Giáo án Ngữ văn 7- Tuần 33, 34 - Trường THCS Hoàng Diệu

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mức độ cần đạt:

- Nắm được hệ thống văn bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học, về đặc trưng thể loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, về sự giàu đẹp của tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 7.

2. Kiến thức:

- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc - hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.

- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật.

- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.

3. Kĩ năng:

- Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học.

- So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu.

- Đọc - hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn.

 

docx35 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3147 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7- Tuần 33, 34 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cảm xúc, thái độ về đối tượng biểu cảm.
c. Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về đối tượng biểu cảm.
6. Bài tập 
a. Cảm nghĩ về người bạn thân.
- Giới thiệu về người bạn thân(tên, học cùng lớp hay không, có ở gần nhà nhau không…).
- Cảm nghĩ chung về người bạn thân đó.
- Một số nét tính cách đáng yêu của người bạn thân (sở thích, học tập, với bạn bè…).
- Với bản thân em, bạn có những việc làm, tình cảm gì gây sự thiện cảm.
- Giữa em và bạn có những kỉ niệm gì.
- Cảm nghĩ khi phải xa bạn.
b. Văn bản “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là văn bản biểu cảm vì:
Văn bản đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc của tác giả với mùa xuân của Hà Nội – nơi sinh ra tác giả.
- Việc bộc lộ tình cảm thông qua việc miêu tả mùa xuân trong những ngày tết và sau tết.
II. Văn nghị luận
1. Thế nào là văn nghị luận?
Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
2. Đặc điểm của văn bản nghị luận.
- Có 3 yếu tố cơ bản: Luận điểm, luận cứ và lập luận.
+ Luận điểm: là linh hồn của bài văn nghị luận
+ Luận cứ: Gồm lí lẽ và dẫn chứng.
+ Lập luận: Cách sắp xếp luận cứ để dẫn đến luận điểm.
3. Các kiểu bài văn nghị luận đã học
a. Phép lập luận chứng minh
- Khái niệm:
* Dàn bài:
- Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
b. Phép lập luận giải thích
- Khái niệm:
* Dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
4. Bài tập
Bài 5 (SGK- T140)
Câu nói không đúng vì:
- Chứng minh strong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng nói lên được điều mình muốn chứng minh.
- Dẫn chứng phải tiêu biểu. Câu ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng…” làm theo thể thơ lục bát, tiêu biểu cho Tiếng Việt đẹp về: thanh điệu, vần lưng, nhịp chẵn nhưng phải diễn giải thì câu ca dao mới có tác dụng chứng minh.
Bài 6: Cách làm 2 đề giống và khác nhau:
- Giống nhau: 
+ Đều là văn nghị luận.
+ Đều phải có các yếu tố cơ bản: Luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Khác nhau: 
+ Đề a là phép lập luận giải thích, chủ yếu làm cho người đọc hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ, qua đó thấy được quan điểm sống biết ơn và bồi dưỡng tình cảm biết ơn. Chủ yếu dùng lí lẽ để lập luận.
+ Đề b là phép lập luận chứng minh. Cũng làm cho người đọc hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ. Song chủ 
yếu là dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ quan niệm sống biết ơn. Dùng lí lẽ và dẫn chứng trong thực tế để khẳng định câu tục ngữ thể hiện suy nghĩ đúng đắn.
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Nắm vững các kiến thức về văn nghị luận.
