Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 15 - Trường THCS Hoàng Diệu

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mức độ cần đạt:

- Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút; Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.

2. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Thạch Lam; Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị : Cốm.; Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

3. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm; Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.

4. Thái độ:

- Trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.

II/ CHUẨN BỊ

 

docx30 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 15 - Trường THCS Hoàng Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g âm.
? Trong câu thứ 2, từ nào đã bị dùng sai? - Từ “tập tẹ”
? Hãy sửa lại cho đúng?
 - Bập bẹ
? Nguyên nhân dùng sai? - Hai từ gần âm nên nhớ không chính xác
? Từ khoảng khắc trong câu 3 dùng đúng hay sai? Vì sao?
- Dùng sai vì từ này không có nghĩa. Từ này gần âm với từ khoảnh khắc nên người viết đã dùng sai (do nhớ không chính xác) " liên tưởng sai
GV: Khi nói hoặc viết phải sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
HS đọc vớ dụ 2
? Các từ gạch chân trong mỗi câu trên dùng sai ở chỗ nào?
- Dùng sai nghĩa
? Giải thích rõ và dùng từ khác để thay thế cho hợp lí ?
- Dùng sai do không hiểu đúng nghĩa của từ.
- Sửa lại:
+ Sáng sủa thay bằng văn minh tiến bộ
+ Cao cả thay bằng quí báu
+ Biết thay bằng có
Sáng sủa: nói về khuôn mặt, màu sắc, sự vật ( nhận biết bằng thị giác)
Cao cả: Lời nói hoặc việc làm có phẩm chất cao
Biết: nhận thức được, hiểu được (có: tồn tại)
? Muốn dùng từ đúng nghĩa ta cần căn cứ vào yếu tố nào?
- Căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể để nhận xét lỗi và tìm từ thích hợp để sử dụng.
HS đọc ví dụ 3:
? Các từ gạch chân dùng sai ở chỗ nào?
- Không đúng tính chất ngữ pháp (từ loại, chức vụ ngữ pháp của từ) của từ?
+ hào quang: danh từ (không thể dùng làm vị ngữ như tính từ) 
=>Sửa lại: hào nhoáng
+ ăn mặc: động từ (không được làm trung tâm chính của cụm danh từ)
 => Sửa lại: Cách ăn mặc của chị thật là giản dị.
+ Thảm hại: là tính từ, không kết hợp với định từ nhiều.
Sửa lại: nhiều thảm bại
+ giả tạo phồn vinh: giả tạo: tính từ
 phồn vinh: danh từ
à Tính từ làm định ngữ phải đứng sau danh từ.
Sửa lại: phồn vinh giả tạo
HS đọc ví dụ 4:
? Các từ gạch chân trong câu trên đã sử dụng hợp lí chưa? Vì sao?
- Chưa đúng vì:
+ lãnh đạo: người đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính danh à Sắc thái tôn trọng
 Sửa lại: cầm đầu: đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa à Sắc thái khinh bỉ, coi thường.
+ Chú hổ: Sắc thái yêu mến, gần gũi (con vật hiền, không gây hại cho người)
=> Sửa lại: Con hổ (nó): Sắc thái bình thường (con hổ dữ)
? Các câu trên mắc phải lỗi gì?
- Dùng từ chưa đúng sắc thái biểu cảm
? Em hiểu nghĩa của câu “Bầy choa có chộ mô mồ.” như thế nào?
- Không hiểu (hoặc hiểu không đúng nghĩa)
? Vì sao không hiểu?
- Dùng quá nhiều từ ngữ địa phương (lạm dụng từ địa phương).
? Trong hai câu sau, nên sử dụng cách nói ở câu nào? Vì sao?
a. Ngoài sân, trẻ con đang nô đùa.
b. Ngoài sân, nhi đồng đang nô đùa.
- Nên sử dụng câu a vì trong trường hợp trên, sử dụng từ Hán Việt gây thiếu tự nhiên, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
? Qua tìm hiểu các ví dụ trên, muốn sử dụng một cách chuẩn mực cần chú ý những điều gì?
- HS phát biểu, GV bổ sung và ghi bảng 
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Hãy cho biết trong trường hợp nào nên dùng từ an, trường hợp nào nên dùng từ yên?
? Đặt câu với mỗi từ: yên trí, an tâm, bải hoải, bại hoại ?
