Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 21, 22
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An- đéc- xen.
- Tóm tắt văn bản. Tìm hiểu gia cảnh của em bé bán diêm.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phận tích được một số hình ảnh tương phản, đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau.
3. Thái độ: Cảm thương chia xẻ với hoàn cảnh đáng thương.
* Kỹ năng sống: Nhận biết, chia xẻ.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
thiệu bài mới - Đan Mạch là một nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu, diện tích chỉ bằng khoảng 1/8 diện tích nước ta; thủ đô là Cô-pen-ha-ghen. An-đéc-xen là nhà văn nổi tiếng nhất của đất nước Đan Mạch. Các truyện của ông toát lên lòng yêu thương con người, nhất là những người nghèo khổ. Cô bé bán diêm là một trong những truyện như thế. *Hoạt động 2. Tìm hiểu chung - Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát nhất về tác giả An-đéc-xen và truyện ngắn Cô bé bán diêm. - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp. - Thời gian: 18’. Hoạt động của thầy và trò Nội dung H. Những hiểu biết của em về tác giả? H. Hiểu biết về tác phẩm? + TP nằm trong tập truyện nhan đề “Truyện kể cho trẻ em” sáng tác năm 1935 gồm 168 câu chuyện. + ND: Nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ và niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của những cái tốt đẹp trên thế gian. - HD học sinh đọc: Giọng tình cảm, diễn cảm, bộc lộ cảm xúc. + Đọc mẫu. H. Hãy tóm tắt VB? Cô bé bán diêm mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Cô bé không dám về nhà vì sợ bố đánh đành ngồi nép vào góc tường liên tục quẹt diêm để sưởi. Hết 1 bao diêm thì em chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau (mùng 1 tết) mọi người qua đường vẫn thản nhiên trước cảnh tượng thương tâm: Em bé đã chết vì đói, vì rét. - Giải nghĩa từ khó + Cây thông nô en + Phuốc sét: Dĩa (dụng cụ để ăn) H. Bố cục đoạn trích? P1: Từ đầu - “cứng đờ ra”: Hoàn cảnh cô bé. P2: Tiếp - “về chầu thượng đế”: Những lần quẹt diêm(mộng tưởng) của cô bé. P3: Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm . H. Truyện kể theo trình tự nào? GV truyện kể theo trình tự thời gian và sự việc - tác giả đã sử dụng cách kể phổ biến của truyện cổ tích. H. Phương thức biểu đạt? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - An-đéc-xen (1805-1875). - Là nhà văn Đan Mạch, người kể chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới. -Truyện của ông đã đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và lòng thương yêu đối với con người. 2. Tác phẩm - Cô bé bán diêm là một trong những truyện nổi tiếng nhất. - Bố cục: 3 phần - Phương thức biểu đạt: Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm. Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: HS nắm được gia cảnh của cô bé bán diêm, nghệ thuật miêu tả, kể. - Phương pháp: vấn đáp, phân tích, giảng bình. - Thời gian: 17’. - Theo dõi phần 1 của văn bản. H. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm có gì đặc biệt? + Bà Nội hiền hậu mất, mô côi mẹ, gia tài tiêu tán, nơi ở của 2 bố con là 1 xó tối tăm. H. Gia cảnh ấy đã đẩy em bé đến tình trạng như thế nào? + Cô đơn đói rét + Luôn bị bố đánh + Phải tự mình đi bán diêm ở ngoài đường để kiếm sống và mang tiền về cho bố. H. Em bé cùng những bao diêm xuất hiện trong thời điểm nào? + Đêm giao thừa rét mướt. H- Thời điểm ấy có tác động đến con người như thế nào? + Thường nghĩ đến gia đình (sum họp, đầm ấm). + Con người tràn đầy niềm hạnh phúc. H. Cảnh tượng trong câu chuyện diễn ra ở đâu? + Trong từng ngôi nhà (cửa sổ sáng rực ánh đèn, mùi ngỗng quay). + ở ngoài đường phố (em ngồi nép trong 1 góc tường, cha em sẽ đánh em). H. