Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, năm học 2014 – 2015 môn: Ngữ văn lớp 7

 Câu 1: (2,0 điểm)

 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

 “ Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu mở ra”.

 (Cổng trường mở ra, Ngữ văn 7, tập 1)

a. Tìm hai từ ghép có trong đoạn văn, cho biết các từ tìm được là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập?

b. Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì?

 Câu 2: (2,0 điểm)

 Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong các câu sau:

a. Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng và chở hàng ra. Tất cả đề bận rộn.

 (Bến cảng)

 b. Công cha như núi Thái Sơn

 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

 (Ca dao)

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, năm học 2014 – 2015 môn: Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG . ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
 TRƯỜNG . ĐẦU NĂM, NĂM HỌC 2014 – 2015
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ Văn – Lớp 7
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
 Câu 1: (2,0 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
 “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu mở ra”.
 (Cổng trường mở ra, Ngữ văn 7, tập 1)
Tìm hai từ ghép có trong đoạn văn, cho biết các từ tìm được là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập?
Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì?
 Câu 2: (2,0 điểm)
 Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong các câu sau:
 Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng và chở hàng ra. Tất cả đề bận rộn.
 (Bến cảng)
 b. Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 (Ca dao)
 Câu 3: (6,0 điểm)
 Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi?
 -------------------- HẾT -----------------------
PHÒNG . 
 TRƯỜNG  
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM, NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn – Lớp 7
 Câu 1: (2,0 điểm)
 a. Học sinh xác định đúng 02 trong số các từ ghép trong đoạn văn. 
 (mỗi từ đúng: 0,5 điểm)
 b. Học sinh trình bày được thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là: được học các tri thức khoa học, các bài học về đạo đức làm người, kĩ năng sống, được vun đắp ước mơ, các tình cảm đẹp giữa thầy và trò, giữa bạn bè; (1,0 điểm)
 Câu 2: (2,0 điểm)
 Học sinh xác định biện pháp tu từ từ vựng trong các câu:
Nhân hóa
So sánh
 (mỗi câu đúng: 1,0 điểm)
Câu 3: (6,0 điểm)
 1. Yêu cầu chung: 
 - Sử dụng đúng phương pháp tả cảnh, sử dụng các kĩ năng miêu tả như: quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, nhận xét...
 - Sử dụng ngôi tả, trình tự tả hợp lí.
 - Diễn đạt lô gíc, hấp dẫn, lời văn trong sáng, chân thật, giàu hình ảnh, cảm xúc.
 - Viết đúng chính tả, biết dùng từ, đặt câu chính xác.
 - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, khoa học.
 2. Yêu cầu cụ thể:
Viết đúng kiểu bài văn tả cảnh sinh hoạt theo bố cục ba phần. 
 a. Mở bài:
  - Giới thiệu giờ ra chơi: thời gian, địa điểm... sân trường im ắng, tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi...
 b. Thân bài: Tả cảnh sân trường: 
 * Tả bao quát: : 
 + Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi: ồn ào, náo nhiệt hẳn lên.....
 + Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( chạy nhảy, vui đùa...)
 * Tả chi tiết: 
 + Cảnh tập thể dục: HS nhanh nhẹn xếp hàng tập thể dục giữa giờ, các động tác đều và đẹp...
 + Cảnh vui chơi:
 - Hoạt động vui chơi của từng nhóm (nhảy dây, kéo co, đá cầu, rượt bắt, chơi truyền, ô ăn quan....được nhiều bạn ưa thích)
