Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7 - Tiết 25 đến tiết 28

1.Mục tiêu :

1.1. Kiến thức: Giúp HS:

+Giúp HS biết: - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”.

+ Giúp HS hiểu:

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: - Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ, nhận biết thể loại của văn bản.

- HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng đọc, phân tích thơ

1.3. Thái độ:

- Thói quen: Lòng thương cảm với thân phận người phụ nữ trong XHPK .

- Tính cách: Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

1.4 Mục tiêu của hoạt động:

 -HĐ 1: Tạo hứng thú học tập.

 - HĐ 2: Đọc – hiểu khái quát nội dung văn

doc13 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7 - Tiết 25 đến tiết 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chia li”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu kĩ về nỗi sầâu chia li của người vợ.
- Soạn bài “Qua đèo Ngang”: Trả lời câu hỏi SGK.
 + Đọc văn bản.
 +Tìm hiểu cảnh đèo Ngang.
 +Tâm trạng Bà huyện Thanh Quan. 
5. Phụ lục:
Tuần dạy: 7
Tiết :26
Ngày dạy:27/9/2012
QUAN HỆ TỪ.
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: 
 - Giúp HS biết: Thế nào là quan hệ từ.
 - Giúp HS hiểu :Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được : Nhận biết quan hệ từ trong câu. Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
- HS thực hiện thành thạo : Nhận biết quan hệ từ trong câu và tác dụng của quan hệ từ.
1.3. Thái độ:
- Thói quen : Sử dụng quan hệ từ khi giao tiếp và tạo lập văn bản.
- Tính cách :Giáo dục kĩ năng sống : kĩ năng ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp ; kĩ năng giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về sử dụng quan hệ từ.
1.4 Mục tiêu của hoạt động:
 -HĐ 1: Tạo hứng thú học tập.
 - HĐ 2:Nắm được thế nào là quan hệ từ, ý nghĩa của quan hệ từ.
 - HĐ 3:Nắm được cách sử dụng quan hệ từ.
 - HĐ 4: Làm được các bài tập có liên quan đến quan hệ từ. 
2.Nội dung học tập:
 - Nắm được thế nào là quan hệ từ .
 - Việc sử dụng quan hệ từ.
3.Chuẩn bị : 
 3.1GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I..
 3.2.HS: Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ; tập nêu ví dụ;
 tập làm trước các bài tập vào VBT, chú ý BT3.
4..Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 7A1: 7A2: 7A3: 
4. 2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
 Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt? Nêu một ví dụ và nói rõ sắc thái biểu cảm? (4đ).
 l Tác dụng: + Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
 + Tạo sắc thái tao nhã, tránh cảm giác thô tục,ghê sợ.
 + Tạo sắc thái cổ xưa.
 VD: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng phu nhân sang thăm Cu Ba.( sắc thái trang trọng).
Nhận xét cách dùng từ Hán Việt trong câu sau và sửa lại cho phù hợp: (4đ).
 - Công viên vừa mua về một con thú mới. Người đến xem rất đông. Các khán giả đều trầm trồ khen con thú đẹp.
 lkhán giả: người xem các chương trình biểu diễn.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Hôm nay chúng ta sẽ học bài gì? Những nội dung chính nào cần nắm được trong bài này?(2đ)
l Hôm nay chúng ta sẽ học bài Quan hệ từ. Cần nắm được thế nào là quan hệ từ, cách sử dụng quan hệ từ.
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
ơHoạt động 1: Giới thiệu bài: (1’)
	Để giúp các em có kiến thức đầy đủ về từ loại tiếng Việt, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về quan hệ từ. 
ơ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là quan hệ từ.(8’)
* GD KNS: Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra quan hệ từ	. 
 ĩ GV treo bảng phụ, ghi VD SGK
 Xác định quan hệ từ trong các VD đó?	
à HS xác định.
 ĩ GV nhận xét, chốt ý.
  Các quan hệ từ đó liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ? 
à HS trả lời.Gv nhận xét.	
ĩCó những QHT có thể kết hợp với nhau để tạo thành cặp QHT.	
  Nêu khái niệm của quan hệ từ?	
à HS trả lời, GV chốt ý.
 ĩ Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
* Lưu ý HS: Trong Tiếng Việt có những từ đồng âm khác nghĩa,nên khi xác định qht còn phải dựa vào ngữ cảnh của câu va øý nghĩa của từ(chỉ những từ có qh sở hữu, so sánhmới là qht) 
 - Gọi HS nêu ví dụ có sử dụng quan hệ từ- Nhận xét.
 ơ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu việc sử dụng quan hệ từ. (10’)
* GD KNS: Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra quan hệ từ	 , tác dụng của việc sử dụng quan hệ từ. 	 
ĩ GV treo bảng phụ ghi VD SGK.
- Yêu cầu HS thử bỏ QHT trong các câu và nhận xét ý nghĩa.	
 Trong các trường hợp ở VD, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có quan hệ từ?	
à HS trả lời.GV nhận xét.
* GD KNS: Sử dụng kĩ thuật động não:	
- Cho HS thảo luận nhóm (4phút) câu hỏi sau:	
 Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ: Nếu vì tuy hễ sở dĩ	
