Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7

 I. Văn học

Bài1: Dân gian có câu Không thầy đó mày làm nên, lại có câu Học thầy không tày học bạn. Hãy giải thích 2 câu tục ngữ trên để làm rõ quan niệm đúng đắn của người xưa về việc học hỏi trong cuộc sống.

Bài 2*: Em hãy phân biệt những điểm khác biệt cơ bản giữa tục ngữ và ca dao. Cho ví dụ để phân tích.

Bài 3: Tại sao tục ngữ lại dễ thuộc, dễ nhớ ? Em hãy chép lại ba câu tục ngữ mà em biết.

Bài 4: Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ?

a) Xấu đều hơn tốt lỏi b) Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

c) Con dại cái mang d) Cạn tàu ráo máng

e) Giấy rách phải giữ lấy lề g) Giàu nứt đố đổ vách

h) Già đòn non nhẽ i) Cái khó bó cái khôn

k) Dai như đỉa l) Lươn ngắn chê chạch dài

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
NGỮ VĂN 7.
 I. Văn học 
Bài1: Dân gian có câu Không thầy đó mày làm nên, lại có câu Học thầy không tày học bạn. Hãy giải thích 2 câu tục ngữ trên để làm rõ quan niệm đúng đắn của người xưa về việc học hỏi trong cuộc sống.
Bài 2*: Em hãy phân biệt những điểm khác biệt cơ bản giữa tục ngữ và ca dao. Cho ví dụ để phân tích.
Bài 3: Tại sao tục ngữ lại dễ thuộc, dễ nhớ ? Em hãy chép lại ba câu tục ngữ mà em biết.
Bài 4: Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ?
a) Xấu đều hơn tốt lỏi b) Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
c) Con dại cái mang d) Cạn tàu ráo máng
e) Giấy rách phải giữ lấy lề g) Giàu nứt đố đổ vách
h) Già đòn non nhẽ i) Cái khó bó cái khôn
k) Dai như đỉa l) Lươn ngắn chê chạch dài
Bài 5: Cho các câu tục ngữ sau đây:
1. Ăn không nên đọi, nói không nên lời
2. Có công mài sắt có ngày nên kim
3. Lá lành đùm lá rách
4. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
5. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
6. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
 ? Tìm nghĩa của mỗi câu tục ngữ ?.
II. Tiếng Việt.
1. Câu rút gọn 
 Bài tập 1. 
Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
 Ngày xưa, bố Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ. 
 Bài tập 2. Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong các trường hợp sau đây:
a) Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. ( Nam Cao)
b) Đi thôi con!
c) Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do. ( Hồ Chí Minh)
d) Uống nước nhớ nguồn. ( Tục ngữ)
 2. Câu đặc biệt 
 Bài tập 1. Trong những trường hợp sau đây, câu đặc biệt dùng để làm gì ?
a) Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi cóvẻ chờ đợi.
b) Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.
c) Có mưa!
d) Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
 Bài tập 2. Xác định kiểu câu trong các trường hợp sau:
- Mẹ ơi!
- Ôi con! ( Mẹ về đây con)
- Đói bụng lắm ạ. Làm thế nào bây giờ hở mẹ?
- Mẹ sẽ nấu cơm ngay.
Bài tập 3. Hãy gọi tên và nêu tác dụng của các câu in đậm sau đây:
a) Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập. ( Nguyễn Thị Thu Huệ)
b) Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa
c) Buổi hầu sáng hôm ấy. Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường.(Nguyễn Công Hoan)
d) Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối đi. Gió. Mưa. Não nùng. ( Nguyễn Công Hoan)
 Bài tập 4: Xác định câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của nó trong các câu sau:
a. Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu. (Võ Quảng )
b. Đằng xa đã hiện ra ánh đèn. Hà Nội! 
c. Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa. (Lí Phan Quỳnh)
d. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ )
e. Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi
 Nhớ tự ngày xưa tuổi chín mười. (Tố Hữu )
Bài tập 5: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả quang cảnh sân trường trong đó có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn.
III. Tập làm văn.
 Câu 1. Nêu đặc điểm của văn biểu cảm ? 
 Câu 2. Nêu cảm nghĩ của em về một loài hoa em yêu thích.
Câu 3: Thế nào là văn nghị luận ?
Câu 4. Viết bài văn Từ 15 -> 20 dòng. Về việc phòng chống dịch
 COVID -19 của địa phương và việc làm của bản thân em.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_7.doc