Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 3

I.Mục tiêu:

1. KiÕn thøc:

Giúp học sinh:

- Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình.

2.Kĩ năng:

 -Đọc diễn cảm bài ca dao.

 -Sưu tầm thêm một số bài ca dao cùng nội dung .

-Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sanh,ẩn dụ,

 3.Thái độ: -Bồi dưỡng tình cảm yêu quý trân trọng tình cảm gia đình.

 -Tình yêu thiết tha đối với nền văn hóa dân tộc,yêu thiết tha câu hát dân ca.

 

doc18 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 -Đọc diễn cảm bài ca dao.
 -Sưu tầm thêm một số bài ca dao cùng nội dung .
 - Thuộc những bài ca dao trong văn bản .
-Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ những mô típ quen thuộc được sủ dụng trong ca dao.
3. Thái độ: Giáo dục cho hs niềm tự hào về đất nước con người VN.
 Có ý thức gìn giữ và bảo tồn những danh lam thắng cảnh của đất nước.
 II. Chuẩn bị:
1.G: Đọc tài liệu, soạn bài.
2.H: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản trong SGK; sưu tầm các bài ca dao cùng chủ đề.
 III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
 IV.Các bước lên lớp:
1. Ổn định : Kiểm tra nề nếp sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và phân tích một bài mà em thích nhất?
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
 Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương, đất nước, con người cũng là chủ đề lớn của ca dao, xuyên thấm trong nhiều câu hát. Tiết học này giới thiệu 2 bài ca. Ở đây, đằng sau những câu hát đối đáp, những lời mời, lời nhắn gửi và những bức tranh phong cảnh của các vùng, miền, luôn là tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê hương, đất nước, con người.
 HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung 
I. Tìm hiểu chung:
G. HS đọc các bài ca dao?
 G.Đọc diễn cảm?
G. Tìm hiểu các chú thích 
H. đọc 
H. trả lời 
1. Đọc 
2. Chú thích 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Nội dung:
Bài 1
G. Đọc bài ca dao em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
(Cho HS đọc các phần a, b, c, d ở SGK)
H. Đọc thầm, suy nghĩ trả lời 
- Ý kiến c - d/ chứng
"Bây giờ mận…
"Đêm trăng thanh anh…"
- Đồng ý ý kiến b, c 
- Đây là lối hát đố của các cuộc hát đối đáp, các chàng trai, cô gái thử tài nhau về kiến thức địa lý, lịch sử.
G. Trong bài này vì sao chàng trai, cô gái lại hỏi đối đáp về những địa danh với những đặc điểm riêng của từng địa danh như vậy? 
Gv.giáo dục cho hs về lòng tự hào về các di tích lịch sử của quê hương đất nước và trách nhiệm của hs chúng ta trong việc gìn giữ những di tích lịch sử,những danh lam thắng cảnh có ở địa phương mình. 
H. Suy nghĩ, lý giải 
- Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh của vùng Bắc Bộ, vừa nêu đặc điểm địa lý tự nhiên, vừa có cả những dấu vết lịch sử - văn hóa nổi bật Người hỏi biết chọn nét tiêu biểu rất rõ và người đáp trả lời đúng ý người hỏi. Hỏi - đáp như vậy là để thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Đây là cơ sở, là cách để họ bày tỏ tình cảm của nhau.
- Người hỏi biết chọn nét tiêu biểu rất rõ người đáp trả lời đúng ý người hỏi. Hỏi - đáp như vậy là để thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Đây là cơ sở, là cách để họ bày tỏ tình cảm của nhau.
G. Qua đó, em có nhận xét gì về người hỏi, người đáp?
G. Sưu tầm một số bài ca dao có hình thức đối đáp mà em biết?
H. Cả hai người đều có vốn hiểu biết khá thành thạo. Điều đó thể hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước mình.
H.
Ở đâu có chín tầng mây
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng
Chùa nào mà lại ở hang
Ở đâu lắm gỗ thì nàng biết không…
 Trên trời có chín tầng mây
Dưới sông lắm nước,núi nay nhiều vàng
Chùa Hương Tích thì lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ hỡi chàng biết không…
- Chàng trai và cô gái là những người lịch lãm, tế nhị, thông minh, hiểu biết
Bài 4:
* HS đọc 
G. Hai dòng thơ đầu có gì đặc biệt về số lượng từ? 
Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài? Tác dụng?
H. Đọc 
H. -Hai dòng thơ đầu được kéo dài 12 tiếng.
- Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng đã diễn tả cái mênh mông rộng lớn của cánh đồng dù quan sát ở bất kỳ góc độ nào. Cánh đồng không những đẹp mà còn trú phú đầy sức sống.
- Hai dòng thơ đầu được kéo dài ra. Dòng thơ nào cũng kéo dài 12 tiếng gợi sự dài rộng, to lớn của cánh đồng.
- Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng đã diễn tả cái mênh mông rộng lớn của cánh đồng dù quan sát ở bất kỳ góc độ nào. Cánh đồng không những đẹp mà còn trú phú đầy sức sống.
G. Hình ảnh cô gái hiện lên như thế nào?
H. Cô gái được miêu tả như chẽn lúa đòng đòng gợi sự trẻ trung đầy sức sống.
- Cô gái được so sánh "như chẽn lúa…" gợi sự trẻ trung, tràn đầy sức sống trước cánh đồng do chính bàn tay cô tạo nên, nét duyên tầm làm nên cái hồn của cảnh.
G. Bài ca dao là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? 
=> Cũng có thể đây là lời của cô gái trước cánh đồng rộng lớn mênh mông nghĩ về thân phận mình.
H. Lời của chàng trai ca ngợi cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp cô gái, đây cũng là cách bày tỏ tình cảm với cô gái của chàng trai.
