Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5 - Trường THCS Hồng Dương

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại .

 - Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam Quốc Sơn Hà và Phò giá về kinh

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.

 - Đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

 - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược (Sông núi nước Nam); Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần (Phò giá về kinh).

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Đọc – hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch Tiếng Việt.

 3. Thái độ: - Hiểu hơn về truyền thống lịch sử của dân tộc.

 - Bồi dưỡng lòng tự hào, yêu nước.

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5 - Trường THCS Hồng Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 => Cả 2 bài thơ đều diễn đạt ngắn gọn, xúc tích, cảm xúc và ý tưởng hoà làm một
A. Văn bản: “SÔNG NÚI NƯỚC NAM” (Nam quốc sơn hà)
 I. Tìm hiểu chung văn bản. 
1.Tác giả, tác phẩm:
* Tác giả: Lý Thường Kiệt – một danh tướng đời vua Lý Nhân Tông.
* Tác phẩm: là bài thơ Thần, được ra đời trong cuộc kháng chiến chống Tống trên sông Như Nguyệt (1076-1077)
2. Đọc, chú thích:
3. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng – cấu trúc theo trình tự: khai, thừa, chuyển, hợp – với cách hiệp vần từ cuối của câu thứ nhất với từ cuối của câu thứ hai, thứ tư)
II. Phân tích.
1.Hai câu đầu:
 Nam quốc sơn hà Nam đế cư
 Tiệt nhân định phận tại thiên thư
-> Nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.
=>Khẳng định chủ quyền đất nước. Thể hiện tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
2.Hai câu cuối:
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
->Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại. 
=> Đây là lời cảnh báo hành động xâm lược của kẻ thù và khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
=> Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nhịp 4/3, giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc biểu thị ý chí và sức mạnh Việt Nam.
III.Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước.
- Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
- Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
- Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
B. Văn bản: “PHÒ GIÁ VỀ KINH” (Tụng giá hoàn kinh sư)
I. Tìm hiểu chung văn bản.
1.Tác giả, tác phẩm
- Tác giả: Trần Quang Khải (1241-1294)
- Bài thơ viết năm 1285
2. Đọc, chú thích.
3. Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt (Đường luật) - Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 tiếng.
II. Phân tích.
1. Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng
 Đoạt sáo Chương Dương độ,
 Cầm Hồ Hàm Tử quan.
-> Nói về thắng lợi của 2 trận đánh ở Chương Dương và Hàm Tử.
-> Lời thơ rõ ràng, rành mạch - Làm sống dậy không khí trận mạc.
=> Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược. Thể hiện niềm tự hào dân tộc.
2. Hai câu cuối : Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
 Thái bình tu trí lực,
 Vạn cổ thử giang san.
-> Nói về việc xây dựng đất nước trong thời bình với 1 niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
=> Thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc để thể hiện niềm tự hào của tác giả trước những chiến thắng hào hùng của dân tộc.
- Có nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiến thắng dồn dập của nhân dân ta và việc bày tỏ suy nghĩ của tác giả.
- Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng.
- Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
2. Ý nghĩa văn bản.
Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời nhà Trần.
IV. Luyện tập.
* So sánh cách biểu ý và biểu cảm của hai bài thơ.
 4. Củng cố: 
- GV nhắc lại nội dung chính của bài học và nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
 - Học thuộc lòng – đọc diễn cảm văn bản dịch thơ (2 bài).
 - Sưu tầm những bài văn, thơ do Bác Hồ viết thể hiện tinh thần độc lập dân tộc.
 - Sưu tầm một số bức ảnh chụp Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.
 - Học bài và soạn bài: “Từ Hán Việt” 
*************************************************************
Ngày soạn: 11/ 09/ 2014
Ngày dạy: 15/09/ 2014
 TUẦN 5. Tiết 18.
Tiếng việt: TỪ HÁN VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt .
 - Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt : từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ..
 - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ Hán Việt , yếu tố Hán Việt
 - Cách loại từ ghép Hán Việt.
2. Kĩ năng:
 a .Kĩ năng chuyên môn: 
 - Nhận biết từ Hán Việt , các từ ghép Hán Việt .
 - Mở rộng từ ghép Hán Việt .
b.Kĩ năng sống: 
 - Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ Hán việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
 - Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ Hán việt 
3. Thái độ: 
 - Biết sử dụng từ ghép HV hợp lí.
 C.CHUẨN BỊ.
 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. 
 Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông
2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
 D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Thế nào là đại từ? Các loại đại từ? Cho ví dụ ?
 ? Trả lời câu hỏi 4 phần luyện tập- Sgk (57).
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài…