Ví dụ: Lâu không làm việc nặng, nay phải làm chân tay bải hoải.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ: danh tiếng, tai tiếng, tiếng tăm, đáng lẽ, đáng lí, hậu quả, kết quả, thành quả, hiệu quả.
I. BÀI HỌC:
* Để đạt được chuẩn mực sử dụng từ cần chú ý:
- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
- Sử dụng từ đúng nghĩa.
- Sử dụng từ đúng đđặc điểm ngữ pháp của từ.
- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp.
- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1: Sử dụng từ gần âm, gần nghĩa:
a. An - yên
- An bần lạc đạo, an cư lạc nghiệp, an ninh trật tự, an nhàn, an tọa, bình an.
- Yên ổn, yên trí, yên tâm, yên lòng, yên tĩnh.
b. Bải hoải – bại hoại
- Bải hoải chân tay: mỏi, nhức
- Bại hoại thuần phong mĩ tục: phá hoại, làm xấu đi.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ:
- Một nhà văn danh tiếng nổi như cồn.
- Đó là một việc làm tai tiếng để đời.
- Ông ấy là một con người tài giỏi, có tiếng tăm lừng lẫy.
- Đáng lẽ giờ này bạn ấy phải có mặt rồi.
- Đáng lí ra, An phải đạt được giải cao trong kì thi vừa rồi.
- Chiến tranh đã để lại hậu quả thật nặng nề.
- Kết quả thi học kì I của em rất tốt.
- Cách mạng tháng Tám đã để lại thành quả to lớn.
- Phương pháp học này tỏ ra có hiệu quả đấy.
4. Cuûng coá:
 Lưu ý có 5 cách trong sử dụng từ.
5. Hướng dẫn dặn dò:.
- Viết một đoạn văn ngắn trong đó sử dụng chính xác 3 từ cụ thể.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn biểu cảm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
 @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 16	 Ngày soạn:15/11/2013
Tiết 61	 Ngày dạy:29/11/2013
ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức, kĩ năng đã học ở phần đọc – hiểu các văn bản trữ tình trong HKI.
2. Kiến thức:
- Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm; Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm; Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.
3. Kĩ năng:
- Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm; Tạo lập văn bản biểu cảm.
4. Thái độ:
- Học sinh kết hợp với ôn tập HKI
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, giáo án. 
2. Học sinh: Xem lại các bài về văn biểu cảm. 
II/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: ? Khi dùng từ cần phải theo những chuẩn mực nào?
 Đáp án: (10điểm)
- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
- Sử dụng từ đúng nghĩa.
- Sử dụng từ đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp.
- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
2. Giới thiệu bài mới: Các em đã được tìm hiểu nhiều về cách làm bài văn biểu cảm, cũng như đã vận dụng kiến thức đã học vào việc viết các bài văn biểu cảm. Tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại để nhằm củng cố và khắc sâu thêm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức văn biểu cảm.
? Nhắc lại khỏi niệm văn biểu cảm ?
Học sinh đọc bài tập 1.
? Đọc thầm đoạn văn Hoa Hải đường ( bài 5), Hoa học trò (bài 6).
? Văn miêu tả là gì ?
 - Giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm tính chất nổi bật của 1 sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho những cái đó như hiện ra trước mắt người đọc. Khi miêu tả năng lực quan sát của người viết thường bộc lộ rõ nhất.
? Văn miêu tả khác với văn biểu cảm như thế nào?
Vớ dụ:
 - Miêu tả về người mẹ; cần tả chi tiết ngoại hình.
- Khác biểu cảm về mẹ: Nêu tỡnh cảm, suy nghĩ của mình đối với mẹ.
* Bài tập 2:
HS đọc thầm lại bài “ kẹo mầm” (bài 11)
? Cho biết biểu cảm khác tự sự ở điểm nào ?
- Học sinh nhắc lại: Tự sự là kể chuyện từ nguyên nhân - Kết quả.
- Tự sự trong biểu cảm: Nhớ lại 1 số sự việc gây ấn tượng sâu đậm, qua đó để bộc lộ cảm xúc.
