Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27, 28 - Trường THCS Hoàng Diệu
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Mức độ cần đạt:
- Kiểm tra lại những hiểu biết của bản thân về các kiến thức của phân môn Văn từ đầu học kì II đến hiện tại tuần 26.
2.Kiến thức:
- Thông qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được khả năng nhận thức của học sinh về các tác phẩm văn học ở đầu học kì II.
3.Kĩ năng:
- Làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
4.Thái độ:
- Có ý thức làm bài nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ
+ Giải thích nghĩa của từ nhân đạo (biết thương người). + Định nghĩa: nhân đạo tức là lòng biết thương người. + Giải thích bằng hình ảnh thực tế : Lòng nhân đạo là biết xót thương, giúp đỡ những cảnh nghèo khổ, thương tâm. + Mở rộng vấn đề bằng cách nêu mong muốn của vấn đề : chinh phục được mọi người là khó, nhưng tạo được nhưng … lại càng khó hơn. 4. Củng cố: - Thế nào là bài văn lập luận giải thích ? - Thường có những phương pháp giải thích nào ? Yêu cầu của bài văn giải thích ? 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, hoàn tất bài tập. - Nắm được đặc điểm kiểu bài nghị luận giải thích. - Soạn bài: Sống chết mặc bay. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… @?@?@?@?&@?@?@?@? Tuần 28 Ngày soạn:20/02/2014 Tiết 105 -106 Ngày dạy:10/03/2014 VĂN BẢN: SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Mức độ cần đạt: - Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”. 2. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn. - Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. - Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí. 3. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX. Kể tóm tắt truyện. - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp. 4. Thái độ: - KNS : Tự nhận thức được giá trị của tinh thần trách nhiệm với người khác. Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống có trách nhiệm với người khác. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, tranh trong sgk phóng to 2. Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của sgk. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ: * Mục tiêu kiểm tra:Nhắc lại nội dung và luận điểm chính của các văn bản đã học. Câu hỏi Đáp án, biểu điểm - Kể tên các văn bản nghị luận, tác giả và luận điểm của mỗi văn bản đã học? ( mỗi văn bản nêu đúng 10 đ ) - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. - Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Đặng Thai Mai - Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. - Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng - Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm, cái nhà (ở), lối sống, nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác. - Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh - Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người. 2. Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu một thể loại của văn học dân gian, đó là tục ngữ. Các em cũng đã tìm hiểu 4 văn bản nghị luận. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nền văn học hiện đại, văn bản đầu tiên đó chính là truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Giới thiệu chung HS đọc chú thích. ? Nêu những nét chính về tác giả? (Năm sinh, năm mất, quê quán?) - Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán làng Phượng Vũ, Thường Tín, Hà Tây, sinh quán thôn Đông Thọ, nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội. Gv bổ sung thêm: Phạm Duy Tốn còn có bút danh khác: Thọ An, Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc. Thuộc lớp trí thức Tây học đầu tiên, 22 tuổi tốt nghiệp trường thông ngôn, sau do mê văn chương, ông đã gia nhập làng báo, làng văn viết cho hầu hết các báo Bắc - Trung - Nam. Sáng tác tập trung ở thể loại loại truyện ngắn với nội dung tố cáo thực trạng xấu xa của giới quan trường, đồng thời nói lên cuộc sống khốn khổ của người dân nghèo. ? Nêu xuất xứ của truyện “Sống chết mặc bay”? - Khi mới ra đời truyện được in trên báo Nam Phong số 18- 1918. - Sau in trong truyện ngắn Nam Phong (Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội 89) - Giáo viên nói thêm sự khác biệt giữa truyện hiện đại khác trung đại. + Về văn tự: Chữ viết Quốc Ngữ + Cốt truyện: Phức tạp với nhiều hư cấu + Nhân vật: Chú trọng miêu tả ngoại hình và tính cách tạo nhân vật có tính cách phức tạp. + Nghệ thuật: Khắc hoạ hình tượng, phát hiện bản chất trong quan hệ giữa con người với con người. * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Giáo viên hướng dẫn đọc bài: Đọc to, rõ ràng, chú ý diễn cảm lời đối thoại, thái độ của tác giả trước mỗi cảnh. - Giáo viên đọc mẫu, hai học sinh đọc hết. - GV nhận xét giọng đọc của HS, uốn nắn. - Kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh ở nhà bằng cách yêu cầu học sinh giải thích một số chú thích tiêu biểu. ? Truyện kể về sự việc gì? - Vỡ đê ? Nhân vật chính trong truyện là ai? - Quan phụ mẫu (được xem là cha mẹ của dân). ? Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung của truyện ? Nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê của làng X, phủ X có nguy cơ bị vỡ. Trong lúc dân phu ra sức hộ đê “tình cảnh trông thật thảm hại” thì quan phụ mẫu cùng các nha lại ung dung, điềm nhiên ngồi trong đình để chơi tổ tôm. Khi có người vào bẩm “dễ có khi đê vỡ” thì quan cau mặt gắt “Mặc kệ” và vẫn say sưa với ván bài còn dở. Khi có người vào báo đê vỡ thì quan đỏ mặt tía tai quát và lại tiếp tục chơi bài. Trong khi tên quan phủ vui sướng với ván bài thắng lớn thì dân tình phải chịu một thảm cảnh rất thương tâm. ? Theo em, bài văn có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của mỗi phần ? - Phần 1: Từ đầu đến “không khéo thì vỡ mất”: Nguy cơ vỡ đê. - Phần 2: Tiếp đó đến “Điếu mày”: Cảnh trên đê và trong đình trước khi đê vỡ. - Phần 3: Còn lại: Cảnh đê vỡ ? Theo em, phần nào là phần chính ? Vì sao? - Phần 2 là phần chính vì phần này tập trung làm nổi bật nhân vật chính là quan phủ. * Hoạt động 3: Phân tích ? Quan sát đoạn mở đầu cho biết cảnh đê sắp vỡ được thể hiện qua những chi tiết nào? (Thời gian? Không gian ? Địa điểm ?) - Gần một giờ đêm. - Trời mưa tầm tã (mưa to không ngớt), nước sông Nhị Hà lên to. - Khúc đê làng X, phủ X, hai ba đoạn đã thẩm lậu. ? Em có nhận xét gì về các chi tiết trên ? - Chọn lọc, sắp xếp theo chiều hướng tăng dần lên (tăng cấp). ? Qua những chi tiết trên, gợi lên một cảnh tượng như thế nào? - Tình cảnh rất nguy kịch: đê sắp vỡ đến nơi rồi. ? Tên sông được nói cụ thể, nhưng tên làng, tên phủ lại không nói rõ. Vì sao vậy ? Tác giả có dụng ý gì? - Câu chuyện không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi trên vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta lúc bấy giờ. ? Theo em, phần mở đầu của truyện có ý nghĩa gì ? Tạo tình huống nguy kịch như vậy để làm gì? - Tạo tình huống có vấn đề đê sắp vỡ rất nguy kịch để từ đó các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883 – 1924) quê ở Hà Tây. Ông là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam. 2. Tác phẩm: Sống chết mặc bay là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Phạm Duy Tốn. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Thể loại: Truyện ngắn hiện đại 2. Bố cục: 3 phần 3. Phân tích: a. Cảnh đê sắp vỡ - Chi tiết chọn lọc, tạo tình huống nguy kịch. - Hoàn cảnh ( một giờ đêm, ở chỗ đê xung yếu nhất) nói lên tình thế căng thẳng, cấp bách đe dọa cuộc sống của người dân. Tiết 2 Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động3: Phân tích ? Theo em, hai bức tranh trong skg minh họa cho những cảnh nào trong truyện? - Cảnh dân làng đang hộ đê và cảnh quan phủ cùng nha lại đánh bài ở trong đình. (GV có thể phân tích song song hai cảnh hoặc phân tích từng cảnh một.) ? Tìm những chi tiết thể hiện cảnh dân làng đang hộ đê và cảnh quan phủ cùng nha lại đánh bài ở trong đình? Cảnh trên đê - Dân phu hàng trăm nghìn người đang ra sức hộ đê. - Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, đội đất, vác tre, đắp, cừ, bì bõm dưới bùn lầy, …lướt thướt như chuột lột. - Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau, …mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít. - Trăm họ đang đội gió tắm mưa như đàn sâu, lũ kiến. Cảnh trong đình - Đình trên mặt đê nhưng cao mà vững chãi, dầu nước to thế nào cũng không việc gì. - Quan phủ đang chơi bài tổ tôm. - Đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. - Quan uy nghi chễm chệ ngồi, tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà gãi, người đứng quạt, kẻ hầu điếu đóm (có kẻ hầu người hạ) và hàng loạt các đồ ăn, vật dùng sang trọng khác phục vụ quan (bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi đựng trầu vàng, cau đậu, rễ tía,…). - Trang nghiêm, tĩnh mịch; trừ quan phụ mẫu ra không ai dám to tiếng…thỉnh thoảng nghe tiếng quan lớn sai bảo kẻ hầu người hạ hoặc tiếng quan dục bốc bài, tiếng quan thắng bài. - Quan nhàn nhã đường bệ… ? Em có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ của tác giả? - Từ ngữ phù hợp với từng cảnh, từng đối tượng miêu tả (dân - quan). - Dùng nhiều từ láy tượng hình (bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn). - Kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (lo thay, nguy thay) và miêu tả. ? Từ 2 cảnh trên, nhận xét về nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn? Hai cảnh trên như thế nào với nhau? - Hai cảnh hoàn toàn trái ngược nhau à Nghệ thuật tương phản (đối lập) ? Qua phép tương phản trên cho em thấy được điều gì? Dân, quan như thế nào? - Hai cảnh tượng trái ngược nhau: + Nơi nguy nan thì có dân, nơi bình an vô sự thì quan ở. + Dân thì ra sức đem thân hèn yếu như con sâu lũ kiến để chống lại với thiên nhiên; còn quan thì béo tốt, nhàn nhã, hưởng lạc. à Thảm cảnh của người dân trái ngược với tính cách hưởng lạc, ăn chơi, hách dịch vô trách nhiệm của quan lại. Sự vô trách nhiệm của quan còn được thể hiện cao hơn ở cảnh quan đánh bài, chúng ta hãy phân tích để làm rõ. Đọc thầm đoạn văn từ “Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi … Điếu mày!” ? Khi nghe thấy tiếng kêu “vang trời dậy đất” mọi người ai nấy đều giật nẩy mình, song quan phủ thì
File đính kèm:
- Tuần 27,28.docx