Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 7, 8

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức.

- Tác dụng của việc xây dựng bố cục.

2. Kĩ năng:

- NhËn biết, phân tích bố cục trong văn bản.

- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản, xây dựng bố cục trong một văn bản nói (viết) cụ thể.

3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập để có thể tự tin tạo lập văn bản có bố cục mạch lạc, hoàn chỉnh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: - Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về nội dung bài học.

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích giảng giải, trình bày một phút.

- Bài dạy sử dụng máy chiếu

2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu trước về nội dung bài học “Bố cục trong văn bản” trả lời câu hỏi trong vở soạn bài, sưu tầm thêm tư liệu về về bố cục.

 

doc19 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 7, 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dừng theo một bố cục gồm ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.
HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP. 
- Thời gian: 25 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
GV cho HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu: Tìm những ví dụ ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng : Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả cao.
Ngược lại, nếu không biết sắp xếp các ý cho hợp lí thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ không hiểu được, không được tiếp nhận
- HS thảo luận nhóm theo bàn.
Thống nhất ý kiến chung.
Hết giờ báo cáo kết quả.
- Để bài viết có tính thuyết phục cao các ý và các đoạn phải được sắp xếp một cách rành mạch trong văn bản.
Ví dụ : Khi ta tả cây cối ta phải tuân thủ theo một dàn bài chung:
- Mở bài: Giới thiệu cây định tả là cây gì ? Của ai ? Trồng ở đâu ? Có từ bao giờ.
- Thân bài: Tùy vào cây mà chọn một trình tự miêu tả cho hợp lí. Thông thường người ta tả :
+ Tả bao quát : tầm vóc, hình dáng, sức lớn, vẻ đẹp.
+ Tả chi tiết từng bộ phận (rễ, gốc, thân,lá...) 
+ Môi trường sống và những điều kiện có liên quan (nắng, gió, chim chóc, ong bướm...
- Kết bài : Cảm nghĩ và tình cảm đối với cây. 
Bài tập 1.
-Tả cây cối.
GV cho HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu: Hãy ghi lại bố cục của truyện « Cuộc chia tay của những con búp bê ». Bố cục ấy, theo em đã rành mạch và hợp lí chưa ? Có thể kể lại câu chuyenj ấy theo một bố cục khác được không ?
- HS quan sát lại văn bản và chỉ ra bố cục:
+ Cảnh hai anh em chia đồ chơi
+ Cảnh Thành dẫn Thuỷ đến trường chia tay cô giáo và các bạn.
+ Cảnh hai anh em chia tay nhau
=> Bố cục hợp lý.
Bài tập 2.
- Bố cục hợp lý. 
- Đây không phải là bố cục duy nhất. Có thể kể câu chuyện theo một bố cục khác nhưng chắc sẽ không đạt hiệu quả về cảm xúc và thẩm mỹ như tác giả lựa chọn.
GV cho HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu: Có một bạn được phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định viết bản báo cáo theo một bố cục gồm ba phần như sau:
- HS đọc 3 phần mở bài, thân bài, kết bài trong sách giáo khoa. 
H: Bố cục trên đây đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? 
Theo em có thể bổ sung thêm điều gì? 
- HS suy nghĩ trả lời.
- Bố cục đó chưa hợp lí. phần đầu chưa nêu kinh nghiệm (chỉ kể việc học). Điểm (4) không phải nói về học tập.
- Bổ sung: kinh nghiệm học tập. Nêu rõ nhờ rút kinh nghiệm nên học tập tiến bộ như thế nào. Nêu nguyện vọng trao đổi ý kiến.
- Nên sắp xếp kinh nghiệm từ dễ đến khó thực hiện.
Bài tập 3.
- Bố cục đó chưa hợp lí.
Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài học ở nhà.
- Thời gian: 4 phút
- Nắm vững khái niệm bố cục văn bản, điều kiện và yêu cầu nhiệm vụ từng phần trong văn bản.
 - HS đọc lại các truyện đã học, nhớ lại bố cục của các truyện đó, xác định nhiệm vụ từng phần, nêu tác dụng của chúng.
 - Hoàn thiện bài tập còn lại.
 - Soạn bài “ Mạch lạc trong văn bản ”. ( đọc phần I, trả lời câu hỏi, xem lại văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 28 tháng 08 năm 2014
Ngày dạy: 30 tháng 08 năm 2014 
Lớp dạy: 7B
TUẦN 2 - TIẾT 8
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- Mạch lạc trong văn bnả và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
 - Điều kiện cần thiết để văn bản có tính mạch lạc.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc
3. Thái độ: Chú ý đến sự mạch lạc trong giao tiếp, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: - Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về nội dung bài học. 
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích giảng giải, trình bày một phút...
- Bài dạy sử dụng máy chiếu
2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu trước về nội dung bài học “Mạch lạc trong văn bản” trả lời câu hỏi trong vở soạn bài, sưu tầm thêm tư liệu về: Mạch lạc trong văn bản..
III. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bước I: Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Thời gian : 1 phút
Bước II: Kiểm tra bài cũ 
 - Thời gian: 4 phút
Kiểm tra sự chuẩn bị bài, đồ dùng học tập, sách vở, tư liệu của bài học