lớp 6 các em đã biết thế nào là từ HV, ở bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cấu tạo của từHV.
 Hoạt động của thầy- trò
 Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
HS: Đọc bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà.
? Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì ?
? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không dùng đựơc ?
-> VD: so sánh quốc với nước, sơn với núi, hà với sông?
+Có thể nói : Cụ là 1 nhà thơ yêu nước.
-> Không thể nói: Cụ là 1 nhà thơ yêu quốc.
+Có thể nói: trèo núi. -> không thể nói: trèo sơn. 
+Có thể nói: Lội xuống sông. -> không nói: Lội xuống hà.
=> GV kết luận: Đây chính là các yếu tố Hán Việt.
? Vậy em hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt?
? Các yếu tố Hán Việt được dùng như thế nào?
? Tiếng thiên trong thiên thư có nghĩa là trời. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt bên có nghĩa là gì ?
=> GV Kết luận: đây là yếu tố Hán Việt đồng âm
? Tóm lại, ở phần I ta cần ghi nhớ những nội dung gì?
-> HS đọc ghi nhớ 1.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ghép Hán Việt
? Các từ sơn hà, xâm phạm (Nam quốc sơn hà), giang san (Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
? Các từ: ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì ? em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng ?
? Các từ: thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), Thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì ? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng ?
? Từ ghép Hán Việt được phân loại như thế nào?
? Em có nhận xét gì về trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt ?
-> HS đọc ghi nhớ 2.
* Hoạt động 3: HD luyện tập.
HS: xác định yêu cầu các bài tập 1, 2, 3.
-> Thảo luận trao đổi theo nhóm bàn.
-> GV cho hs trình bày 1phút về kết quả thảo luận.
=> GV nhận xét, đánh giá chung.
I. ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT.
1. Ví dụ 1: Bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà.
- Nam: phương Nam.
- quốc: nước. 
- sơn: núi.
- hà: sông.
-> Tiếng “ Nam” có thể dùng độc lập: phương Nam, người miền Nam.
-> Các tiếng “quốc, sơn, hà” không dùng độc lập mà chỉ làm yếu tố tạo từ ghép: Nam quốc, quốc gia, quốc kì, sơn hà, giang sơn.
=> Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo từ Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.
2. Ví dụ 2: 
- Thiên thư : trời
- Thiên niên kỉ, thiên lí mã: nghìn
- Thiên : dời, di (Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long) 
=> Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
* Ghi nhớ 1: sgk (69)
II. TỪ GHÉP HÁN VIỆT.
1. Ví dụ 1:
-> Sơn hà, xâm phạm, giang sơn: Từ ghép đẳng lập.
2. Ví dụ 2: 
a. ái quốc	 Từ ghép chính phụ: yếu tố
 thủ môn -> chính đứng trước, yếu tố 
 chiến thắng phụ đứng sau.
-> Trật tự giống từ ghép thuần Việt.
b. thiên thư Từ ghép CP: có yếu tố 
 thạch mã -> phụ đứng trước, yếu tố 
 tái phạm chính đứng sau.
-> Trật tự khác từ ghép thuần Việt.
* Ghi nhớ 2: sgk (70)
III. LUYỆN TẬP.
* Bài 1(70): Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau: 
- Hoa 1: hoa quả, hương hoa -> có nghĩa là bông hoa.
 Hoa 2: hoa mĩ, hoa lệ -> có nghĩa là đẹp.
- Phi 1: phi công, phi đội -> có nghĩa là bay.
 Phi 2: phi pháp, phi nghĩa -> có nghĩa là trái với lẽ phải, trái với pháp luật.
 Phi 3: cung phi, vương phi -> có nghĩa là vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu.
- Tham 1: tham vọng, tham lam -> có nghĩa là ham muốn.
 Tham 2: tham gia, tham chiến -> có nghĩa là có mặt, dự vào, tham dự vào.
- Gia 1: gia chủ, gia súc -> có nghĩa là nhà( có 4 yếu tố Hán Việt có nghĩa là nhà: thất, gia, trạch, ốc)
 Gia 2: gia vị, gia tăng -> có nghĩa là thêm vào.
* Bài 2 (71): Tìm từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố “quốc, sơn, cư, bại”.
- quốc: quốc gia, cường quốc,quốc kì, quốc vượng, quốc tế…
- sơn: sơn hà, sơn nam, thanh sơn,hồng sơn…
- cư: di cư, tản cư, định cư, ngụ cư, cư trú…
- bại: thất bại, đại bại, thảm bại, bại vong…
* Bài 3 (71): Xếp các từ ghép đã cho vào nhóm thích hợp.
+ Nhóm có yếu tố chính trước, yếu tố phụ sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả.
+ Nhóm các yếu tố phụ trước, yếu tố chính sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi. 
 4. Củng cố: GV nội dung cơ bản của bài học và nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ, hoàn tất các bài tập.
 - Chuẩn bị bài: “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm”
Ngày soạn: 11 / 09 / 2014
Ngày d ạy: 17/ 09/ 2014
 TUẦN 5- Tiết 19. 
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Giúp HS Củng cố kiến thức và kĩ năng học về văn Miêu tả
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Củng cố kiến thức và kĩ năng học về văn Miêu tả
2. Kĩ năng: 
 - Đánh giá được bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài ,
3. Thái độ: 
 - Nhờ đó có một kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn những bài sau
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp , thuyết trình.
 D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định tổ chức lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Bài mới: 
 Hoạt động của thầy – trò
 Nội dung kiến thức
HS: Đọc lại đề bài.
? Văn tự sự là văn như thế nào ? mục đích để làm gì ?
-xác định yêu cầu của đề ?
Lập dàn bà

File đính kèm:

  • docvan 7 tuan 5.doc