 - Có nhóm bạn không thích nô đùa mà ngồi trò chuyện, đọc chuyện, ôn bài...
 - Âm thanh: hỗn độn, tiếng cười đùa, la hét...
 - Không khí: nhộn nhịp, sôi nổi...
 + Tả cảnh vật xung quanh sân trường: cây cối, các loài vật như chim chóc.... (tả lồng vào các cảnh trên)
 * Tả cảnh sân trường sau giờ ra chơi: Trống báo, cảnh vào lớp, sân trường vắng lặng, chỉ nghe thấy tiếng học bài từ các lớp vọng ra, tiếng chim chóc chuyền cành, tiếng lá cây rì rào trong gió... 
c. Kết bài: 
 - Cảm nghĩ về giờ ra chơi (nêu lợi ích của giờ ra chơi): giải toả nỗi mệt nhọc, căng thẳng; đầu óc thư giãn, thoải mái, tiếp thu bài học tiếp theo được tốt hơn.
 3. Thang điểm :
 - Điểm 5 – 6 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, kết cấu chặt chẽ hợp lí, hành văn trong sáng, trình bày rõ ràng ... Khuyến khích những bài làm có sáng tạo, có tư duy logic, tìm tòi những ý mới đúng đắn, giàu cảm xúc .. .
 - Điểm 4 : Bài làm thể hiện hiểu vấn đề, đáp ứng được từ 2/3 số ý trở lên. Kết cấu hợp lí, mắc ít lỗi diễn đạt, dùng từ .
 - Điểm 3 : Bài làm thể hiện hiểu vấn đề, đáp ứng được hơn nửa số ý, nhưng chưa có sự sáng tạo, diễn đạt đôi chỗ còn vụng về. Kết cấu tương đối hợp lí. Mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ.
 - Điểm 2 : Có ý tưởng nhưng bài viết còn sơ sài hoặc lan man, không hướng vào yêu cầu của đề bài. Kĩ năng viết văn miêu tả yếu, bố cục không rõ ràng, có nhiều lỗi diễn đạt 
 - Điểm 0 – 1: Bài viết quá sơ sài. Sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp. Bỏ giấy trắng .
* Lưu ý : Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản , khi chấm bài giáo viên cần vận dụng linh hoạt, cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm nhằm đánh giá học sinh trên cả hai phương diện kiến thức và kĩ năng . Cần khuyến khích những bài làm có sáng tạo , giàu cảm xúc , trình bày sạch đẹp 
PHÒNG  ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
 TRƯỜNG .. ĐẦU NĂM, NĂM HỌC 2014 – 2015
 Môn: Ngữ Văn – Lớp 8
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
 Câu 1: (2,0 điểm)
 Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, em đã được học một bài thơ được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Hãy cho biết tên của bài thơ và chép lại chính xác bài thơ ấy.
 Câu 2: (2,0 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
 “ Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ. Chả biết nó gửi thẻ xong, vay trước được mấy đồng mà đưa về cho tôi ba đồng. Nó đưa cho tôi ba đồng và bảo: “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà”.”
 (Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1)
 a) Hãy xác định thành phần trạng ngữ trong đoạn văn trên?
 b) Tìm các từ đồng nghĩa với từ “biếu”.
 Câu 3: (6,0 điểm)
 Em hãy chứng minh: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
 -------------------- HẾT -----------------------
 PHÒNG . 
 TRƯỜNG . 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM, NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn – Lớp 8
 Câu 1: (2,0 điểm)
 a. Học sinh nêu đúng tên bài thơ: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà). 
 (0,5 điểm)
 b. Chép chính xác bài thơ. (1,5 điểm)
 Câu 2: (2,0 điểm)
Học sinh xác định trạng ngữ : Trước khi đi (1,0 điểm)
Các từ đồng nghĩa với từ “biếu” : cho, tặng ... (1,0 điểm)
 Câu 3: (6,0 điểm)
 1. Yêu cầu chung: 
 - Sử dụng đúng phương pháp nghị luận: chứng minh.
 - Luận điểm, luận cứ rõ ràng, chính xác.
 - Lập luận tốt, viết đúng chính tả, biết dùng từ, đặt câu chính xác.
 - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, khoa học.
 2. Yêu cầu cụ thể:
 Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh theo bố cục ba phần. 