 - Tiếp tục ôn tập thi hoc kỳ 
 - Chuẩn bị thi kì 2
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 34 Ngày soạn:01/04/2014 
Tiết 132 Ngày dạy:24/04/2014 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
 VÀ TẬP LÀM VĂN (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Mức độ cần đạt: Nắm chắc yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương. Hiểu rõ hơn về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, cao dao địa phương.
2. Kiến thức: Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, cao dao địa phương. Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
3. Kĩ năng: Sắp xếp các văn bản đã sưu tầm được thành hệ thống. Nhận xét về đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương. Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể.
4. Thái độ: KNS và MT
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Soạn giáo án, sưu tầm tục ngữ ca dao.
 2. Học sinh : Sưu tầm tục ngữ ca dao theo chủ đề
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Giới thiệu bài:
 Tục ngữ, ca dao là kho tàng kiến thức không thể thiếu đối với mỗi người Việt nam. Đó là túi khôn, là đời sống tình cảm mọi mặt của người dân lao động. Ngoài những câu ca dao, tục ngữ lưu hành trong cả nước còn có những câu ca dao, tục ngữ nói về một địa phương nhất định. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số câu ca dao tục ngữ nói về Đồng Nai. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Xác định đối tượng sưu tầm 
+ Bước 1 : GV cho HS ôn lại khi niệm ca dao , dân ca , tục ngữ.
+ Bước 2 : GV cho HS xác định thế nào là “câu ca dao”, đơn vị sưu tầm . Các dị bản đều được phép tính là 1 câu.
+ Bước 3 : GV cho HS xác định thế nào là “ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương” và “nói về địa phương”. GV lưu ý với HS rằng : “Lưu hành ở địa phương” là 1 phạm vi rộng , tạo cái dễ cho học sinh . Còn “nói về địa phương” là phạm vi hẹp , 1 yêu cầu cao và khó đối với sưu tầm. GV ưu tiên cho loại sau , thể hiện ở thái độ khích lệ đối với HS sưu tầm được loại này.
Hoạt động 2: GV yêu cầu HS sưu tầm khoảng 20 câu ca dao , dân ca , tục ngữ lưu hành ở địa phương , đặc biệt là những câu nói về địa phương mình 
Trò chơi: Giáo viên cho học sinh tham gia cuộc thi “ Ai nhanh nhất”
? Giới thiệu ca dao tục ngữ quê mình – đất Đồng Nai.
? Ca ngợi đất đai, thiên nhiên, khí hậu, đặc sản Đồng Nai? 
? Hãy kể tên danh nhân, địa danh về Đồng Nai ?
? Em hãy lắng nghe câu sau cho biết ca dao hay tục ngữ – nói về điều gì?
GV chốt ý , Hs ghi
? Hãy nêu - sưu tầm các câu ca dao tục ngữ khác cùng chủ đề. 
GV cho học sinh giới thiệu ca dao tục ngữ về con người xã hội, qua trò chơi “Chiếc hộp âm nhạc”
Hộp chủ đề:
- G Đ.
- T Y.
- Đ N.
- B B.
? Hãy đọc bài cao dao hay theo chủ đề trên?
Hoạt động 4: GV củng cố Cách sưu tầm 
- Mỗi HS có vở làm bài tập (hoặc sổ tay văn học). Mỗi lần sưu tầm được hãy chép vào vở (hoặc vào sổ tay) để khỏi quên hoặc thất lạc.
- Sau khi đã sưu tầm đủ số lượng yêu cầu thì phân loại : Ca dao , dân ca chép riêng ; tục ngữ chép riêng.
- Các câu cùng loại thì sắp xếp theo thứ tự A, B, C của chữ cái đầu câu. 
Hoạt động 5:
- Yêu cầu học sinh viết bài trình bày những hiểu biết của mình về một câu ca dao hoặc tục ngữ mà mình yêu thích nhất trong số những câu đã sưu tầm được.
- Sau khi học sinh viết xong, yêu cầu trình bày trước lớp, lớp nhận xét và bổ sung.
I. Phần Văn: 
1. Sưu tầm ca dao, tục ngữ Đồng Nai 
 Ai ơi về Đại Phố Châu Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.
 Ai về Phú Hội, Phước Thiền  Chôm chôm xóm Hố, sầu riêng xóm Vườn.