* Học sinh đọc bài tập 3.
? Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào?
- Tự sự là giới thiệu kể, xác định các con người, sự việc và diễn biến của chúng.
- Biểu cảm: Thường là lời thơ trữ tình vút lên trong tự sự với những dấu hiệu đã nói ở (bài2)
* Học sinh làm bài tập 5.
? Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào?
? Người ta nói nghĩa văn biểu cảm gần với thơ. Em có đồng ý không? Vì sao.
Vì văn biểu cảm gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể lọai thơ, dân ca, … bộc lộ tình cảm, cảm xúc , ý nghĩ thầm kín.
* Hoạt động 2: Luyện tập
1. Đánh dấu tự sự (TS), biểu cảm (BC) vào các ví dụ sau:
a. Lão Hạc ngồi lặng lẽ hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. (TS)
Ôi! Những cuốn sách mà tôi rất nâng niu…(BC)
 (Trích Lão Hạc của Nam Cao)
b. Mẹ ơi! Còn có bao giờ con thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa (BC)
c. Hải đường rộ lên hàng trăm đoá ở đầu cành, phơi phới như một lời chào hạnh phúc. (BC)
- Học sinh đọc bài tập 4. ( 168/ SGK)
? Nêu cách làm một bài văn biểu cảm ( 4 bước)
? Nêu dàn ý cụ thể ?
a. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng cần biểu cảm hoặc tác phẩm văn học.
- Tình cảm chung, ấn tượng khái quát về đối tượng đó hoặc tác phẩm văn học.
b. Thân bài
Trình bày những tình cảm, cảm xúc, thái độ, …của bản thân về đối tượng biểu cảm.
c. Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về đối tượng.
? Tìm ý và sắp xếp ý cho đề bài trên?
GV hướng dẫn.
I. BÀI HỌC:
* Hệ thống hóa kiến thức 
- Đặc điểm của văn biểu cảm.
- Bố cục của bài văn biểu cảm.
- Lập ý cho bài văn biểu cảm.
- Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn biểu cảm
II. LUYỆN TẬP:
1. So sánh văn miêu tả và văn biểu cảm :
Văn miêu tả
Văn biểu cảm
Nhằm tái hiện lại đối tượng ( người, vật, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được.
Miêu tả đối tượng nhằm mượn đặc điểm, phẩm chất của nó để nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình.
2. So sánh văn tự sự và văn biểu cảm :
Văn tự sự
Văn biểu cảm
Nhằm kể lại câu chuyện có đầu có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
Yếu tố tự sự chỉ để làm nền để nói lên cảm xúc qua sự việc.
3. Vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm : 
- Miêu tả và tự sự chỉ là cái cớ để biểu cảm, không tả, kể một cách đầy đủ mà chỉ chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu. Chỉ kể 1 số chi tiết nổi bật gây ấn tượng làm nền cho việc bộc lộ cảm xúc.
- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò giá đỡ cho tác giả bộ lộ tình cảm cảm xúc, thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ.
4. Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm.
- So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ.
- Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ vì nó là tác phẩm trữ tình.
5. Lập ý, lập dàn ý cho đề bài:
 Cảm nghĩ mùa xuân
* Tìm ý và sắp xếp ý:
- Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi trong đời
- Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc , muôn loài sinh sôi.
- Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm, một kế hoạch, một dự định.
* Lập dàn ý:
a. Mở bài
- Giới thiệu mùa xuân
- Ấn tượng về mùa xuân
b. Thân bài
- Mùa xuân của thiên nhiên:
 Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cối, chim muông, …
- Mùa xuân của con người:
+ Mùa xuân đem đến cho con người thêm một tuổi mới.
+ Mùa xuân đến làm cho tâm hồn con người như thế nào?
(Mùa mở đầu cho một năm mới: Có mong ước, ý định gì? …)
- Thích mùa xuân, vì sao?
+ Thời tiết, khí hậu?
+ Cảnh sắc?...
c. Kết bài
Khẳng định lại cảm nghĩ về mùa x

File đính kèm:

  • docxTUẦN 15.docx
Giáo án liên quan