 a. Mở bài:
  - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. 
 (Vai trò to lớn của rừng đối với cuộc sống của con người)
 b. Thân bài:
 * Chứng minh: 
 - Rừng đem lại nhiều lợi ích cho con người:
 + Rừng góp phần điều hòa không khí, hấp thụ khí các-bon-nic
 + Rừng góp phần giữ đất, giữ nguồn nước ngọt, ngăn chặn lũ lụtbảo vệ cuộc sống cho con người.
 + Rừng bảo vệ hệ động, thực vật 
 + Cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp: chế biến gỗ, sản xuất giấy
 - Tuy nhiên, hiện nay rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng ( Dẫn chứng) => Tác hại.
 - Kêu gọi mọi người hành động để bảo vệ rừng.
 c. Kết bài: 
 Khẳng định vấn đề nghị luận.
 3. Thang điểm :
 - Điểm 5 – 6 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, kết cấu chặt chẽ hợp lí, hành văn trong sáng, trình bày rõ ràng ... Khuyến khích những bài làm có sáng tạo, có tư duy logic, tìm tòi những ý mới đúng đắn, giàu cảm xúc .. .
 - Điểm 4 : Bài làm thể hiện hiểu vấn đề, đáp ứng được từ 2/3 số ý trở lên. Kết cấu hợp lí, mắc ít lỗi diễn đạt, dùng từ .
 - Điểm 3 : Bài làm thể hiện hiểu vấn đề, đáp ứng được hơn nửa số ý, nhưng chưa có sự sáng tạo, diễn đạt đôi chỗ còn vụng về. Kết cấu tương đối hợp lí. Mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ.
 - Điểm 2 : Có ý tưởng nhưng bài viết còn sơ sài hoặc lan man, không hướng vào yêu cầu của đề bài. Kĩ năng viết văn nghị luận yếu, bố cục không rõ ràng, có nhiều lỗi diễn đạt 
 - Điểm 0 – 1: Bài viết quá sơ sài. Sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp. Bỏ giấy trắng .
* Lưu ý : Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản , khi chấm bài giáo viên cần vận dụng linh hoạt, cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm nhằm đánh giá học sinh trên cả hai phương diện kiến thức và kĩ năng . Cần khuyến khích những bài làm có sáng tạo , giàu cảm xúc , trình bày sạch đẹp 
PHÒNG GD&ĐT CƯ KUIN BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT (SỐ 01) 
TRƯỜNG THCS EA TIÊU Môn: Ngữ Văn – Lớp 9
 Họ và tên: .....
 Lớp : 9
Điểm
Lời nhận xét của thầy (cô) giáo.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 5,0 điểm )
 Khoanh tròn vào phương án có câu trả lời đúng nhất 
 Câu 1 : Trong câu : “Gà, vịt là loài gia cầm nuôi ở nhà .” , người nói đã không tuân thủ phương châm ..
 A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất 
 C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức 
 Câu 2 : Từ “mùa xuân” trong câu thơ “ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân .” được dùng với nghĩa gì ?
 A. Chỉ mùa xuân B. Chỉ tuổi trẻ 
 C. Chỉ tuổi tác D. Chỉ sức sống
Câu 3. Phần in đậm trong câu sau là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp ?
 Trong Chuyện người con gái Nam Xương mẹ chồng Vũ Nương đã ca ngợi nàng : “ Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào , không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng giống như con đã không phụ mẹ.”
 A. Lời dẫn trực tiếp B. Lời dẫn gián tiếp
Câu 4 : Từ nào sau đây được mượn từ tiếng Hán ?
 A. Vũ trụ B. Nghèo khổ 
 C. Non sông C. Túng thiếu 
Câu 5 :Chọn thuật ngữ (ứng với A,B,C,D) và điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau :
 () là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa .
 A. Từ vựng B. Từ loại C. Trường từ vựng D. Từ ghép 
 II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 5,0 điểm) 
 Chép hai câu thơ có sử dụng nghệ thuật ước lệ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du). Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ ấy. 
.
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docde khao sat chat luong dau nam Ngu van 7.doc