Ăn bưởi thì hãy đến đây Đến mùa bưởi chín vàng cây trĩu cành.
 Bao giờ cạn lạch (rạch) Đồng Nai  Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền .
Biển Đông sóng dợn cát đùa,Sánh đôi không đặng lên chùa anh tu. 
 Bao giờ cạn rạch Đồng NaiNát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.
 Biên Hòa xứ bưởi thanh thanh  Có cô bán bưởi xinh xinh tr
Anh đây lên thác xuống ghềnh  Đá mòn sông cạn quyết chung tình với em.
Chẳng tham ruộng cả ao liền, Tham vì bánh lái chiếc thuyền anh to
Suốt đời em chẳng phải lo Gạo Đồng Nai, vải Nghệ Tĩnh ta ấm no trọn đời.
 Đồng Nai nước ngọt gió hiềnBiên Hùng muôn thuở tiếng truyền an vui.
 Đường về đất đỏ miền ĐôngCao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.
 Hết gạo thì có Đồng NaiHết củi thì có Tân Sài chở vô.
Nhà Bè nước chảy chia haiAi về Gia Định Đồng Nai thì về
 Làm trai cho đáng chí traiPhú xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng
 Sông Đồng Nai nước trong lại mátĐường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi.Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lí
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.Lòng Tàu, Soài Rạp, Đồng Nai oai hùng.
 Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bã Thuốc Ðồng Môn thuốc hút phà hơi  Trầu nồng thuốc thắm ai ơi Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.
2. Giới thiệu tục ngữ ca dao về thiên nhiên, lao động sản xuất ở địa phương.
Câu 1:
Nắng tháng ba rám quả na.
Mưa tháng mười bưởi tươi còn trẻ.
(Tục ngữ về thiên nhiên – thời tiết)
Câu 2:
Sông Thao nước đục, người đen.
Đã đi đến đó, thời không muốn về.
(ca dao về thiên nhiên – địa danh)
Câu 3:
Biên Hòa giàu nhất Cù lao.
Gạo trắng nước trong, cua đồng vàng gạch.
(ca dao lao động sản xuất)
Câu 4: Đất Long Thanh - lò gạnh Vạn Tân.
(tục ngữ lao động sản xuất)
3. Giới thiệu ca dao, tục ngữ về con người, xã hội ở địa phương:
Câu 1:
Rủ nhau đi khắp Đồng Nai
Thăm miếu Trấn Biên, công viên Biên Hùng.
Câu 2:
Chợ gì cặp bến phải Biên.
Chợ gì cùng họ dứa thơm thuận Hòa
Câu 3:
Cao su đi dễ khó về
Trai……vợ……. gái…….thêm con.
Câu 4:
Quê em có bưởi trội bòng.
Nai lưng quảy thóc ở Đồng quê em.
II. Phần Tập làm văn
Trình bày những hiểu biết của em về một câu tục ngữ (ca dao) Đồng Nai.
 - Đồng Nai nước ngọt gió hiềnBiên Hùng muôn thuở tiếng truyền an vui. 
 à Đồng Nai trù phú, khí hậu hiền hòa, con người nồng nhiệt cởi mở, giàu tình yêu quê hương đất nước.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kì II
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 35 Ngày soạn: 02/04 /2014
Tiết 133, 134 Ngày dạy:26 /04 /2014
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
 RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Giúp hs nắm được từ ngữ tiếng Việt trong giao tiếp và trình bày văn bản.
2. Kiến thức:
- Các từ của địa phương mình và địa phương khác.
3. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
4. Thái độ: 
- Có ý thức dùng từ địa phương chính xác.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Xem lại các từ địa phương đã học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
2. Giới thiệu bài:
 Để hiểu và nắm vững được từ ngữ địa phương thì bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều này.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động1: Phân biệt các phụ âm: ch/tr; s/x; r/d/gi; l/n.
 * Phân biệt phụ âm đầu tr/ch:
? Theo quy tắc tiếng Việt đã học thì tr và ch có thể kết hợp và không thể kết hợp những vần nào? 
- Tr: không kết hợp với các vần: oa, oăt, oc.
- Ch: có thể kết hợp với các vần trên.
* Khi gặp c

File đính kèm:

  • docxTuần 33 ,34.docx