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn này? Tác dụng? Biện pháp: Tương phản đối lập Tác dụng: Nêu bật nỗi khổ của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho mọi người. H. Qua đó gợi lên hình ảnh cô bé ntn? HS liên hệ thực tế: hoàn cảnh sống của trẻ em ngày nay II. Tìm hiểu văn bản 1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm Nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, bị đày ải không có ai quan tâm. Cô bé bán diêm khốn khổ và đáng thương. 4. Củng cố: Gv khái quát bài học: Hoàn cảnh sống khốn khổ của em bé bán diêm. 5. Hướng dẫn về nhà: - Tìm đọc một số truyện của An-đéc-xen. - Đọc kỹ lại văn bản, tìm hiểu nghệ thuật ở phần còn lại Rút kinh nghiệm `Ngày soạn: 8/9/2013 Ngày giảng: 8A: /9/2013 8B: /9/2013 Tiết 22 CÔ BÉ BÁN DIÊM (An-đéc-xen) Tiếp theo A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực, mộng tưởng trong tác phẩm. - Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh. 2. Kĩ năng: - Phân tích được một số hình ảnh tương phản, đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau. - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện. 3. Thái độ: Cảm thương chia xẻ với hoàn cảnh đáng thương. * Kỹ năng sống: Nhận biết, chia xẻ.. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Giáo án, Cuốn sách truyện cổ An-đéc-xen. 2. Học sinh: Soạn bài, tóm tắt văn bản C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: H. Tóm tắt truyện Cô bé bán diêm? Hoàn cảnh của Cô bé bán diêm có gì đặc biệt? 3. Bài mới * Hoạt động 1. Giới thiệu bài Con chim non rũ cánh Đi tìm tổ bơ vơ Quanh nẻo rừng hiu quạnh Lướt mướt dưới dòng mưa.(Tìm mẹ)- Tố Hữu (Viết về em bé mồ côi). Còn ở đây trong văn bản Cô bé bán diêm chúng ta cũng phải chứng kiến một cảnh tượng bơ vơ, bất hạnh của một em bé đáng thương trên đất nước Đan Mạch xa xôi. * Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: HS hiểu được lí do vì sao hiện thực và mộng tưởng lại được đặt cạnh nhau. Thấy được những khát khao mong muốn rất chính đáng của cô bé. - Phương pháp: vấn đáp, giảng bình. - Thời gian: 30’. Hoạt động của thầy và trò Nội dung H.HS kể tóm tắt phần 2 của câu chuyện H. Phần 2 tập trung kể về sự việc nào? Những lần quẹt diêm của cô bé H. Trong những lần quẹt diêm đó điều gì đã hiện ra? H.Trong chuyện cô bé quẹt diêm tất cả mấy lần?có gì giống và khác nhau trong các lần quẹt diêm đó? + 5 lần, trong đó mỗi lần đều quẹt 1 que, lần thứ 5 em quẹt hết các que diêm còn lại trong bao. + Mỗi lần quẹt diêm là một mộng tưởng hiện lên, một mơ ước của em bé, khi diêm tắt lại đưa em về thực tại. H. Trong lần quẹt diêm thứ 1 cô bé đã thấy điều gì? + Ngồi trước lò sưởi rực hồng (em tưởng chừng... hơi nóng dịu dàng). H. Đó là cảnh tượng như thế nào? Điều đó cho ta thấy em mong ước điều gì? + Sáng sủa, ấm áp, thân mật. H. Vì sao trong lần quẹt diêm thứ nhất hình ảnh hiện ra trong mộng tưởng lại là một lò sưởi rực hồng? Vì em bé đang rét đang rất cần được sưởi ấm H. Diêm tắt hiện thực nào lại trở về với em? H. Lần quẹt diêm thứ 2 cô bé đã thấy điều gì? + Phòng ăn có đồ đạc quý và ngỗng quay (khăn rải bàn trắng tinh... ngỗng quay...) H.Em bé mong ước điều gì trong lần quẹt diêm này?Vì sao ? + ăn ngon được hưởng sự sang trọng, đầy đủ, sung sướng. Vì em đang đói. Thông thường khi rét thì người ta mong được sưởi ấm. Xua tan cái lạnh mà bụng đang dói cồn cào thì cũng rất tự nhiên ta sẽ nghĩ đến được