H: Em hiểu thế nào là bố cục của văn bản? Vì sao trước khi làm văn ta cần xây dựng bố cục?
Đáp án: Văn bản không được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bốp trí sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợ lý
H: Một bố cục rành mạch hợp lí là bố cục như thế nào?
Đáp án: 
Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lý:
- Nội dúng các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi
- Trình tự sắp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra
Bước III: Tổ chức dạy học bài mới. 
HOẠT ĐỘNG 1 : TẠO TÂM THẾ
- Thời gian: 1 phút
- Phương pháp tích cực và kĩ thuật áp dụng : phương pháp nêu vấn đề + kĩ thuật động não, kĩ thuật tia chớp...
Hoạt động của thầy
Trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
chú
Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia nhưng văn bản lại không thể không liên kết . Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của một văn bản vẫn được phân cách rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau ? Để làm được điều đó thì cô cùng các em tìm hiểu tiết học này.
- Giáo viên ghi tên bài tiết dạy lên bảng.
- HS ghi bài
HOẠT ĐỘNG 2,3,4: TRI GIÁC, PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP. 
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật góc, động não, trình bày một phút…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc.
H: Mạch lạc trong Đông y vốn nghĩa là mạch máu trong thân thể. Vậy, nếu coi văn bản là một cơ thể, thì những yếu tố nào của văn bản có thể coi là những mạch máu? 
HS trả lời theo ý hiểu.
- HS khác bổ sung ý kiến.
- Câu, ý , đoạn, phần.
1. Mạch lạc trong văn bản.
a. 
H: Với sự liên tưởng như vậy, có thể hiểu mạch lạc trong văn bản theo nghĩa đen được không?
HS trả lời theo ý hiểu.
- HS khác bổ sung ý kiến.
- Không thể được
H: Tuy nhiên sự mạch lạc trong văn bản có hoàn toàn xa vời với nghĩa đen không? Vậy mạch lạc có những tính chất gì trong những tính chất sau?
- Trôi chảy thành dòng, thành mạch.
- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản.
- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
- Trôi chảy thành dòng, thành mạch.
- Tuần tự
- Thông suốt
H: Với những tính chất trên, mạch lạc được hiểu như thế nào?
GV ghi bảng
Giống như mạch máu, mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối theo một trình tự hợp lý giữa các ý, các phần trong nội dung diễn đạt.
GV nhấn mạnh: Nếu một mạch máu nhỏ trong cơ thể bị tắc, chắc chắn sự sống của cơ thể bị đe doạ. Tương tự như vậy, một câu, hoặc một ý trong văn bản bị đứt đoạn, điều gì sẽ xảy ra?
H: Vậy Mạch lạc có vai trò như thế nào trong văn bản?
GV ghi bảng
HS trả lời theo ý hiểu.
- HS khác bổ sung ý kiến.
- Văn bản cần phải mạch lạc
GV cho HS tìm hiểu phần nội dung b.
H: Có người cho rằng: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các đoạn theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
HS trả lời theo ý hiểu.
- Nói như vậy là đúng nhưng chưa đủ, mà phải là: Nói đến mạch lạc là nói đến sự tiếp nối, nhưng là sự tiếp nối của một nội dung chủ đạo xuyên suốt qua toàn bộ các ý, các phần.
b. Nói như vậy là đúng nhưng chưa đủ
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
H: Nhắc lại nội dung được đề cập trong các phần của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”?
Thảo luận nhóm
- Thời gian thảo luận: 3 phút.
- Các nhóm bàn bạc, thống nhất ý kiến.
- Nhóm trưởng cử một bạn làm thư kí ghi lại kết quả.
- Hết giờ các nhóm báo cáo kết quả hoặc nộp báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV chốt vấn đề
+ Nội dung được đề cập tới trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”:
Mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi, hai anh Thành Thuỷ rất thương yêu nhau, chuyện về hai con búp bê, , Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn, hai anh em phải chia tay, Thuỷ để lại cả hai con búp bê lại chi Thành.
a. Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê.
H: Hãy cho biết, toàn bộ sự việc trong văn bản xoay xung quanh sự việc chính nào? Nhân vật nào?
- Sự chia tay đau đớn và cảm động của hai anh em Thành và Thuỷ.
H: Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại càng làm rõ cho chủ đề ấy?
Gọi HS trả lời. Bạn khác bổ sung ý kiến
- Chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia rẽ, xa nhau.
- Anh cho em tất, chẳng muốn chia bôi.
- Thành, Thuỷ, anh, em.
- Các từ ngữ lặp lại
Với đặc điểm đầu tiên này, văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê đã có tính mạch lạc. 
H: Vậy điều kiện đầu tiên để văn bản có tính mạch lạc là gì?
GV ghi bảng GN 1.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
H: Theo em, yêu cầu này giống với yêu cầu của một văn bản có tính chất nào?
-Tính liên kết.
-Tính liên kết.
Giáo viên nhấn mạnh.
Ngay đến sự việc gần kết thúc, người đọc cứ ngỡ là hai con búp bê phải xa nhau, nhưng đến sự việc cuối cùng, hai con búp bê lại được ở bên nhau nhờ tấm lòng nhân hậu của Thuỷ.
Chính việc gần nhau của hai con búp bê, người đọc lại nhận ra rằng, hai anh em họ đã xa nhau thật rồi, nhưng trong lòng hai anh em, trong

File đính kèm:

  • docNgu Van 7 Tiet 78.doc
Giáo án liên quan