- Xác định ý nghĩa của từng cặp QHT.	
 Đặt câu với các quan hệ từ vừa tìm được?
l - Vì trời mưa to nên đường lầy lội.
 - Tuy nhà ở xa trường nhưng Lan luôn đi học đúng giờ.
àĐại diện nhóm trình bày - nhận xét.
-Lựa chọn các ý kiến có thể ứng dụng hoặc có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm.
 Khi nói hoặc viết có bắt buộc chúng ta phải dùng quan hệ từ không?
à HS trả lời. GV chốt ý.
ĩ Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
ơ GD HS ý thức sử dụng tốt quan hệ từ.	
ơ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.(16’)
* GD KNS:Thực hành có hướng dẫn:	
ĩ Gọi HS đọc đoạn từ “vào đêm trước ngày khai trường của con” đến “ trong lòng con  cho kịp giờ”
 Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên?
ĩ Cho hs làm bài trong vở bài tập.
ĩ GV chép đoạn văn bảng phụ treo bảng nêu yêu cầu của bài tập.
 Điền các quan hệ từ vào những chỗ trống trong đoạn văn trên?
ĩ Cho hs làm bài trong vở bài tập.
ĩ Cho hs thảo luận theo nhóm bài tập 3.
ĩ Có thể dùng hình thức trắc nghiệm: ghi dấu + vào câu đúng dấu – vào câu sai. Mỗi nhóm 2 câu.
 à Cho hs làm trên giấy A4 sau đó giáo viên dán lên bảng lớp cho cả lớp theo dõi, nhận xét sửa chữa.
ĩ GV hướng dẫn HS viết đoạn văn ở nhà.
 ĩ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 5.
  Phân biệt ý nghĩa của 2 câu có quan hệ từ sau đây: nó gầy nhưng khỏe; nó khỏe nhưng gầy.
I. Thế nào là quan hệ từ:
1. Quan hệ từ:
VD:
a. của
b. như.
c. bởi, và, nên.
d. nhưng.
2. a. Đồ chơi (của) chúng tôiàquan hệ sở hữu.
b. Đẹp (như) hoầquan hệ so sánh.
c. Ăn uống điều độ (và) làm việcà quan hệ đẳng lập.
- (Bởi) tôi ăn uống (nên) tôi chóng lớn lắmà quan hệ nhân quả.
 d.nhưngà quan hệ đối lập.
* Ghi nhớ: SGK/97
II. Sử dụng quan hệ từ:
1. b, d, g, h àbắt buộc có quan hệ từ.
 a, c, e, i à Không bắt buộc có quan hệ từ.	
2. Các cặp quan hệ từ:
Nếu thì.
Vì  nên.
Tuy nhưng.
Hễ thì.
l Ghi nhớ: SGK/98
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Các quan hệ từ: vào, của, còn, như, của, trên, và, như, những, cho.
Bài 2:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi.
-  tôi ăn cớm với nó.
- nó hay nhìn tôi với vẻ mặt 
- nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi.
- tôi vui vẻ và ngỏ ý muốn gần nó
Bài 3:
Các câu đúng : b, d, g, i, k, l.
Bài 4: Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ:
Bài 5:
- Nó gầy nhưng khỏe: thể hiện sự an tâm của người nói, trấn an người nghe (khen).
 - Nó khỏe nhưng gầy: thể hiện sự lo lắng (chê).
4.4.Tổng kết: 
 Thế nào là quan hệ từ ?
l Là những từ chỉ ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu.
 Nêu cách sử dụng quan hệ từ ?
l Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.Bên cạnh đó có trường hợp không bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ.
. Đặt câu với các quan hệ từ sau đây:
 a) nếu..thì
 b) bởi.nhưng
 à HS đặt câu, GV nhận xét, sửa sai.
4.5. Hướng dẫn học tập:
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài, học thuộc hai phần Ghi nhơ ùtrong SGK / 97, 98 
- Làm hoàn chỉnh các bài tập trong BT.
-Tập phân tích ý nghĩa của câu văn có sử dụng quan hệ từ trong các văn bản đã học.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “ Chữa lỗi về quan hệ từ”: Trả lời câu hỏi SGK.
 + Các lỗi thường gặp về quan hệ từ..
 + Làm bài tập.
5.Phụ lục:
Tuần :7 - Tiết 27	
Ngày dạy:3/10/2012
ĐỌC THÊM: SAU PHÚT CHIA LI 
1. Mục tiêu:
 1.1. Kiến thức:
+Giúp HS biết: - Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát.
+ Giúp HS hiểu :- Cảm nhận được nỗi sầu chia li sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích “chinh phụ ngâm khúc”,	
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được : - Kĩ năng đọc, phân tích thơ.
- HS thực hiện thành thạo : Kĩ năng đọc.
1.3. Thái độ:
- Thói quen : Lòng thương cảm người phụ nữ trong XHPK .
- Tính cách : 
2. Nội dung học tập:
 Kĩ năng đọc thơ.
3. Chuẩn bị: 
3.1..GV: Bảng phụ ghi khổ thơ.
3.2 .HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nét chính về nội dung, ý nghĩa.
4. Các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
GV kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”? (8đ)
ĩ HS đọc 
 l HS trả bài.GV nhận xét, ghi điểm.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Hôm nay chúng ta sẽ học bài gì? Những nội dung chính nào cần nắm được trong bài này?(2đ)
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: à Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.	
ĩ GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
ĩ GV nhận xét, sửa sai	
 Cho biết đôi nét về TG – TP?
 à HS trả lời.	 	
ĩ Lưu ý 1 số từ ngữ khó SGK.
Hoạt động 3:	 Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
ĩ Gọi HS đọc khổ thơ 1.	
 Qua khổ 1, nỗi sầu chia li của người vợ đã được gợi tả

File đính kèm:

  • docVan 7 tuan 7.doc
Giáo án liên quan