: Vb Tôi đi học
2. Nhận xét
- Nhan đề nói về việc “đi học”
- Các câu văn đều tập trung khắc họa cảm xúc, tâm trạng của “tôi” khi đi học
* Ghi nhớ.( 12)
* Hoạt động 4: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào BT thực hành
- Phương pháp: Vấn đáp giải thích, nêu và GQVĐ, HĐ nhóm
- Thời gian:10 phút
- Hướng dẫn luyện tập
- Gv cho hs đọc và xác định yêu cầu đề.
- Đọc văn bản: Rừng cọ quê tôi”
? Phân tích tính thống nhất chủ đề của văn bản?
? Chủ đề của văn bản trên là gì?
- GV yêu cầu hs đọc bài tập
? Xác định yêu cầu đề?
GV cho thời gian hs suy nghĩ, lựa chọn
Gọi trình bày- giải thích
III – Luyện tập
* Bài 1:
 - Nhan đề văn bản: Rừng cọ quê tôi.
 - Các đoạn: giới thiệu rừng cọ, tả cây cọ, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ.
 - Trật tự sắp xếp ấy không nên thay đổi. Vì nó đã hợp lý.
 - Câu trực tiếp nói về tình cảm giữa người dân sông Thao với rừng cọ:
 Dù ai đi ngược về xuôi
 Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
* Bài 2: Ý b và d sẽ làm cho bài viết lạc đề.
* Bài 3: Nên bỏ câu c, h, viết lại câu b: con đường quen thuộc mọi ngày dường như bỗng trở nên mới lạ.
4. Củng cố: 
GV khái quát nội dung tiết học
- Chủ đề là gì?
- Để viết hoặc hiểu một văn bản ta cần làm gì? 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Làm hoàn chỉnh bài tập 3
- Soạn văn bản Trong lòng mẹ
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 3.doc