ăn. H. Sau 2 lần quẹt diêm đó, thực tế đã thay cho mộng tưởng như thế nào? + Em bần thần cả người... cha mắng + Chẳng có bàn ăn... nghèo khổ của em H.Trong lần quẹt diêm thứ 3 cô bé thấy điều gì? + Cây thông nôen (với hàng ngàn ngọn nến...) + Những ngôi sao trên trời (do tất cả các ngọn nến bay lên) H. Cảnh đó thể hiện mong ước gì của em bé? Ở các nước phương Tây đón Nô en là đón tết, một ngày đặc biệt mà ai cũng mong đợi nhất là trẻ em Hs liên hệ ngày tết ở Việt Nam trẻ em thường mong đợi những gì? H. Ước mong đón Nô en với một cây thông lộng lẫy biến mất ngay trước mắt hiện thực đó gợi cảm nhận nào trong em? xót xa, thương cảm với em bé H. Lần quẹt diêm thứ 4 có gì đặc biệt? + Bà nội hiện về (em nhìn thấy rõ ràng... với em) Nhìn thấy bà, em bé mong ước điều gì? ? Em nghĩ gì về những mong ước của cô bé từ 4 lần quẹt diêm đó? + Là những mong ước chân thành, chính đáng, giản dị của bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian. ? Khi tất cả những que diêm còn lại cháy lên là lúc cô bé thấy mình bay lên cùng bà “chẳng còn đói rét đau buồn nào đe doạ họ nữa”. Điều đó nói lên mong ước nào của cô bé? H.Thực tế có phải đã hết đau buồn không? Không hiện thực khắc nghiệt phũ phàng, tàn nhẫn đã bao vây lấy em bé H. Từ hình ảnh em bé cùng bay vụt lên trời nhà văn muốn nói gì với chúng ta về thực tế cuộc sống? + Cuộc sống trên thế gian chỉ là đau buồn và đói rét với những người nghèo khổ. H. Theo em cảnh tượng trong mộng tưởng và cảnh thực tế được sắp xếp ntn trong các lần cô bé quẹt diêm? tác giả đã sắp xếp song song H. Sự sắp xếp này có ý nghĩa gì? - Làm nổi bật sự đối lập giữa hiện thực và mộng tưởng - Làm nổi bật mong ước, hạnh phúc chính đáng của em bé bất hạnh của em, đồng thời cho thấy thực tại mà em đang sống Qs các bức tranh minh họa 5 lần quẹt diêm H. Từ những lần quẹt diêm em nhận thấy những mong ước nào của cô bé? H. Em có nhận xét gì về những mong ước đó? Gv bình ngắn: mong ước của em bé thật giản dị, đời thường, mong được sống đầy đủ về vật chất, được hưởng thụ niềm vui về tinh thần. Đó là cảnh sống thường ngày mà nhiều trẻ em vẫn được hưởng thụ nhưng với em bé này thì ước mơ nhỏ bé ấy lại quá xa vời, chỉ có thể nhìn thấy trong tưởng tượng. Mỗi lầm diêm tắt thì mộng tưởng cũng không còn và hiện thực lại trở về bên em H. Đó là một hiện thực ntn? H. Thực tại đó đã dẫn đến một kết cục như thế nào Đọc đoạn cuối VB H. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của em bé? vì đói, vì rét GV minh hoạ tranh H. Hai bức tranh có gì khác nhau?Ý nghĩa của cảnh minh họa trong hai bức tranh? Gv gợi dẫn hs trả lời và kết luận H.Em cảm nhận như thế nào về cái chết của cô bé bán diêm? H. Kết thúc này gợi cho em suy nghĩ gì về số phận những con người nghèo khổ trong XH cũ? + Số phận hoàn toàn bất hạnh . + XH thờ ơ với những khốn khó của người nghèo. H. Từ câu chuyện cô bé bán diêm em nhận thấy tình cảm nào của nhà văn An-đéc- xen? H. Hãy nêu nhận xét của em về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm? Kể chuyện hấp dẫn, sáng tạo đan xen hiện thực và mộng tưởng, diễn biến truyện phù hợp tâm lí, mong ước của trẻ em. H.Với nghệ thuật kể chuyện như vậy đã giúp em có được nhận thức nào về tác phẩm - Tác phẩm thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. II. Tìm hiểu văn bản 2. Những mộng tưởng và hiện thực. * Lần quẹt diêm thứ nhất - Mong được sưởi ấm trong mái nhà thân thuộc. * Lần quẹt diêm thứ hai - Mong được ăn ngon. * Lần quẹt diêm thứ ba - Mong được vui đón Nô en trong nhà mình. * Lần quẹt diêm thứ tư - Mong
File đính kèm:
- tiet 21,22.doc