Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 15

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của từ tượng hình, tượng thanh

- Công dụng của từ tượng hình, tượng thanh

2. Kĩ năng:

- Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.

- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, tượng thanh phù hợp với văn cảnh nói, viết.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng từ phù hợp văn cảnh góp phần giữ gìn sự trong sáng của TV

 * Kĩ năng sống:

- Nhận biết, vận dụng, sáng tạo.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4259 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2013 
Ngày giảng: 8A: /9/2013
	 8B: /9/2013
Tiết 15
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của từ tượng hình, tượng thanh 
- Công dụng của từ tượng hình, tượng thanh 
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, tượng thanh phù hợp với văn cảnh nói, viết.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng từ phù hợp văn cảnh góp phần giữ gìn sự trong sáng của TV
 * Kĩ năng sống:
- Nhận biết, vận dụng, sáng tạo...
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu
 Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là trường từ vựng ? Cho vd minh hoạ 
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
	Cho các từ sau: 
-Lom khom, lênh khênh, mấp mô. 
- xình xịch, meo meo, gâu gâu.
 Các từ có giá trị gợi cảm ntn? 
GV: Đó là từ tượng hình và các từ tượng thanh.Vậy để hiểu rõ thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh, cô giáo sẽ giúp các em tìm hiểu trong tiết học này.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm ,công dụng của từ tượng hình,từ tượng thanh.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Và tác dụng của việc sử dụng hai loại từ này.
- Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gọi hs đọc đoạn trích (trong Lão Hạc của Nam Cao)/49
 ? Những từ in đậm trong Vd trên được dùng để làm gì 
gợi tả hình ảnh, âm thanh
 ? Những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh?
? Những từ Móm mém, rũ rượi, xồng xộc, xộc xệch, sòng sọc, vật vã gợi tả dáng vẻ, trạng thái nào của sự vật?
Móm mém; gợi tả một cái miệng không có răng đang bị méo mó
 rũ rượi; chỉ tóc loà xòa, xõa xuống
xồng xộc; hành động nhanh, chạy thẳng vào
xộc xệch; chỉ quần áo bị lệch không ngay ngắn
 sòng sọc; miêu tả ánh mắt nhìn từng lên chỉ thấy con người trắng
? Hs giải nghĩa từ mô phỏng âm thanh: hu hu, ư ử 
Hu hu; tiếng khóc 
ư ử; tiếng kêu khi bị trói, bị đau
GV chốt các từ trên miêu tả nỗi đau tinh thần của lão Hạc 
? Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ , 
hoạt động, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì 
Gợi được hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao
G v chốt những từ gợi tả hả, dáng vẻ gọi là từ tượng hình, những từ mô phỏng âm thanh gọi là từ tượng thanh
? Vậy em hiểu thế nào là từ tượng thanh, tượng hình?
Gv khái quả ghi nhớ 1(dấu chấm 1 trong mục ghi nhớ)
Hs lấy ví dụ về từ tượng thanh, tượng hình 
Từ tượng hình: uể oải , run rẩy, điệp điệp, trùng trùng
- Tượng thanh: sầm sập,rầm rập
Gv đưa ví dụ
róc rách, rì rào, lách cách, ngoằn nghèo, bấp bênh, ngập nghềnh có phải là những từ mô phỏng âm thanh hoặc h/ả không? vì sao
GV đưa Bài tập nhanh :
 - Tìm những từ ngữ tượng hình , tượng thanh trong đoạn văn sau :
 Anh dậu uốn vai ngáp dài một tịếng. Uể oải , chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng 
uể oải, run rẩy-> nỗi sợ hãi 
sầm sập-> hành động mạnh, khẩn trương
? Tìm từ tượng hình, tượng thanh và phân tích cái hay cái đẹp của việc sử dụng các từ tượng hình tượng thanh trong ví dụ sau
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất nung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
cái hay, cái đẹp của việc sử dụng các từ trên: Gợi tả không khí sôi động, hối hả, h/ả từng đoàn quân nối dài bất tận ra chiến trường với khí thế hào hùng mạnh mẽ cho thấy quyết tâm của bộ đội VN
? Nếu bỏ đi hoặc thay thế các từ tượng thanh, tượng hình trên em thấy ý nghĩa của đoạn thơ có thay đổi không?
? Em thấy từ tượng thanh tượng hình có giá trị ntn trong văn thơ?
? Em thấy hai loại từ này thường được sử dụng trong những loại văn bản nào( trong văn miêu tả, tự sự)
? Những từ đó là loại từ gì
thường là các từ láy
Em hãy đặt câu có sử dụng từ tượng hình hoặc tượng thanh?
Hàng ngày em vẫn đi học trên con đường làng ngoằn nghèo, quanh co, uốn khúc xen giữa là cánh đồng lúa
Em thấy từ tượng hình, tượng thanh còn được sử dụng ntn?
Được sử dụng nhiều trong cuộc sống trong giao tiếp thường ngày
Gv khái quát ghi nhớ 
 I. Đặc điểm, công dụng 
1. Ví dụ: sgk/49 
2. Nhận xét
- Các từ in đậm gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái, âm thanh của sự vật
Ghi nhớ /49
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức qua các bài tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, phát hiện, rèn luyện theo mẫu
- Thời gian: 15 phút
GV dùng thủ pháp phát hiện để làm bt 1
Hs đọc bài tập 1 
 ? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì
Vận dụng pp rèn luyện theo mẫu để làm bài tập 2
gv đưa mẫu từ gợi tả dáng đi của người yêu cầu hs làm theo
 Gv sử dụng thủ pháp phân tích để hướng dẫn hs làm bài tập 3
 Vận dụng pp giao tiếp
? Nêu yêu cầu của bài tập 4 ?
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1/49+50
- Từ tượng hình : rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo 
-Tượng thanh : xoàn xoạt, bịch , bốp 
Bài tập 2 /50
- Mẫu: Lò dò, khệng khạng, rón rén, lẻo khoẻo, huỳnh huỵch, ngật ngưỡng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu 
Bài tập 3 : 
- ha hả : từ gợi tả tiếng cười to , tỏ ra rất khoái chí
- Hì hì : từ mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành 
- Hô hố : tiếng cười to, vô ý , thô lỗ 
- Cười hơ hớ : mô phỏng tiếng cười thoải mái, vui vẻ , không cần che đậy, giữ gìn
Bài tập 4 : Đặt câu 
- Ngoài trời đã lắc rắc những hạt mưa xuân 
- Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa 
- Đêm tối , trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập loè 
- Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhẫn kêu tích tắc suốt đêm
4. Củng cố: Gv khái quát bài học, nhấn mạnh khái niệm, đặc điểm của từ tượng hình, tượng thanh.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học phần ghi nhớ.
 - Làm hết bài tập còn lại 
 - Soạn bài tiếp theo “ Liên kết đoạn văn trong vb”
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 15.doc
Giáo án liên quan