- Lời của chàng trai ca ngợi cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp cô gái, đây cũng là cách bày tỏ tình cảm với cô gái của chàng trai.
G. Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca dao này và có đồng ý cách hiểu ấy không? Vì sao? 
G. Em hãy nhận xét về thể thơ trong 2 bài ca dao?
G. Các bài ca dao thể hiện tình cảm gì của người lao động
H. Thể thơ lục bát. 
- Thể thơ tự do (2 dòng đầu bài 4) 
- Câu hát đối đáp, NT so sánh 
H.- Bài ca dao gợi nhắc những đến những địa danh của quê hương đất nước với niềm tự hào.
- Là những lời mời gọi thiết tha, lời nhắn gửi chân thành đến bạn bè thế giới về cảnh đẹp của đất nước mình.
2.Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát. 
- Thể thơ tự do (2 dòng đầu bài 4) 
- Câu hát đối đáp, NT so sánh 
3.Ý nghĩa:
Bài ca dao gợi nhắc những đến những địa danh của quê hương đất nước với niềm tự hào.
- Là những lời mời gọi thiết tha, lời nhắn gửi chân thành đến bạn bè thế giới về cảnh đẹp của đất nước mình.
Hoạt động 3: Thực hiện phần tổng kết 
III. Tổng kết: 
 Ghi nhớ SGK/40
Hoạt động 4.
Gv. Sử dụng kĩ thuật dạy học trả lời một phút:
G.Qua 2 bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước em thấy trách nhiệm của chúng ta trong thời gian sắp tới là gì?
H.Gìn giữ bảo vệ tôn tạo và phát triển làm cho quê hương mình ngày càng trở nên tươi đẹp hơn.
IV.Luyện tập
 4.Củng cố: Đất nước VN ta vô cùng tươi đẹp,con người VN hiền hòa mến khách.Ta tự hào vì mình sinh ra trên một đất nước có nhiều cảnh đẹp như thế lại càng tự hào hơn với truyền thống của quê hương đất nước.
5. Hướng dẫn:
* Bài cũ:
- Học thuộc 2 bài ca dao, phân tích ND, NT 
-Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu để nêu cảm nghĩ của mình sau khi học xong hai bài ca dao này.
* Bài mới:
- Đọc phần đọc thêm 
- Chuẩn bị bài: Từ láy.
Tìm từ láy và đặt câu có sử dụng từ láy.
V.Rút kinh nghiệm:.........................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tuần 03
Ngày soạn: 21/08/2014
Tiết 11
Ngày dạy:
Bài dạy:	 TỪ LÁY 
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
 Đặt câu có sử dụng từ láy. Làm hết các bài tập sgk.
- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.
3. Thái độ: Giúp học sinh rèn luyện cách sử dụng từ láy trong giao tiếp một cách hợp lí.
 Tích cực trong việc tìm từ.
II. Chuẩn bị:
1.G: Đọc tài liệu, soạn bài, bảng phụ
2.H: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi ở phần I, II trong SGK 
III. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
IV.Các bước lên lớp:
1. Ổn định : Kiểm tra nề nếp lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
	Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ? Cho ví dụ?
 Kiểm tra vở soạn.vở ghi của 5 em học sinh/lớp. 
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Ở lớp 6 các em đã biết thế nào là từ láy. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ láy.
 HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các loại từ láy 
I. Các loại từ láy: 
 G. Những từ in đậm thuộc loại từ gì? 
G. Chúng có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau? 
G. Theo em có mấy loại từ láy? 
H. Từ láy
H:Toàn bộ: Đăm đăm
Bộ phận: Mếu máo, liêu xiêu
H. 2 loại: Toàn bộ, bộ phận
1. Ví dụ:
- Đăm đăm: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn.
- Mếu máo, liêu xiêu: giữa các tiếng có sự giống nhau về âm phụ đầu hoặc về phần vần.
G. Vì sao các từ láy "bần bật", "thăm thẳm" không nói được là "bật bật", "thẳm thẳm"
H. Là những từ láy toàn bộ nhưng các từ này có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối do sự hoà phối âm thanh.
- Bật bật, thăm thẳm là những từ láy toàn bộ nhưng các từ này có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối do sự hoà phối âm thanh.
G. Hãy tìm một số ví dụ thuộc hiện tượng này? 
G. Thế nào là láy toàn bộ, láy bộ phận 
GV chốt lại 
H.Tìm ví dụ tương tự: đo đỏ, xôm xốp…
- HS đọc ghi nhớ 
2. Ghi nhớ:
SGK/42
Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa của từ láy 
II. Nghĩa của từ láy: 
G. Gọi hs đọc nội dung vd?
H. Đọc
1. Ví dụ
G. Nghĩa của các từ láy "ha hả", "oa oa", "tích tắc", "gâu gâu" được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? 
H. Nghĩa của các từ láy này được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh
- Nghĩa của các từ láy này được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh 
G. Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa? 
Gv lưu ý cho hs
Các từ láy: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: bộ phận tiếng gốc đứng sau, tiếng đứng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng gốc và mang vần âp theo công thức "x+âp xy" (x: phụ âm đầu, âp: phần vần, y: phần vần). Nghĩa biểu thị một trạng thái vận động khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng, khi xẹp, khi nổi, khi chìm…
H. Khuôn vần i gợi bé tí.
tiếng gốc đứng sau, Tiếng đứng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng gốc và mang vần âp (Nghĩa biểu thị

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 T3.doc
Giáo án liên quan